Thực phẩm Sao Ta (FMC): Doanh thu quý 1/2024 tăng 14%, sẵn sàng đương đầu với vụ kiện chống trợ cấp

Doanh nghiệp 08:44 04/04/2024 Bảo Ngọc
Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC) cho biết đã chuẩn bị tài liệu tốt nhất sẵn sàng giải trình cho vụ kiện chống trợ cấp của Hoa Kỳ nhắm vào sản phẩm tôm nước ấm từ Việt Nam.

 

Ước tính tổng doanh thu quý 1/2024 của Thực phẩm Sao Ta tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái.

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC - sàn HoSE) vừa cho biết, trong tháng 3/2024, sản lượng tôm thành phẩm đạt 2.000 tấn và tiêu thụ tôm thành phẩm đạt 1.693 tấn, lần lượt tăng 74% và 42% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong khi đó, sản lượng nông sản thành phẩm đạt 112 tấn và tiêu thụ nông sản thành phẩm đạt 59 tấn, lần lượt giảm 53% và 57% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, Thực phẩm Sao Ta ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt 19,17 triệu USD trong tháng 3/2023, tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023. Như vậy, tổng doanh thu quý 1/2024 của doanh nghiệp này ước đạt 49,67 triệu USD (tương đương 1.227 tỷ đồng), tăng 14% so với quý 1/2023.

Đáng chú ý, ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết công ty đã thu hoạch tôm từ các trại tôm thả nuôi vụ nghịch từ cuối tháng 11/2023 với kết quả nuôi khá khả quan.

Từ tháng 7/2023, Thực phẩm Sao Ta đã đưa vào vận hành khu trang trại Vinfarm ở Vĩnh Thuận, giúp mở rộng vùng nuôi thêm 203 ha, nâng tổng diện tích vùng nuôi lên 525 ha với khả năng cung ứng 16.000 tấn tôm nguyên liệu/năm. Khi vùng nuôi này đi vào vận hành đầy đủ sẽ giúp cải thiện đáng kể năng lực tự chủ tôm nguyên liệu, kéo theo đó là mở rộng biên lợi nhuận gộp của Thực phẩm Sao Ta.

Hãng chứng khoán Rồng Việt Securities (VDSC) hiện đánh giá sản lượng tôm tự nuôi năm nay của Thực phẩm Sao Ta sẽ tăng 29% so với năm 2022, giúp biên lợi nhuận gộp tăng lên mức 11%. Theo đó, VDSC dự phóng doanh thu và lợi nhuận cả năm nay của Thực phẩm Sao Ta sẽ lần lượt tăng 10% và 25,5% so với mức thực hiện của năm 2023.

Ban lãnh đạo Thực phẩm Sao Ta đang giữ quan điểm thận trọng đối với triển vọng kinh doanh năm nay và dự kiến các khó khăn đối với ngành tôm có thể kéo dài ít nhất trong nửa đầu năm nay, trong bối cảnh rủi ro từ vụ kiện chống trợ cấp ngành tôm từ Hoa Kỳ, cũng như sự hạn chế về nguồn cung nguyên liệu tôm trong nước do người nuôi hạn chế nuôi.

Khối lượng giao dịch và xu hướng giá cổ phiếu FMC của Thực phẩm Sao Ta từ đầu năm 2023 đến nay. (Nguồn: TradingView)

Vào ngày 25/3 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã ban hành kết luận sợ bộ trong vụ việc điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh (Warm Frozen Warmwater Shrimp thuộc mã HS: 0306.17, 1605.21 và 1605.29) có xuất xứ từ Việt Nam. DOC đã ấn định mức thuế chống trợ cấp sơ bộ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam như sau: 2,84% đối với 1 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc duy nhất và cho tất cả các doanh nghiệp còn lại; 196,41% cho 1 doanh nghiệp bị đơn duy nhất không tham gia vụ việc.

Điều này sẽ gây thêm khó khăn cho sản phẩm tôm Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ vốn đang chịu sự cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm tôm giá rẻ của Ecuador và Ấn Độ.

Ban lãnh đạo Thực phẩm Sao Ta cho biết đã triển khai chuẩn bị tài liệu tốt nhất giải trình cho phía DOC nếu bị yêu cầu. Song song đó, công ty sẽ nộp đơn lên DOC xin làm bị đơn bắt buộc cho vụ kiện chống trợ cấp nhằm tạo an toàn cho công ty và tiếp đoàn kiểm tra của Chính phủ Hoa Kỳ qua kiểm tra Nhà máy Tin An.

Hiện Thực phẩm Sao Ta xây dựng kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu doanh thu thuần đạt 5.187 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 320 tỷ đồng, lần lượt tăng 2% và 5% so với mức thực hiện của năm 2023. Như vậy, hết quý 1/2024, doanh nghiệp này ước tính đã thực hiện được 23,6% mục tiêu doanh thu năm.

Trong năm nay, Thực phẩm Sao Ta sẽ tiếp tục tập trung vào sản phẩm chế biến sâu, nhằm tối ưu hóa chi phí và tăng năng suất bằng cách chuyên môn hóa sản phẩm ở từng nhà máy và nâng cao chất lượng đội ngũ công nhân nhằm đạt mục tiêu kinh doanh đã đề ra.

Theo Tạp chí Công thương

xuat khau tom sao ta fmc

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá surimi cá minh thái Nga giảm 20%, gây khó khăn cho các nhà sản xuất châu Á

 |  08:47 09/05/2024

(vasep.com.vn) Giá surimi cá minh thái của Nga cho vụ A 2024 đã giảm 20% so với vụ trước, đe dọa khả năng tồn tại của ngành surimi nhiệt đới ở châu Á.

Infographic: Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024

 |  08:45 09/05/2024

(vasep.com.vn) XK mực và bạch tuộc của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2024 chỉ ở mức tương đương so với cùng kỳ năm 2023. XK sang các thị trường chính phần lớn đang thấp hơn so với cùng kỳ.

Rà soát công tác chống khai thác IUU và chuẩn bị làm việc với Thanh tra của EC lần thứ 5

 |  08:43 09/05/2024

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản hỏa tốc yêu cầu các sở, ngành chức năng và UBND các huyện, thị xã, thành phố vùng biển quán triệt, triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT; khẩn trương rà soát, khắc phục những tồn tại, hạn chế liên quan đến trách nhiệm của cơ quan, đơn vị mình để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 5, góp phần cùng cả nước gỡ bỏ cảnh báo “Thẻ vàng” của EC.

Nuôi nghêu cho thu từ 300-400 triệu đồng/ha

 |  08:42 09/05/2024

Ghi nhận ngày 6/5 tại vùng chuyên canh nghêu (ngao) ở xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) cho thấy thương lái thu mua nghêu thương phẩm có giá từ 22.000-25.000 đồng/kg (khoảng 50-60 con/kg).

Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT

 |  10:44 08/05/2024

Ngày 26/4/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã ký ban hành Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT.

Seychelles và Comoros ký thỏa thuận chống đánh bắt IUU tại khu vực EEZ

 |  08:42 08/05/2024

(vasep.com.vn) Seychelles và Comoros đã ký một thỏa thuận nhằm cải thiện mối quan hệ trong nghề cá nhằm chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

QĐ.Marshall phê chuẩn thỏa thuận của Liên hợp quốc về chống đánh bắt IUU

 |  08:40 08/05/2024

(vasep.com.vn) Quần đảo Marshall đã phê chuẩn thỏa thuận của Liên hợp quốc về chống đánh bắt cá bất hợp pháp.

Infographic: Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024

 |  08:37 08/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tháng 3/2024 tiếp tục sụt giảm. Tính lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch mặt hàng này đạt 57 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Chống khai thác IUU: Hãy cùng hành động để sớm gỡ “Thẻ vàng”

 |  10:06 07/05/2024

Dự kiến cuối tháng 5 này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra lần 5 về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Do vậy, từ đây đến đó là thời điểm quyết định để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với Bộ NN-PTNT cùng lãnh đạo của một số địa phương liên quan xung quanh vấn đề này.

Khám phá ẩm thực toàn cầu tại THAIFEX - Anuga Asia 2024

 |  09:08 07/05/2024

THAIFEX - Anuga Asia 2024, hội chợ hàng đầu trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống (F&B) tại châu Á, sẽ mở cửa với số lượng công ty tham dự trưng bày kỷ lục. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 28/05 đến 01/06/2024, tại trung tâm triển lãm IMPACT Muang Thong Thani ở Bangkok, Thái Lan.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC