Nguồn cung bột cá toàn cầu hiện nay đang thấp hơn so với 10 năm trước, hiện tượng El Nino ở Peru càng làm cho nguồn cung gặp khó. Trong khi đó, Trung Quốc lại là nước NK bột cá lớn nhất thế giới. Muốn tăng sản lượng tôm, cá rô phi, nước này cũng phải tăng NK bột cá. Do đó, Trung Quốc không thể khoanh tay đứng nhìn việc sản lượng bột cá tiếp tục giảm.
Các phụ phẩm chiếm đến 1/3 tổng sản lượng thủy sản của Trung Quốc. Do vậy, ngành chế biến của nước này phải đối mặt với áp lực rất lớn trong việc tăng năng suất, hiệu quả và giảm lượng nguyên liệu thải ra.
Các doanh nghiệp nông nghiệp lớn, được phép mua các công ty nước ngoài là chuyện dễ hiểu. Ngay cả các doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm hoặc thủy sản cũng "lấn sân" sang mảng bột cá.
Số liệu thống kê cho thấy, thức ăn thủy sản mang lại lợi nhuận cao hơn 7% so với sản xuất vac-xin. Dự báo cho thấy tiêu thụ thức ăn chăn nuôi sẽ tăng trung bình 4% cho đến năm 2020. trung Quốc sẽ tăng sản lượng tôm trong khi việc thử nghiệm thay thế bột cá bằng các nguồn protein thực vật chưa đạt thành công như mong đợi.
Đậu nành vẫn được coi là nguồn protein thực vật dinh dưỡng nhất để thay thế bột cá. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn phải NK mặt hàng này với số lượng lớn bởi nguồn cung trong nước còn chưa đủ để sản xuất thức ăn chăn nuôi cho gia súc. Trung Quốc NK phần lớn đậu nành từ các nước Mỹ La tinh. Khi ngành sản xuất đậu nành của Mỹ quảng bá việc sử dụng đậu tương làm thức ăn thủy sản thì Trung QUốc bắt đầu quan tâm đến vấn đề này và đồng thời hướng sự chú ý đến các công ty sản xuất bột cá của khu vực này.
Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra. Liệu Trung Quốc có tiếp tục tăng tiêu thụ thủy sản đến 5%/năm như dự báo hay không? Khách hàng Trung Quốc có thể tiếp tục vay ngân hàng dễ dàng như trước? Và Trung Quốc sẽ nỗ lực thế nào để sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn làm bột cá, (như xương cá chẳng hạn)? Trong khi người ta còn chưa biết trả lời những câu hỏi trên ra sao thì có vẻ năm 2016 sẽ là một năm bận rộn của cả ngành ngân hàng Trung Quốc với những lời khuyên về mua công ty bột cá nước ngoài như thế nào.
(vasep.com.vn) Nga tiếp tục hỗ trợ xây dựng các cơ sở sản xuất thức ăn nuôi thủy sản mới nhằm nỗ lực giảm phụ thuộc vào nhập khẩu.
Tại Đồng Tháp, trong năm 2024, giá trị sản xuất ngành hàng cá tra của tỉnh ước đạt 8.802 tỷ đồng, tăng 2,86% so năm 2023, chiếm trên 17% tổng giá trị sản xuất ngành nông – lâm - thuỷ sản tỉnh. Diện tích thả nuôi cá tra thương phẩm đạt 2.630ha (tăng 10ha so với năm 2023) với sản lượng ước đạt 540.000 tấn (tăng 15.000 tấn so với năm 2023). Tình hình tiêu thụ cá tra tương đối ổn định, giá bán cá tra thương phẩm (loại 0,7 - 0,8 kg/con) dao động từ 26.400- 27.600 đồng/kg trong khi giá thành sản xuất giảm (do giá thức ăn giảm) nên người nuôi có lợi nhuận.
Doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khi xin cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác, giấy chứng nhận thủy sản khai thác do nhiều chi cục thủy sản, cảng cá chưa thực hiện đúng hoặc áp dụng máy móc, cứng nhắc.
(vasep.com.vn) Doanh số bán hải sản tăng tại các cửa hàng bán lẻ ở Hoa Kỳ vào tháng 10/2024, một phần nhờ vào mức tăng nhẹ của lạm phát giá.
(vasep.com.vn) Trong tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã quyết định áp dụng chế độ thuế quan bằng 0 đối với toàn bộ hàng xuất khẩu của Bangladesh sang thị trường Trung Quốc, trong đó có mặt hàng tôm sú. Người nuôi tôm Bangladesh hy vọng mức thuế suất bằng 0 sẽ giúp quốc gia này thâm nhập được một trong những thị trường tiêu thụ hải sản và tôm hàng đầu thế giới. Chế độ thuế quan mới được Chính phủ Trung Quốc áp dụng cho Bangladesh sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2024.
(vasep.com.vn) Cuộc họp thường niên lần thứ 43 của Ủy ban Nghề cá Đông Bắc Đại Tây Dương (NEAFC) đã kết thúc trong sự bất đồng quan điểm về cách tiếp cận quản lý nghề cá và ứng phó với IUU.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản tăng trưởng liên tiếp trong 2 tháng qua ở mức cao. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, riêng trong tháng 10/2024, XK cá ngừ sang thị trường này đã tăng 31% so với cùng kỳ, đạt gần 3,5 triệu USD. Con số này góp phần bù đắp lại lượng sụt giảm XK sang Nhật Bản trong nửa đầu năm, nâng tổng giá trị XK trong 10 tháng đầu năm 2024 lên gần 28 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ.
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam duy trì đà tăng trưởng hai chữ số trong thời gian qua, triển vọng thời gian tới tiếp tục tích cực.
(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn