Từ năm 2012 trở lại đây, Nhật Bản, thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 4 thế giới có xu hướng giảm NK. Khối lượng NK mực, bạch tuộc của nước này đã giảm từ mức 104 nghìn tấn năm 2012 xuống còn 59 nghìn tấn vào năm 2017, và xu hướng này có khả năng vẫn tiếp tục trong năm nay.
Nguyên nhân là do sản lượng bạch tuộc trên thị trường thế giới giảm đã đẩy giá lên cao. Bên cạnh đó sản lượng nội địa giảm đã khiến nguồn cung cho thị trường này bị hạn chế.
Mực chế biến (HS 160554) là mặt hàng NK nhiều nhất vào Nhật Bản trong năm 2017 với giá trị đạt 274,3 triệu USD; tiếp đến bạch tuộc chế biến (HS 160555) với 80,3 triệu USD và mực đông lạnh (HS 030749) với giá trị 1,4 triệu USD và bạch tuộc đông lạnh (HS 030759) với 82 nghìn USD.
Trong số các sản phẩm mực, bạch tuộc NK vào Nhật Bản; giá trị NK mực chế biến (HS 160554) tăng mạnh nhất 619%. Tuy nhiên, NK mực đông lạnh (HS 030749) và bạch tuộc đông lạnh (HS 030759) giảm mạnh lần lượt 99% và 100% so với năm 2016.
Năm 2017 chỉ có 12 nước XK mực bạch tuộc sang thị trường Nhật Bản, trong khi năm 2016 là 17. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), năm 2017 Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Peru, Hàn Quốc, Philipines, Indonesia, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Chile, Myanmar, Malaysia lần lượt là 12 nước đang XK mực, bạch tuộc sang thị trường này.
Năm 2017, XK mực, bạch tuộc của hầu hết các nước sang Nhật Bản đều giảm so với 2016. Chỉ có Trung Quốc, Peru, Hàn Quốc và Tây Ban Nha là có sự tăng trưởng về giá trị XK sang thị trường này trong năm 2017, lần lượt tăng 62%, 896%, 2.757% và 66% so với năm 2016.
Bốn nguồn cung chính cho Nhật Bản gồm Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và Peru. Nhật Bản có xu hướng tăng mạnh NK mực, bạch tuộc từ Trung Quốc và Peru do giá thấp.
Xét về giá trị, Việt Nam là nước XK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 sang Nhật Bản, sau Trung Quốc. Trung Quốc đứng đầu chiếm 78,3% tổng NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản. Việt Nam ở vị trí thứ 2 chiếm 12,3%.
Trên thị trường Nhật Bản; mực, bạch tuộc Việt Nam có giá cạnh tranh so với Thái Lan tuy nhiên cao hơn so với Trung Quốc, Peru. Trong năm 2017, giá trung bình NK mực, bạch tuộc từ Việt Nam vào Nhật Bản đạt 7 USD/kg; Trung Quốc 5,8 USD/kg; Thái Lan 14 USD/kg; Peru 4 USD/kg.
Trong 10 năm qua, Trung Quốc vẫn duy trì là nhà cung cấp mực, bạch tuộc hàng đầu vào Nhật Bản. Vị trí này của Trung Quốc có thể sẽ duy trì vì giá trị XK mặt hàng này của Trung Quốc sang Nhật Bản gần như chiếm lĩnh thị trường này (gần 80%).
Do giá mực, bạch tuộc trong năm 2017 cao hơn nên giá trị XK của Việt Nam sang thị trường này tăng so với năm 2016. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này trong năm 2017 đạt 148,7 triệu USD, tăng 35,6%. Nhật Bản đứng thứ 2 về NK mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 24%. Bước sang năm 2018, XK mực, bạch tuộc sang Nhật Bản vẫn tiếp tục đi lên với tỷ lệ tăng 23% đạt 12,8 triệu USD trong tháng 1/2018.
Hiện Việt Nam đang XK chủ yếu mực sống, tươi và đông lạnh sang thị trường này, chiếm 52% tổng giá trị XK. Tiếp đến là bạch tuộc chế biến chiếm 21%; bạch tuộc sống, tươi, đông lạnh và khô chiếm 19%; còn lại mực chế biến khác.
Sản lượng khai thác mực, bạch tuộc nguyên liệu tại Nhật Bản năm 2017 giảm, kinh tế Nhật Bản có xu hướng phục hồi, đồng yên tăng giá khiến nhu cầu NK tăng, tạo thuận lợi cho XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này.
(vasep.com.vn) Nguồn cá xa bờ của Nhật Bản đang suy giảm, làm dấy lên lo ngại rằng ngành thủy sản của nước này có thể phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt vào năm 2050.
(vasep.com.vn) Theo Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Ứng dụng Tiên tiến (CEPEA), giá cá rô phi nuôi của Brazil tiếp tục xu hướng giảm trên hầu hết các thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do sự kết hợp giữa tình trạng cung vượt cầu và nhu cầu trong nước yếu hơn.
(vasep.com.vn) Theo Tổ chức Dầu cá và Bột cá Quốc tế (IFFO), sản lượng bột cá toàn cầu trong chín tháng đầu năm 2024 đã tăng gần 23% so với cùng kỳ năm 2023. Sự gia tăng đáng kể này phần lớn là do vụ thu hoạch cá cơm dồi dào của Peru, giúp tăng đáng kể nguồn cung tích lũy của quốc gia này.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn