Các quốc gia bao gồm Argentina, Canada, Chile, Đan Mạch, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Malaysia, Pakistan, Peru, Nga, Ả Rập Saudi, Thái Lan và Mỹ.
Khi Trung Quốc tiếp tục kiểm soát chặt nhập khẩu thủy sản trong bối cảnh COVID-19 bùng phát, các số liệu đã cung cấp rõ ràng hơn về số lượng công ty đã bị ảnh hưởng cho đến nay.
Việc đình chỉ nhập khẩu như vậy kéo dài từ 1đến 8 tuần, tùy thuộc vào số lượng mẫu kiểm tra dương tính và dự kiện trước đó các công ty có bị đình chỉ do vi phạm tương tự hay không.
Trong số 91 lô thủy sản nhiễm COVID, tôm đông lạnh chiếm 22 lô, trong đó có 17 lô tôm thẻ chân trắng, còn lại là các loài như tôm đỏ Argentina và tôm nước lạnh. Tiếp theo là cá minh thái (16 lô), mực ống (11 lô) và mực nang (7 lô).
Các loài bị nhiễm COVID khác bao gồm cá lưỡi trâu, cá hồi, bạch tuộc, cá tráp vây vàng, cua huỳnh đế, cá tuyết chấm đen và cá hố.
Dấu vết của Coronavirus chủ yếu được phát hiện trên các mẫu bao bì bên ngoài và một số bao bì bên trong của các sản phẩm thủy sản đông lạnh. Có 2 trường hợp mẫu sản phẩm được phát hiện có dấu vết coronavirus.
Nga đứng đầu danh sách bị cấm nhập khẩu nhiều nhất.
Bốn nhà máy và 19 tàu cá đã phải đối mặt với việc Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu từ 1 đến 4 tuần sau khi phát hiện dấu vết của COVID-19 trên các sản phẩm của họ. Các sản phẩm cá minh thái đặc biệt có vấn đề.
Trung Quốc tăng cường hạn chế nhập khẩu đối với thủy sản của Nga, ảnh hưởng đến các nhà cung cấp cá thịt trắng đưa nguyên liệu thô vào các trung tâm chế biến Đại Liên và Thanh Đảo.
Vào tháng 2/2021, các nhà khai thác kho lạnh ở Thanh Đảo được yêu cầu không được cung cấp cá tuyết, cá tuyết chấm đen hoặc cá minh thái Nga cho các nhà chế biến. Lệnh cấm đã được dỡ bỏ một tháng sau đó.
Trong khi đó, các tàu chở hàng của Nga đã bị chặn dỡ hàng ở Đại Liên và Thanh Đảo, và lệnh cấm vẫn còn hiệu lực. Thay vào đó, các công ty Nga buộc phải chuyển tàu của họ đến Busan và Vladivostok.
Tuy nhiên, Trung Quốc không còn chấp nhận cá minh thái bỏ đầu và rút ruột từ Busan mà không có giấy chứng thư vệ sinh mới và giấy chứng nhận khai thác cho mỗi container từ Hàn Quốc, gây hỗn loạn hơn nữa trên thị trường.
"Rủi ro" từ Nam Á
Ấn Độ là một quốc gia khác bị ảnh hưởng đáng kể bởi việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu thủy sản đông lạnh, có liên quan đến đợt bùng phát COVID-19 gần đây ở đó và sự xuất hiện của biến thể "delta".
Trong tháng qua, 12 nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ đã bị Trung Quốc đình chỉ nhập khẩu trong 1 tuần sau khi phát hiện dấu vết của coronavirus trên bao bì các sản phẩm thủy sản đông lạnh, chủ yếu là tôm thẻ chân trắng.
Dấu vết của coronavirus được phát hiện trên các gói hải sản từ Pakistan và Indonesia cũng đang gia tăng. Các sản phẩm bị ô nhiễm bao gồm mực ống, mực nang, bạch tuộc, cá tráp chỉ vàng, surimi và cá hố.
Ngày 26/6, một nhà xuất khẩu thủy sản của Pakistan, Tri Star Seafood, đã bị đình chỉ nhập khẩu trong 8 tuần sau khi phát hiện dấu vết của COVID-19 trên các kiện cá tráp và bạch tuộc. Đây là lệnh cấm nhập khẩu kéo dài nhất mà hải quan Trung Quốc đưa ra trong 6 tháng qua.
Do sự gia tăng đột biến coronavirus ở tỉnh Quảng Đông, cảng Trạm Giang, một trong những trung tâm trung chuyển thủy sản lớn ở Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh từ Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam cùng với 8 quốc gia châu Á khác, cho đến ngày 15/7.
Trong khi đó, cảng Diêm Điền ở Thâm Quyến đã tạm thời ngừng tiếp nhận các container hạng nặng trong 6 ngày vào cuối tháng 5 sau khi các trường hợp COVID-19 được phát hiện trong khu vực.
Theo công ty vận tải biển Maersk của Đan Mạch, mặc dù đã dần dần nối lại hoạt động xếp dỡ container hạng nặng nhưng chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn nghiêm trọng.
Nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng
He Cui, chủ tịch của Liên minh Tiếp thị và Chế biến Thủy sản Trung Quốc (CAPPMA), cho biết đợt bùng phát COVID-19 đang diễn ra và các hạn chế nhập khẩu nghiêm ngặt của chính phủ đang có tác động đáng kể đến nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc.
Ông Cui cho biết: “Thế giới vẫn chưa xác định được chắc chắn về việc truy xuất nguồn gốc của dịch bệnh. Đặc biệt, liệu các sản phẩm dây chuyền lạnh có gây ra dịch bệnh coronavirus ở một số vùng hay không, thì chưa có quốc gia nào giải thích rõ ràng.
Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng các hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc áp dụng cho các quốc gia trên thế giới như nhau và các nhà chức trách không chọn một số quốc gia hoặc công ty nhất định.
Ông cho biết: “Cá minh thái và tôm thẻ chân trắng là những sản phẩm được nhập khẩu nhiều nhất ở Trung Quốc, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi có nhiều sản phẩm bị phát hiện có dấu vết của coronavirus”.
Năm 2020, nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc giảm 20% đạt 12,7 tỷ USD. Dự kiến nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc trong nửa đầu năm 2021 sẽ tốt hơn một chút so với năm 2020, nhưng sẽ không đạt được mức năm 2019. Ông nói: “Các nhà nhập khẩu thủy sản Trung Quốc dự kiến sẽ thận trọng hơn về đại dịch trong nửa cuối năm nay. Các nhà nhập khẩu sẽ đặc biệt chú ý hơn đến những quốc gia không có hiệu quả trong việc kiểm soát và ngăn chặn COVID-19."
(vasep.com.vn) Theo Shrimp Insights, các nước Nam EU đã nhập khẩu 332.000 tấn tôm từ bên ngoài khối vào năm 2023, trong đó Tây Ban Nha và Pháp nổi lên là những thị trường chiếm ưu thế.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 11/2024 vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Kim ngạch XK trong 11 tháng đầu năm đạt 903 triệu USD, tăng 17%. XK sang các thị trường khác vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ.
Ngày 15/10/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 131/2024/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel (Hiệp định VIFTA) giai đoạn 2024-2027.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết Canada đầu vụ tháng 4 đã tăng 19% so với mức kỷ lục năm 2023. Dù vậy, các hãng bán lẻ và dịch vụ ẩm thực vẫn duy trì hoạt động và ổn định giá đến tháng 9. Tuy nhiên, khi hàng tồn kho cạn kiệt, giá cua tuyết Canada tăng hơn 40% so cùng kỳ năm ngoái.
Chất lượng con giống - khâu quan trọng của ngành hàng vẫn còn chưa đạt. Cá giống tỷ lệ sống thấp, dễ bị bệnh không còn theo mùa vụ. Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đang đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15- 20%.
(vasep.com.vn) Ngành công nghiệp tôm của Ecuador đang chật vật đối phó với sự sụt giảm xuất khẩu kéo dài và đối mặt với giai đoạn cuối năm 2024 đầy thách thức.
(vasep.com.vn) Tháng 11/2024, XK cá ngừ của Việt Nam đã không duy trì được đà tăng trưởng nhanh trước đó. Giá trị XK trong tháng này chỉ cao hơn gần 4% so với cùng kỳ, đạt gần 82 triệu USD. Tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024, giá trị XK đạt 903 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến với đà tăng trưởng này, kim ngạch XK năm 2024 chỉ đạt sấp xỉ 1 tỷ USD.
(vasep.com.vn) Ngày 04/12/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 145/CV-VASEP tới Tổ Công tác Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn Cải cách TTHC để báo cáo tình hình sản xuất – xuất khẩu và các bất cập, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của DN thủy sản 11 tháng đầu năm 2024.
(vasep.com.vn) Chính phủ Venezuela sẽ cho phép công ty xuất khẩu tôm lớn nhất nước này tiếp tục xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, nhưng phải tuân thủ các điều kiện thanh toán trước nghiêm ngặt, sau vụ tịch thu gây tranh cãi của công ty này vào tháng trước.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn