Suy nghĩ sau một hội thảo tôm

Doanh nghiệp 08:27 01/10/2019
Từ năm 2017, khí thế nuôi tôm lên cao khởi nguồn bởi cảm hứng từ Chính phủ, chốt chỉ tiêu phấn đấu cho xuất khẩu tôm đến năm 2025 và xây dựng chương trình quốc gia phát triển con tôm. “Vua tôm” cho rằng mình có thể đảm đương 20% chỉ tiêu đó. Chục bồ tôm, một anh lo hai bồ, còn cả trăm anh còn lại chỉ lo tám bồ còn lại, chuyện nhỏ! Bởi chuyện nhỏ nên các phương tiện truyền thông hồ hởi tung tin. Cách mình không xa lắm, một quốc gia nuôi tôm nổi tiếng tốt, mấy chục năm chưa bị dịch bệnh lớn, cùng tư tưởng, đưa kế hoạch đạt một triệu tấn tôm nuôi năm 2020, tính ra tăng gấp đôi trong vòng 4-5 năm.

Hoạch định là quyền riêng của từng cá nhân, tổ chức, quốc gia trong việc tính toán bước đi sao cho kết quả tối ưu, nhất là tận dụng được thế mạnh và cơ hội, mang lại nhiều lợi ích nhất cho mình. Nhu cầu tôm thế giới tăng trưởng khoảng 5% mỗi năm. Không riêng Việt Nam, Ấn Độ; các cường quốc nuôi tôm khác là Ecuador và Indonesia cũng đưa chương trình thúc đẩy phát triển mạnh trong nuôi tôm. Nước nào cũng đề ra tăng trưởng 10-20% mỗi năm. Nếu các nước này đều đạt kế hoạch, mức cung thế giới sẽ tăng mạnh, vượt nhu cầu. Muốn tiêu thụ hết, chỉ còn cách tranh nhau bán giá thấp. Hệ quả, người nuôi sẽ lỗ lã. Hệ quả sâu xa phía sau đó bi đát hơn, nợ nần, phá sản…

Hai năm qua, các hoạch định nói trên có một kết quả nhất định. Các nước nói trên đều có số liệu tăng trưởng nuôi tôm. Hai năm qua giá tôm thế giới giảm khá mạnh, 10-20% so với các năm trước đó. Việc này tốt hay xấu? Người tiêu dùng có cơ hội tăng tiêu thụ một nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao nhờ giá giảm; các doanh nghiệp (DN) chế biến tôm tăng việc làm, doanh số lẫn đồng lời; các cơ sở cung ứng trong chuỗi giá trị con tôm đều hoan hỉ; chỉ trừ một mắt xích quan trọng hàng đầu không vui, người nuôi tôm. Rõ ràng sự chia sẻ giá trị thặng dư từ con tôm không sòng phẳng, không công bằng. Không ai làm trọng tài phân xử. “Bàn tay vô hình” cũng không điều chỉnh được. Bản chất thương trường bộc lộ rõ. Các DN, trước tiên chăm bẵm cho lợi ích của riêng mình!

Hôm rồi, Tổng cục Thủy sản tổ chức hội thảo ở Sóc Trăng, mời rất nhiều chuyên gia bệnh tôm để trao đổi giải pháp xử lý tình hình dịch bệnh đang tấn công các vùng nuôi tôm ĐBSCL và thiệt hại không nhỏ. Qua thông tin, biết thêm, không riêng chúng ta, trong năm 2019 này, các vùng nuôi tôm lớn trên thế giới đều trong tình trạng tương tự. Hội thảo đã nêu lên được thực trạng, các giải pháp tháo gỡ… Tuy nhiên, chỉ dừng ở biện pháp ngăn ngừa, mà chưa có phác đồ nào trị tuyệt bệnh vi bào tử trùng và bệnh phân trắng. Tình hình này, mức an toàn sinh học các vùng nuôi xuống thấp tệ hại, vì nguồn lây nhiễm chầu chực quanh các ao tôm! Suy diễn, tình hình này kéo dài, vụ nuôi phụ năm nay sẽ giảm mạnh diện tích nuôi. Sâu xa hơn, vụ nuôi chính năm sau còn bao nhiêu hộ nuôi hồ hởi lo xuống giống! Cũng tình hình này, lượng tôm cung cũng như cơ cấu cỡ tôm cung trên thế giới không như dự kiến. Giảm lượng và giảm cỡ tôm lớn. Nhờ vậy, tôm cỡ lớn ở ĐBSCL tháng qua tăng giá mạnh 10-15%, tạo một an ủi nho nhỏ cho người nuôi tôm may mắn còn tôm.

Tôm nuôi bị dịch bệnh, chắc không nằm trong hoạch định chiến lược các nước nuôi tôm nói trên. Tôm bị dịch bệnh, thiết nghĩ là một dấu lặng cần thiết, để cơ quan chức năng các quốc gia trên có thời gian suy nghĩ bài bản hơn cho một hoạch định chiến lược. Không thể tăng trưởng nuôi tôm chung chung. Tôm Việt mỗi năm tăng khoảng 5% theo báo cáo. Với mức đó, các DN tôm cố gắng một chút, có thể chế biến hết, một phần do còn công suất chế biến thừa. Nhưng nếu tôm nuôi Việt tăng khoảng 20% mỗi năm, dứt khoát xảy ra tình trạng không chế biến hết. Giá tôm sẽ giảm rất mạnh, ít nhiều tạo ra khủng hoảng khu vực nông thôn! Tôm nuôi thất, lo quá lo; tôm nuôi trúng lớn, lo càng lớn hơn! Cho nên, đừng để chậm chân, chúng ta nên xem xét một hoạch định đồng bộ hơn, giảm thiểu các tình huống bất lợi như nêu trên, cơ bản có thể là:

- Có hoạch định mở rộng và xây dựng mới cơ sở chế biến. Nên khuyến khích các cơ sở mới có quy mô lớn, đủ lực tài chánh hoạt động dài hơi.

- Có chương trình quốc gia khuyến khích, vận động xây dựng thương hiệu cho con tôm. Có thương hiệu, hy vọng sẽ dễ tiêu thụ hơn với gía tốt hơn, kể cả lúc khó khăn như cung vượt cầu. Xây dựng thương hiệu cần tiền bạc và thời gian. Đó là lý do nên khuyến khích hình thành DN lớn.

- Thương hiệu chỉ hình thành trên nền tảng có đủ tôm sạch, dễ truy xuất, có chứng nhận quốc tế. Đây là điểm cốt lõi, tạo ra sự khác biệt để xây dựng thương hiệu nhanh nhất. Muốn vậy, nên có chính sách khuyến khích nuôi trang trại, nuôi kết hợp trong tổ hợp tác, hợp tác xã… Song song nên có đất sạch xây dựng các dự án nuôi tôm kêu gọi nhà đầu tư, như tinh thần NĐ57/CP2018..

- Hệ thống cơ sở hạ tầng cần được đầu tư bổ sung, kịp thời. Như vậy, góp phần tạo thuận lợi cho người nuôi và giảm thiểu lây lan dịch bệnh, thiệt hại. Vừa qua, bệnh tôm lây lan mạnh, một phần do nuôi tự phát, cơ sở hạ tầng không đồng bộ, dễ lây nhiễm chéo.

- Cần có sự quan tâm hơn trong nuôi tôm, nhất là sớm nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh để sớm có hướng dẫn, khuyến cáo, kịp thời ngăn chặn tình huống xấu và giảm thiệt hại…

- Kế hoạch đào tạo nhân lực cho nuôi và chế biến tôm.

- ...

Rõ ràng, cần làm nhiều việc và đồng bộ, chương trình quốc gia phát triển tôm Việt mới có thể thành hiện thực bền vững. Chúng ta không nhất thiết để các chỉ tiêu làm vướng bận tâm trí, chỉ nên xem là cái đích quan trọng để phấn đấu, nếu đạt thì quá tốt. Và trên đường đến, đạt cái đích đó bằng một giá rẽ nhất nhưng sao an toàn, ổn thỏa nhất. Như vậy phải nên tránh bóc ngắn cắn dài, phải có tính toán bước đi đồng bộ, như các giải pháp mạn phép nêu ra bên trên.

TS.Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Bạn đang đọc bài viết Suy nghĩ sau một hội thảo tôm tại chuyên mục Doanh nghiệp của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Chống khai thác IUU: Hãy cùng hành động để sớm gỡ “Thẻ vàng”

 |  10:06 07/05/2024

Dự kiến cuối tháng 5 này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra lần 5 về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Do vậy, từ đây đến đó là thời điểm quyết định để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với Bộ NN-PTNT cùng lãnh đạo của một số địa phương liên quan xung quanh vấn đề này.

Khám phá ẩm thực toàn cầu tại THAIFEX - Anuga Asia 2024

 |  09:08 07/05/2024

THAIFEX - Anuga Asia 2024, hội chợ hàng đầu trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống (F&B) tại châu Á, sẽ mở cửa với số lượng công ty tham dự trưng bày kỷ lục. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 28/05 đến 01/06/2024, tại trung tâm triển lãm IMPACT Muang Thong Thani ở Bangkok, Thái Lan.

Avanti, Devi, Sandhya Aqua dẫn đầu về doanh thu tôm tại Ấn Độ

 |  09:07 07/05/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ đơn vị tư vấn Shrimp Insights về ngành tôm của Ấn Độ, Avanti Feeds, Devi Sea Foods và Sandhya Aqua là ba nhà sản xuất tôm và thức ăn chế biến lớn nhất Ấn Độ theo doanh thu.

Báo cáo của Ủy ban châu Âu về đánh bắt IUU và thành tựu 2020 - 2023

 |  09:03 07/05/2024

(vasep.com.vn) Ủy ban châu Âu đã công bố báo cáo giai đoạn 2020 - 2023 về các hoạt động ngăn ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), trong đó nêu rõ thành tựu quan trọng là Quy định IUU sửa đổi, được thông qua trong khuôn khổ sửa đổi hệ thống kiểm soát nghề cá của EU.

Bến Tre kiên quyết không cho 399 tàu “3 không” ra khơi để thực hiện IUU

 |  08:54 07/05/2024

Hiện nay, các ngành các cấp ở tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không quy định (IUU) và công tác chuẩn bị đón Đoàn thanh tra EC lần thứ 5.

Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL

 |  16:14 06/05/2024

Có lẽ chưa lúc nào vấn đề nguồn nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được quan tâm như gần một thập niên qua. Trong tám năm, kể từ 2016, mùa mưa lũ nông dân lo âu khi những kỳ nước nổi mênh mông kéo dài dường như chỉ còn trong ký ức; tới mùa khô, nhiều địa phương ven biển nháo nhào vét những dòng nước ngọt hiếm hoi còn sót; các đoạn sạt lở, sụt lún tiếp tục gia tăng, chưa biết chừng nào giảm bớt con số báo động.

Giá xuất khẩu cá tra dự báo tăng khoảng 10% trong nửa cuối năm nay

 |  10:17 06/05/2024

(vasep.com.vn) Quý đầu năm nay, xuất khẩu cá tra Việt Nam đạt 411 triệu USD, giảm 2,5% so với cùng kỳ năm 2023. Tình hình XK cá tra dự kiến sẽ tốt hơn từ quý 3 năm nay kéo theo xu hướng giá XK sẽ được điều chỉnh tăng ít nhất khoảng 10% so với giá hiện tại.

EU chi 3,7 tỷ USD cho Quỹ bảo vệ đại dương

 |  10:05 06/05/2024

(vasep.com.vn) Tại “Hội nghị Đại dương của chúng ta 2024” diễn ra tại Hy lạp, đại diện EU tuyên bố sẽ chi 3,7 tỷ USD để bảo vệ đại dương, thúc đẩy tính bền vững, quá trình chuyển đổi xanh thông qua một loạt sáng kiến trong năm 2024.

Anh kiểm tra biên giới các sản phẩm thực phẩm tươi sống của EU

 |  09:37 06/05/2024

(vasep.com.vn) Ngày 30/ 4, Vương quốc Anh đã áp dụng các biện pháp kiểm tra biên giới đối với các sản phẩm thực phẩm tươi sống nhập từ EU vào nước này - hơn 4 năm sau khi nước này rời khỏi khối thông qua Brexit.

Ngành thủy sản chưa chuẩn bị cho Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm

 |  08:31 04/05/2024

(vasep.vom.vn) Các chuyên gia thương mại cảnh báo ngành thủy sản Mỹ chưa sẵn sàng tuân thủ các yêu cầu truy xuất nguồn gốc trong Đạo luật Hiện đại hóa An toàn Thực phẩm (FSMA), dự kiến ​​có hiệu lực vào năm 2026.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC