Tôm bơi về đích cuối năm!

TS. Hồ Quốc Lực 09:03 31/12/2021 Kim Thu
Những diễn biến đầy bất ngờ ở 6 tháng cuối năm 2021 khiến các doanh nghiệp (DN) phải có sự điều chỉnh kịp thời nhằm giảm thiểu rủi ro và củng cố hoạt động. Tất cả nhằm vượt qua chặng đường lắm chông gai, giữ sự tồn tại và DN nào may mắn có cơ hội vẫn giữ được nhịp độ hoạt động và có thể về đích kịp thời, trước khi kết thúc năm.

Các DN chế biến tôm trong hoàn cảnh này. Thời gian qua, có không ít DN bị tạm ngưng hoạt động theo yêu cầu của địa phương. Có DN thu hẹp hoạt động vì sản xuất ba tại chỗ. Có DN bị phong tỏa vì có nhiều lao động bị nhiễm thành ổ dịch. Có DN có ca nhiễm nhưng kiểm soát được, chỉ giảm lao động và quy mô sản xuất. May mắn số đông DN lớn rơi vào hoàn cảnh rủi ro ít nhất nêu trên. Các DN tôm lớn bán hàng nhiều thị trường. Có những thị trường đòi hỏi phải kiểm soát bệnh tôm do virus như Australia, Hàn Quốc, một số nước Trung Đông nên các DN này phải trang bị máy kiểm Realtime PCR. Máy này kiểm tra người nhiễm dịch có độ chính xác cao hơn hẳn kiểm kháng nguyên. Các DN tôm lớn kiểm tầm soát người lao động bằng phương pháp này, tuy chi phí có thể cao hơn gấp ba lần so kiểm kháng nguyên, nhưng qua đó kịp thời bóc tách các lao động nghi nhiễm, không để lây nhiễm nhiều vòng thành ổ dịch. Có thể đó là lý do chính để các DN tôm lớn vẫn giữ vững hoạt động của mình suốt 6 tháng căng thẳng vừa qua, tuy có lúc cũng có DN vất vả với các ca nhiễm liên tục nhiều ngày.

Cũng trong 6 tháng qua, tuy phải đương đầu các khó khăn chủ yếu từ hạn chế đi lại khiến việc cung ứng các vật tư đầu vào cho nuôi tôm cũng có phần bị tác động, hạn chế nhưng việc thả giống vẫn còn duy trì dù quy mô có sụt giảm rõ rệt. Người nuôi tôm chẳng những đối diện khó khăn trong việc tiếp nhận đầu vào còn lo lắng giá tôm giảm khá nặng ở quý 3. Tuy nhiên, ở quý 4 giá tôm đã hồi phục bù đắp do nguồn cung tôm có hạn từ nguyên do nói trên. Lượng tôm 6 tháng cuối năm nay có thể không bằng cùng kỳ năm trước, nhưng ở 6 tháng đầu năm là ngược lại. Do vậy, các DN tôm vẫn duy trì nhịp độ chế biến và tuy hoạt động các DN có khác biệt do tình hình dịch bệnh cụ thể từng địa phương nhưng cái chung đã tạo ra thành quả khả quan, hơn hẳn năm rồi. Kim ngạch xuất khẩu tôm có thể đạt gần 3,9 tỷ USD tăng nhẹ khoảng 3%. Trong đó địa phương Sóc Trăng có tăng trưởng tốt nhất, trên 20% và lần đầu tiên đạt trên 1 tỷ USD để dẫn đầu cả nước.

Cả ngành về đích nhưng tâm thế về đích lần này rất khác biệt. Có những DN vui mừng, có những DN còn không ít đắn đo cho sắp tới, có nhiều DN âu lo vì không hoàn tất không ít hợp đồng vì hoàn cảnh khách quan phải ngưng hoặc thu hẹp sản xuất thời gian dài. Cả ngành về đích nhưng sẽ không nhiều DN giữ được hiệu quả như năm trước. Lý do tiền thuê container rỗng đi thị trường xa như Bắc Mỹ, EU tăng quá mạnh. Nhất là Hoa Kỳ là thị trường tôm lớn nhất của ta nhưng cũng có chi phí thuê container vận chuyển tôm tăng nặng nề nhất. Số tiền tăng đó có thể cao hơn số tiền lãi cho lô hàng chứa bên trong container đó. Kém hiệu quả còn do nhiều nguyên nhân khác như vật tư đầu vào, như chi phí lao động, như chi phí y tế cho tầm soát dịch bệnh kéo dài.

Người nuôi tôm cũng không vui vẻ gì, nhất là giai đoạn tháng 8, tháng 9 giá tôm giảm quá nhiều, khiến nhiều hộ nuôi không có lãi dù kết quả nuôi cũng khá khả quan. Tất cả tạo nên bức tranh chung tuy có điểm sáng nhưng cũng đầy điểm xám. Điểm sáng là chuỗi giá trị ngành tôm duy trì tốt, chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng tôm không bị đứt gãy. Đây là nền tảng hết sức căn bản cho việc phục hồi năm tới. Một điểm khác cũng có thể coi là “điểm sáng” vì tạo ra cơ hội cho khu vực chế biến, là lượng lao động quay về quê ở tháng 10 vừa qua khá lớn và một phần trong đó không có ý định quay lại làm việc ở các tỉnh thành công nghiệp nữa. Đây là một động lực để các DN tôm mạnh tay mở rộng quy mô hoặc xây nhà xưởng mới. Khi các DN có động thái này cũng kích thích mảng nuôi tăng trưởng… Điểm xám của bức tranh ngành tôm 2021 có thể nêu ra là các thiệt hại đã nêu khiến tiềm lực tài chính ngành không được bổ sung, hạn chế đầu tư mở rộng; là các dự báo về dịch bệnh chưa được thật sự sáng sủa dù người dân đã tiêm tới mũi tăng cường; là tình hình lạm phát lớn diễn ra trong phạm vi toàn cầu sẽ tác động trực tiếp thu nhập người nuôi, giá thành sản phẩm của các DN; là nỗi bất an còn ít nhiều trong suy nghĩ mỗi người vì cái khó còn rình rập, rủi ro có thể đến bất ngờ.

Nhưng nói gì nói, về đích cơ bản an toàn cũng là một thành quả đáng quý của ngành tôm. So “anh em trong nhà” như cá nước ngọt, thì ngành tôm có chút may mắn hơn, kết quả có chút khả quan hơn. So sánh để tạo động lực và để cùng nhau nỗ lực hơn năm tới. Cũng nói thêm để có thành quả này chắc không ít mái đầu từ các thành viên trong các mắt xích chuỗi giá trị con tôm đã bạc nhiều hơn, nét phong sương thêm dạn dày nhất là các nhà quản trị có tuổi. Cái gì cũng có cái giá của nó.

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Để có thêm thông tin cập nhật và hữu ích về ngành tôm Việt Nam và thế giới, xin mời quý độc giả tham khảo Báo cáo ngành hàng tôm, 2016-2021, dự báo tới năm 2025. 

Bạn đang đọc bài viết Tôm bơi về đích cuối năm! tại chuyên mục TS. Hồ Quốc Lực của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Chống khai thác IUU: Hãy cùng hành động để sớm gỡ “Thẻ vàng”

 |  10:06 07/05/2024

Dự kiến cuối tháng 5 này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra lần 5 về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Do vậy, từ đây đến đó là thời điểm quyết định để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với Bộ NN-PTNT cùng lãnh đạo của một số địa phương liên quan xung quanh vấn đề này.

Khám phá ẩm thực toàn cầu tại THAIFEX - Anuga Asia 2024

 |  09:08 07/05/2024

THAIFEX - Anuga Asia 2024, hội chợ hàng đầu trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống (F&B) tại châu Á, sẽ mở cửa với số lượng công ty tham dự trưng bày kỷ lục. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 28/05 đến 01/06/2024, tại trung tâm triển lãm IMPACT Muang Thong Thani ở Bangkok, Thái Lan.

Avanti, Devi, Sandhya Aqua dẫn đầu về doanh thu tôm tại Ấn Độ

 |  09:07 07/05/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ đơn vị tư vấn Shrimp Insights về ngành tôm của Ấn Độ, Avanti Feeds, Devi Sea Foods và Sandhya Aqua là ba nhà sản xuất tôm và thức ăn chế biến lớn nhất Ấn Độ theo doanh thu.

Báo cáo của Ủy ban châu Âu về đánh bắt IUU và thành tựu 2020 - 2023

 |  09:03 07/05/2024

(vasep.com.vn) Ủy ban châu Âu đã công bố báo cáo giai đoạn 2020 - 2023 về các hoạt động ngăn ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), trong đó nêu rõ thành tựu quan trọng là Quy định IUU sửa đổi, được thông qua trong khuôn khổ sửa đổi hệ thống kiểm soát nghề cá của EU.

Bến Tre kiên quyết không cho 399 tàu “3 không” ra khơi để thực hiện IUU

 |  08:54 07/05/2024

Hiện nay, các ngành các cấp ở tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không quy định (IUU) và công tác chuẩn bị đón Đoàn thanh tra EC lần thứ 5.

Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL

 |  16:14 06/05/2024

Có lẽ chưa lúc nào vấn đề nguồn nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được quan tâm như gần một thập niên qua. Trong tám năm, kể từ 2016, mùa mưa lũ nông dân lo âu khi những kỳ nước nổi mênh mông kéo dài dường như chỉ còn trong ký ức; tới mùa khô, nhiều địa phương ven biển nháo nhào vét những dòng nước ngọt hiếm hoi còn sót; các đoạn sạt lở, sụt lún tiếp tục gia tăng, chưa biết chừng nào giảm bớt con số báo động.

Giá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nay

 |  10:17 06/05/2024

(vasep.com.vn) Quý đầu năm nay, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 411 triệu USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tình hình XK cá tra dự kiến sẽ tốt hơn từ quý 3 năm nay kéo theo xu hướng giá XK sẽ được điều chỉnh tăng ít nhất khoảng 10% so với giá hiện tại.

EU chi 3,7 tỷ USD cho Quỹ bảo vệ đại dương

 |  10:05 06/05/2024

(vasep.com.vn) Tại “Hội nghị Đại dương của chúng ta 2024” diễn ra tại Hy lạp, đại diện EU tuyên bố sẽ chi 3,7 tỷ USD để bảo vệ đại dương, thúc đẩy tính bền vững, quá trình chuyển đổi xanh thông qua một loạt sáng kiến trong năm 2024.

Anh kiểm tra biên giới các sản phẩm thực phẩm tươi sống của EU

 |  09:37 06/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 30/ 4, Vương quốc Anh đã áp dụng các biện pháp kiểm tra biên giới đối với các sản phẩm thực phẩm tươi sống nhập từ EU vào nước này - hơn 4 năm sau khi nước này rời khỏi khối thông qua Brexit.

Ngành thủy sản chưa chuẩn bị cho Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm

 |  08:31 04/05/2024

(vasep.vom.vn) Các chuyên gia thương mại cảnh báo ngành thủy sản Mỹ chưa sẵn sàng tuân thủ các yêu cầu truy xuất nguồn gốc trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA), dự kiến ​​có hiệu lực vào năm 2026.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC