Theo số liệu từ công ty AlLtech, Mỹ, sản lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản toàn cầu tăng 2,7% so với 2021, đạt 52,9 triệu tấn vào năm 2022. Năm quốc gia sản xuất thức ăn thủy sản hàng đầu là Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Na Uy và Indonesia.
Trong giai đoạn này, châu Á vẫn là nhà sản xuất thức ăn thủy sản lớn nhất, với mức tăng 2,65% so với 2021 lên 38,3 triệu tấn.
Kinh tế và mức sống của Trung Quốc trong 2022 được cải thiện làm tăng nhu cầu thủy sản trong nước. Sản lượng thức ăn chăn nuôi của Trung Quốc đã tăng 10% tương đương 2 triệu tấn vào năm 2022. Các quốc gia châu Á khác có sản lượng thức ăn thủy sản tăng hàng năm là Philippines, Bangladesh, Hàn Quốc và Malaysia.
Na Uy, đứng thứ tư, đã sản xuất khoảng 2,01 triệu tấn thức ăn thủy sản vào năm 2022, chiếm 43% tổng sản lượng của châu Âu (4,69 triệu tấn, tăng 1,78%). Vương quốc Anh sản xuất khoảng 260.000 tấn, tiếp theo là Hy Lạp (220.000 tấn), Tây Ban Nha (180.000 tấn), Pháp (150.000 tấn) và Ý (130.000 tấn).
Sản lượng thức ăn chăn nuôi ở Mỹ Latinh tăng 4,79% lên 5,92 triệu tấn, với năm 2022 là năm kỷ lục về sản lượng thức ăn chăn nuôi ở Ecuador -- tăng 17% lên 1,4 triệu tấn -- khi nước này trở thành nhà sản xuất tôm hàng đầu thế giới. Chile đã sản xuất khoảng 1,32 triệu tấn thức ăn thủy sản vào năm 2022, chủ yếu dành cho ngành nuôi cá hồi. Peru theo sau với 500.000 tấn, thị trường xuất khẩu chính là Chile, Ecuador và châu Á.
Sản xuất thức ăn thủy sản ở Bắc Mỹ tăng nhẹ 1% lên 1,75 triệu tấn chủ yếu là do giá cá tăng, điều kiện thời tiết thuận lợi và việc dỡ bỏ các hạn chế về kích cỡ. Sản xuất tại Mỹ tăng 2% so với 2021.
Châu Phi là khu vực duy nhất có sản lượng giảm so với số liệu năm 2021. Trong 2022, châu Phi đã sản xuất khoảng 1,45 triệu tấn, giảm hơn 2% so với cùng kỳ 2021. Sản lượng ở Châu Đại Dương tăng 5% lên 200.000 tấn.
Thùy Linh
Hiện tại, Cục An toàn Thực phẩm Bộ Y tế (VFA) đang xin ý kiến góp ý cho Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật an toàn thực phẩm (sau đây gọi tắt là Dự thảo) để trình ban hành Nghị định mới theo thủ tục rút gọn (dự kiến trong tháng 3/2025).
Nhấn mạnh quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy hết sức khó khăn, nhạy cảm và phức tạp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy mong muốn cán bộ, công chức, viên chức của hai bộ đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao.
(vasep.com.vn) Sản lượng cá ngừ vằn của Philippines trong năm 2024 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 236.000 tấn, đánh dấu mức cao thứ hai trong lịch sử, mặc dù ngành thủy sản tổng thể của nước này giảm 5%.
(vasep.com.vn) Trong báo cáo thường niên, Thai Union cho biết doanh thu của tập đoàn tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, trong khi biên lợi nhuận gộp đã cải thiện từ 17,1% lên 18,5%, nhờ vào việc rút khỏi chuỗi nhà hàng Red Lobster.
(vasep.com.vn) Sản lượng tôm toàn cầu dự kiến sẽ tăng nhẹ tại Ecuador, các quốc gia châu Á và Trung Quốc, trong khi Ấn Độ dự kiến phục hồi và Việt Nam có mức tăng nhẹ.
(vasep.com.vn) EU và Thái Lan hiện đang đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, nhưng các nhóm nghề cá châu Âu đang kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) loại cá ngừ khỏi thỏa thuận này.
(vasep.com.vn) Theo các quan chức hải quan và chuyên gia trong ngành, lượng bột cá nhập khẩu của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt mức kỷ lục 1,96 triệu tấn vào năm 2024, nhờ sản lượng tăng ở Peru và nhu cầu mạnh mẽ từ nuôi trồng thủy sản.
(vasep.com.vn) Ngành cá thu Thái Bình Dương của Nhật Bản đang chuẩn bị cho việc cắt giảm hạn ngạch mạnh, trong khi giá cá thu Đại Tây Dương của Na Uy tiếp tục tăng trong bối cảnh nguồn cung toàn cầu đang thắt chặt.
(vasep.com.vn) Năm 2024, Mỹ nhập khẩu 762,804 tấn tôm, giảm 3% so với năm 2023 và giảm 15% so với mức đỉnh của năm 2021. Tuy nhiên, con số này vẫn cao hơn 9% so với năm 2019.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn