Nhập khẩu mực, bạch tuộc của Nhật chưa phục hồi

Xuất nhập khẩu 14:18 28/11/2017 714
(vasep.com.vn) Chín tháng đầu năm 2017, NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản giảm so với cùng kỳ. NK mực, bạch tuộc của Nhật Bản trong thời gian này chỉ đạt 44,8 nghìn tấn, trị giá 265,5 triệu USD, giảm 28% về khối lượng và 38% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Từ năm 2012 trở lại đây, Nhật Bản, thị trường NK mực, bạch tuộc lớn thứ 4 thế giới có xu hướng giảm NK.  Khối lượng NK mực, bạch tuộc của nước này đã giảm từ mức 104 nghìn tấn năm 2012 xuống còn 86 nghìn tấn vào năm 2016, và xu hướng này có khả năng vẫn tiếp tục trong năm nay.

Nguyên nhân là do sản lượng bạch tuộc trên thị trường thế giới giảm đã đẩy giá lên cao. Bên cạnh đó sản lượng nội địa giảm đã khiến nguồn cung cho thị trường này bị hạn chế.

Mực chế biến (HS 160554) là mặt hàng NK nhiều nhất vào Nhật Bản trong 9 tháng đầu năm nay với giá trị đạt 206,2 triệu USD; tiếp đến bạch tuộc chế biến (HS 160555) với 58,2 triệu USD và mực đông lạnh (HS 030749) với giá trị 933 nghìn USD và bạch tuộc đông lạnh (HS 030759) với 82 nghìn USD.

Trong số các sản phẩm mực, bạch tuộc NK vào Nhật Bản; giá trị NK mực chế biến (HS 160554) tăng mạnh nhất 672,3%. Tuy nhiên,  NK mực đông lạnh (HS 030749) và bạch tuộc đông lạnh (HS 030759) giảm mạnh lần lượt 99% và 100% so với cùng kỳ năm 2016.

So với cùng kỳ năm ngoái, tính hết tháng 9/2017 chỉ có 10 nước đang XK mực bạch tuộc sang thị trường này, trong khi năm ngoái là 17. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), 9 tháng đầu năm nay Trung Quốc, Việt Nam, Peru, Thái Lan, Philipines, Indonesia, Tây Ban Nha, Chile, Ấn Độ và Hàn Quốc lần lượt là 10 nước hiện đang XK mực, bạch tuộc sang thị trường này.

Năm nay, XK mực, bạch tuộc của hầu hết các nước sang Nhật Bản đều giảm so với cùng kỳ. Hiện chỉ có Trung Quốc, Peru, Tây Ban Nha và Hàn Quốc là có sự tăng trưởng về khối lượng XK sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm nay, lần lượt tăng 83,4%, 2.366%, 713,6% và 800% so với cùng kỳ năm 2016.

Do giá mực, bạch tuộc trong 9 tháng đầu năm nay cao hơn nên giá trị XK của Việt Nam, sang đây tăng so với cùng kỳ. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị XK mực, bạch tuộc của Việt Nam sang thị trường này trong 9 tháng đầu năm đạt trên 107 triệu USD, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm 2016. Nhật Bản đứng thứ 2 về NK mực, bạch tuộc của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 23,4%.

Hiện Việt Nam đang XK chủ yếu mực sống, tươi và đông lạnh sang thị trường này, chiếm 52% tổng giá trị XK. Tiếp đến là bạch tuộc chế biến chiếm 21%; bạch tuộc sống, tươi, đông lạnh và khô chiếm 19%; còn lại mực chế biến khác.

Sản phẩm mực, bạch tuộc NK vào Nhật Bản (GT: nghìn USD, Nguồn: ITC)

Mã HS

Sản phẩm

T1-T9/2016

T1-T9/2017

Tăng, giảm (%)

 

Tổng mực, bạch tuộc

428.100

265.462

-38,0

160554

Mực chế biến

26.702

206.207

672,3

160555

Bạch tuộc chế biến

55.658

58.240

4,6

030749

Mực đông lạnh

115.141

933

-99,2

030759

Bạch tuộc đông lạnh, khô, muối hoặc ngâm muối

230.599

82

-100,0

TIN MỚI CẬP NHẬT

Infographic: Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2024

 |  08:49 29/07/2024

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 6/2024, XK nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khả quan. Kim ngạch XK đạt 82 triệu USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm 2023

Vấn đề truy xuất nguồn gốc được quan tâm tại Triển lãm Hải sản Châu Á 2024

 |  08:47 29/07/2024

(vasep.com.vn) Triển lãm Hải sản Châu Á 2024 do Diversified Communications tổ chức sẽ có một loạt các phiên hội nghị chuyên sâu dành cho các chuyên gia thủy sản tìm hiểu về các chủ đề kịp thời có liên quan đến ngành thủy sản Châu Á.

Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc trong tháng 6 đạt cao nhất kể từ đầu năm

 |  08:39 29/07/2024

(vasep.com.vn) Số liệu của Hải quan Việt Nam cho biết QII/2024, XK cá tra Việt Nam sang thị trường Trung Quốc & HK đạt 146 triệu USD, tăng 6,5 % so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, riêng Hongkong NK hơn 7 triệu USD cá tra từ Việt Nam, giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái.

VASEP khuyến nghị DN thành viên tuân thủ tốt các quy định tại NĐ 37/2024 và các quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp nghị định 37/2024

 |  08:01 27/07/2024

Ngày 26/7/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 83/CV-VASEP tới Các Doanh nghiệp thành viên Chương trình DN cam kết chống khai thác IUU của VASEP về việc Các DN thành viên tiếp tục cập nhật, tuân thủ tốt các quy định tại NĐ 37/2024 và các quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp nghị định 37/2024

Doanh nghiệp logistics chia sẻ khó khăn chi phí vận tải biển

 |  08:42 26/07/2024

Nguyên nhân chính dẫn đến tăng giá cước vận tải biển là tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn trên thế giới. Ngoài ra là cuộc khủng hoảng hàng hải ở Biển Đỏ.

Doanh nghiệp thuỷ sản chọn chế biến sâu để vượt khó

 |  08:39 26/07/2024

Thay vì tập trung vào xuất khẩu thô, một vài doanh nghiệp thuỷ sản đã mạnh tay đầu tư nhà máy sản xuất chế biến sâu, nâng cao giá trị để vượt khó… Tuy nhiên, chiến lược này còn nhiều trở ngại đối với các doanh nghiệp ít vốn.

Thai Union tuyên bố Red Lobster nợ gần 4 triệu USD do dự báo nhu cầu không nhất quán

 |  08:27 26/07/2024

(vasep.com.vn) “Đối với Thai Union – và thẳng thắn mà nói là đối với bất kỳ nhà cung cấp nào trong ngành thủy sản – việc tồn kho hàng triệu pound sản phẩm đặc biệt gây thiệt hại do thời hạn sử dụng của sản phẩm có hạn."

Giá bán buôn sò điệp Mỹ tăng

 |  08:25 26/07/2024

(vasep.com.vn) Giá tại cảng đã tăng nhẹ trở lại cho cả sò điệp Đại Tây Dương lớn nhất và cỡ trung bình được đánh bắt ở Mỹ.

Colombia tạm dừng nhập khẩu tôm Ecuador do lo ngại virus đốm trắng

 |  08:23 26/07/2024

(vasep.com.vn) Viện Nông nghiệp Colombia (ICA) đã tạm dừng cấp giấy phép nhập khẩu tôm sống và các động giáp xác khác từ Ecuador, cùng với các sản phẩm và phụ phẩm có nguy cơ cao liên quan, được mô tả là biện pháp phòng ngừa.

Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ đề xuất cắt giảm 22% ngân sách Thủy sản của NOAA vào năm 2025

 |  08:26 25/07/2024

(vasep.com.vn) Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ đã đề xuất cắt giảm 22% ngân sách năm 2025 của NOAA Fisheries (Cơ quan nghề cá NOAA của Hoa Kỳ), cắt giảm đáng kể nguồn tài trợ cho cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngành thủy sản của Hoa Kỳ.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC