Thách thức của ngành thủy sản

Sản xuất 23:05 05/09/2021 Nguyễn Trang
Nếu các địa phương phía Nam kịp thời mở rộng vùng xanh, nới lỏng giãn cách thì cơ hội cho xuất khẩu thủy sản bứt phá những tháng cuối năm là rất khả quan, ngược lại thì chuỗi sản xuất, xuất khẩu có nguy cơ đổ vỡ.

Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 100% doanh nghiệp (DN) thủy sản cho rằng "3 tại chỗ" chỉ là phương án cầm cự, tạm thời để DN duy trì sản xuất. Nếu không có các biện pháp khôi phục khẩn cấp thì nguy cơ đổ vỡ toàn chuỗi là khó tránh khỏi.

Chi phí phát sinh quá lớn

Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng là 3 địa phương dẫn đầu về sản lượng và sản xuất tôm của cả nước.

Từ tháng 7 đến nay, các nhà máy chế biến tôm xuất khẩu của các tỉnh này phải giảm công suất hoạt động 60%-70% hoặc ngưng hoạt động do thiếu công nhân, chi phí tăng. Ngoài ra, việc lưu thông hàng hóa, mua bán con giống, thu hoạch tôm cũng gặp khó khăn.

Nhiều DN cho rằng hiện nay, ngành tôm Việt Nam đã trễ nhịp so với cơ hội thị trường nhưng nếu mau chóng kiểm soát được dịch bệnh vào khoảng đầu tháng 9 để phục hồi sản xuất thì vẫn còn cơ hội, muộn hơn thì coi như cơ hội năm nay trôi qua. Từ tháng 9 trở đi, các nhà máy bước vào cao điểm thu mua nguyên liệu, chế biến và xuất khẩu nhưng với tình hình hiện tại thì chắc chắn nguồn cung tôm sẽ bị đảo lộn, thiếu hụt cho tới cuối năm, thậm chí kéo sang năm 2022.

Còn với các DN chế biến cá tra tại ĐBSCL, từ cuối tháng 7, có tới 50% DN tại một số địa phương vùng trọng điểm phải đóng cửa, cá tra nuôi tại ao của công ty vượt size do các nhà máy ngừng hoạt động hoặc giảm tối đa công suất. Một số DN nuôi cá tra thời gian nuôi bị kéo dài, mật độ lớn khiến cá chết hàng chục tấn mỗi ngày. Hiện ước tính công suất hoạt động của toàn ngành cá tra chỉ 10%-20%.

Tại Hậu Giang, đa số nhà máy thủy sản đã đóng cửa vì nằm trong "vùng đỏ" và không đáp ứng được "3 tại chỗ". Một số nhà máy thời gian đầu cố gắng thực hiện "3 tại chỗ" để duy trì công ăn việc làm cho người lao động, trả hợp đồng các đơn hàng đã ký, song cũng buộc phải ngưng hoạt động sau 1 tháng do phát sinh chi phí quá lớn, trong khi các chi phí đầu vào và dịch vụ hậu cần tăng mạnh.

Một số DN khác ngưng hoạt động thì chuyển hàng từ kho trữ để trả dần đơn hàng cho khách. Cho tới nay, hầu hết DN chế biến đều đã cạn cả nguyên liệu và thành phẩm trong kho nên đã dừng hoạt động hoàn toàn.

Nhiều DN chế biến cá tra tại Bến Tre đã ngừng chế biến cá tra từ đầu tháng 8 do việc đi lại, vận chuyển, nuôi trồng gặp khó khăn, công nhân lo ngại bị nhiễm bệnh nên cũng xin nghỉ. Tỉ lệ DN chế biến được tiêm vắc-xin hiện dưới 15%.

Để cầm cự sản xuất, một số DN cố gắng chế biến nghêu nhưng giá thấp nên họ cũng đang xem xét ngưng hoạt động. Thêm nữa, không ít khách hàng nhập khẩu đòi hủy hợp đồng và tìm khách hàng thay thế với lý do chậm tiến độ giao hàng.

Doanh nghiệp chế biến tôm xuất khẩu ở ĐBSCL đang đứng trước thách thức, song cũng có cơ hội phục hồi

Thấp thỏm chờ cơ hội

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong nửa đầu tháng 8, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt 263,8 triệu USD. Tuy nhiên, lũy kế từ đầu năm đến ngày 15-8, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước vẫn đạt 5,2 tỉ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2020. Từ đó cho thấy kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã bị tác động mạnh khi dịch Covid-19 bùng phát, khiến hoạt động sản xuất và xuất khẩu thủy sản bị ảnh hưởng nặng nề.

"Công ty chúng tôi chủ yếu chế biến các mặt hàng giá trị gia tăng xuất cho các thị trường khó tính. Khi thực hiện giãn cách xã hội, chúng tôi chủ động giảm công suất vì thiếu hụt hàng trăm lao động và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch. Từ đó buộc phải từ chối rất nhiều đơn hàng.

Những tháng cuối năm là cơ hội thị trường của ngành xuất khẩu thủy sản nên lúc này DN đang đứng trước giữa cơ hội và thách thức rất lớn. Hiện DN chỉ trông chờ vào tình hình kiểm soát dịch bệnh chứ không còn tự chủ được. Nếu đầu tháng 9 tình hình dịch bệnh được kiểm soát, DN đủ điều kiện và tăng công suất hoạt động trở lại thì cơ hội mở ra là rất sáng sủa.

Còn nếu không thay đổi thì DN sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn. Nguy cơ gãy đổ chuỗi sản xuất, xuất khẩu là điều khó tránh khỏi" - bà Hồ Thị Kiểng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Chế biến thủy hải sản xuất nhập khẩu Thiên Phú (Bạc Liêu), lo lắng.

Tại Cà Mau, một trong những địa phương có ngành chế biến tôm xuất khẩu mạnh nhất nước, sau thời gian áp dụng phương án sản xuất "3 tại chỗ" và "1 cung đường 2 điểm đến" đã rút ra hàng loạt bất cập. Theo đó, chỉ có khoảng 40% công nhân đồng ý ở lại làm việc so với trước khi thực hiện theo phương án, dẫn đến công suất hoạt động của nhà máy giảm khoảng 60%.

"Công suất sản xuất giảm, không đáp ứng được các hợp đồng đã ký, nhiều đơn hàng yêu cầu hủy hợp đồng. Các DN cũng phản ánh việc phát sinh nhiều chi phí. Ngoài ra, khâu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu khó khăn, hàng tồn kho nhiều dẫn đến vòng quay vốn chậm, nợ ngân hàng tăng, phát sinh chi phí tài chính lớn, DN buộc phải duy trì sản xuất dù thua lỗ.

Nhìn chung phương án sản xuất "3 tại chỗ", "1 cung đường, 2 điểm đến" chỉ là giải pháp tình thế, nếu kéo dài thì cả DN và người lao động đều không đủ khả năng chịu đựng" - ông Huỳnh Văn Đậm, Trưởng Ban Chính sách Pháp luật LĐLĐ tỉnh Cà Mau, cho biết.

Ông Phạm Văn Vũ, đại diện Công ty Thủy sản Thủy Chung (tỉnh Bạc Liêu), cho biết nếu tình hình kiểm soát dịch bệnh khả quan thì sản xuất, xuất khẩu phục hồi, kéo theo giá tôm nguyên liệu sẽ tăng trở lại. Những tháng cuối năm cũng là thời gian thị trường xuất khẩu tôm hoạt động mạnh nhất. Đó là cơ hội tốt để ngành xuất khẩu phục hồi...

Theo kết quả khảo sát của VASEP, tới nay tỉ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 mũi 1 của các DN chế biến, xuất khẩu thủy sản trung bình là 40%-50%. Trong đó, Cà Mau có tỉ lệ tiêm nhanh và cao nhất.

(Theo Người Lao Động)

Bạn đang đọc bài viết Thách thức của ngành thủy sản tại chuyên mục Sản xuất của Hiệp hội VASEP
nganh thuy san xuat khau thuy san thach thuc nguy co do vo

TIN MỚI CẬP NHẬT

Việt Nam quyết tâm cao gỡ cảnh báo "Thẻ vàng" IUU trong năm 2024

 |  08:42 01/07/2024

(vasep.com.vn) Ngày 24/6/2024, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 275/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại Hội nghị Sơ kết Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Trung Quốc giảm tiêu dùng hải sản cao cấp

 |  08:40 01/07/2024

(vasep.com.vn) Những bất ổn về kinh tế và căng thẳng địa chính trị gần đây đã khiến người dân Trung Quốc phải thắt chặt chi tiêu, đặc biệt các mặt hàng xa xỉ, bao gồm hải sản cao cấp.

Vĩnh Long: Diện tích nuôi cá tra công nghiệp tăng nhẹ nửa đầu năm

 |  08:36 01/07/2024

(vasep.com.vn) Trong 6 tháng đầu năm 2024, diện tích nuôi cá tra công nghiệp của tỉnh Vĩnh Long là 370,8 ha, tăng 0,11% hay tăng 0,4 ha so với cùng kỳ. Tình hình XK cá tra vẫn chưa ổn định, ảnh hưởng tới hoạt động thu mua cá tra nguyên liệu của DN và ảnh hưởng nhất định đến hoạt động nuôi cá tra của tỉnh.

HEADWAY JSC tăng trưởng phi mã sản lượng vận chuyển mực, bạch tuộc sang Mỹ

 |  10:10 29/06/2024

Trong nửa đầu năm 2024, Headway ghi nhận một sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong xuất khẩu mực và bạch tuộc sang Mỹ. Cụ thể, thị trường này tăng 596,42% so với cùng kỳ năm 2023. Trong khi đó, Đài Loan trước đó là thị trường dẫn dầu, giảm 60,11% so với giai đoạn cùng kỳ.

Giá bán lẻ cá tươi và thủy sản có vỏ tại Mỹ giảm trong tháng 5/2024

 |  08:31 28/06/2024

(vasep.com.vn) Theo báo cáo tháng 5 của 210 Analytics, một công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại Florida, giá bán lẻ trung bình theo pound cho hải sản tại Mỹ giảm là nhờ sự dẫn đầu của cá thịt tươi và động vật có vỏ. So với ngành hàng thực phẩm và đồ uống nói chung, giá hải sản này có mức lạm phát thấp hơn đáng kể.

Peru: Sản lượng khai thác cá cơm tăng trong tháng 4/2024

 |  08:30 28/06/2024

(vasep.com.vn) Tháng 4/2024, nền kinh tế Peru tăng trưởng 5,28%, chủ yếu nhờ lĩnh vực thủy sản bùng nổ với mức tăng trưởng 158%. Sau 14 tháng kết quả tiêu cực, lĩnh vực sản xuất cũng ghi nhận mức tăng trưởng.

Giá thủy sản sụt giảm tác động đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam

 |  08:25 28/06/2024

(vasep.com.vn)  Yếu tố thị trường đang chi phối giá XK và giá nguyên liệu thủy sản của Việt Nam. Nhu cầu của các thị trường hồi phục chậm, trong khi cạnh tranh các nguồn cung lại tăng, nên giá XK đi hầu hết các thị trường đều giảm. Trong tháng gần đây nhất là tháng 5, tôm là mặt hàng bị tác động giảm giá rõ rệt nhất, nên XK đã giảm 2,3%, trong đó riêng tôm chân trắng giảm 7%, tôm sú giảm 6%. Các sản phẩm khác như chả cá, surimi cũng bị áp lực cạnh tranh về giá nên giảm sâu 25% trong tháng 5 và lũy kế 5 tháng đầu năm giảm 15%.

Góp ý Dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)

 |  16:54 27/06/2024

Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội

Nhiều tiềm năng cho sản xuất protein thay thế trong thức ăn thủy sản

 |  08:51 27/06/2024

(vasep.com.vn) Sau khi thu hút được nguồn tài trợ mới đáng kể, Enifer và Kuehnle Biosciences đang hướng tới việc đóng vai trò lớn hơn trong lĩnh vực thay thế thức ăn thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024

 |  08:47 27/06/2024

(vasep.com.vn) 5 tháng đầu năm 2024, XK mực và bạch tuộc của Việt Nam thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân là do XK mực giảm 5%. XK nhóm sản phẩm này sang các thị trường chính phần lớn đều giảm.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC