NHIỀU TÀU LỖ NẶNG
Cuối tháng 7, sau hơn 20 ngày ra khơi, tàu cá BV9749 của bà Nguyễn Thị Cúc, trú tại 98/13/10 Bạch Đằng, phường 5, TP. Vũng Tàu đã cập cảng INCOMAP. Tàu có công suất 400CV, chủ yếu đánh bắt mực và một số loại cá bò, ngừ. Theo bà Cúc, những năm trước, việc đánh bắt khá thuận lợi, mỗi chuyến biển 20 - 25 ngày, tàu khai thác được khoảng 20 tấn cá, 200 - 300kg mực các loại. Sau khi trừ chi phí và tiền chia bạn ghe, bà thu lời 20 - 30 triệu đồng/chuyến. Tuy nhiên, năm nay, tình hình đánh bắt gặp rất nhiều khó khăn. “Chuyến tàu vừa cập bến, tôi chỉ thu được 2 tấn cá bò, 500kg cá ngừ và 50kg mực, bán được gần 50 triệu đồng. Trừ chi phí dầu, thực phẩm, máy móc và bạn ghe, tôi lỗ khoảng 80 triệu đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay, cả 5 chuyến biển thì không có chuyến nào có lãi. Chuyến trúng nhất cũng chỉ đạt 7 - 10 tấn cá, 100kg mực, thu về 120 - 130 triệu đồng. Tổng cộng, tôi lỗ hơn 150 triệu đồng. Không chỉ tôi, nhiều tàu câu ở ngư trường Nam Trường Sa đều gặp phải tình trạng trên”, bà Cúc buồn rầu nói.
Ông Huỳnh Cấy, ngụ tại số 60/20/2A Bạch Đằng, TP.Vũng Tàu, hiện đang sở hữu 2 tàu lưới vây, tổng công suất 1.000CV cũng ở trong tình trạng tương tự. Thông thường mọi năm, mỗi chuyến biển kéo dài gần 1 tháng, cặp tàu của ông Cấy đánh bắt gần 30 - 35 tấn cá ngừ, cá nục, bạc má, cá thu… Với giá bán bình quân (cho tàu dịch vụ thu mua ngoài biển) 20 - 25 ngàn đồng/kg cá ngừ, 7 ngàn đồng/kg cá nục, 25 ngàn đồng/kg cá ngân, sau khi trừ chi phí, ông Cấy thu lãi hơn 100 triệu đồng/chuyến biển. Tuy nhiên, năm nay, sản lượng cá đánh bắt thấp kỷ lục. Ông Cấy cho biết, các chuyến biển từ đầu năm đến nay chỉ đạt 10 - 15 tấn/chuyến, chỉ bằng gần 50% so với trước. Dù giá cá đã tăng 3 - 10 ngàn đồng/kg (tùy loại) nhưng ông vẫn lỗ cả chục triệu đồng/chuyến biển.
Ông Huỳnh Cấy nhận định: “Nguyên nhân chính khiến sản lượng đánh bắt giảm mạnh là do thời tiết không thuận lợi, thứ hai là do nguồn lợi hải sản cũng đang dần cạn kiệt. Ngay từ đầu năm, ngư trường Trường Sa thường xuyên có gió mạnh, thậm chí cấp 8 - 9 nên tàu cá không thể di chuyển để đánh bắt, phải neo giữa biển để bảo đảm an toàn. Bên cạnh đó, sau nhiều năm các tàu lưới kéo (giã cào) “hoành hành”, lượng thủy hải sản tại các ngư trường giảm mạnh”.
Tại các địa phương khác, sản lượng đánh bắt hải cũng không mấy khả quan. Ngư dân Nguyễn Văn Nhỏ, ngụ ấp Tân An, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền cho biết, một vài năm gần đây, sản lượng hải sản có chiều hướng giảm. Tuy nhiên, chưa có năm nào giảm mạnh như năm nay, hiện chỉ bằng 60 - 70% so với mọi năm. Do đó, từ đầu năm đến nay, ông Nhỏ bị lỗ cả trăm triệu đồng.
HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Cán bộ Đồn Biên phòng Phước Tỉnh tuyên truyền cho ngư dân không xâm phạm vùng biển nước ngoài. |
Theo ông Nguyễn Hữu Thành, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, hiện nay, tổng tàu cá trên địa bàn tỉnh 5.915 chiếc. Trong đội tàu đánh bắt của tỉnh, số tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ (trên 90CV) là 3.123 chiếc. Số tàu đánh bắt gần bờ gần 3.000 chiếc, đây là con số rất lớn, làm mất cân bằng giữa năng lực khai thác và khả năng cho phép khai thác của nguồn lợi. Hiện nay, lượng hải sản chưa trưởng thành nhưng đã bị khai thác chiếm tỷ lệ khá lớn (khoảng 30 - 40%). Sản lượng hải sản khai thác mấy năm gần đây đã gần đạt đến ngưỡng cho phép khai thác. Ở một số vùng biển có độ sâu dưới 30m, sản lượng đánh bắt đã vượt giới hạn cho phép. Ngoài ra, việc đánh bắt bằng nghề giã cào thời gian qua cũng làm cho nguồn lợi hải sản đang dần cạn kiệt. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn hơn 1.600 tàu lưới kéo, chiếm tỷ lệ 25% so với tổng số tàu đánh bắt trên địa bàn tỉnh. Để giải quyết tình trạng trên, các ngành chức năng đang tăng cường giám sát việc đóng mới, đăng ký, đăng kiểm tàu cá; Không cho đóng mới tàu cá có chiều dài dưới 15m, công suất máy dưới 90CV và tàu cá hành nghề lưới kéo. Đồng thời, khuyến khích ngư dân chuyển đổi nghề lưới kéo sang nghề lưới rê, câu, vây, lồng bẫy; Tăng cường hỗ trợ bà con ngư dân đóng mới, nâng cấp tàu cá khai thác xa bờ công suất trên 90CV và ứng dụng công nghệ, thiết bị hiện đại trong khai thác, bảo quản sản phẩm.
Phân loại cá tại cảng Bến Đình, phường 5, TP.Vũng Tàu. |
Bên cạnh đó, nhằm chấm dứt tình trạng tàu cá xâm phạm vùng biển nước ngoài theo khuyến cáo của Ủy ban châu Âu (EC), Chi cục Thủy sản cũng tăng cường tuyên truyền cho ngư dân không vi phạm. Theo Sở NN-PTNT, sau đợt giám sát việc đánh bắt hải sản tại một số tỉnh ven biển cuối tháng 5/2018 vừa qua, EC đã gia hạn thêm 6 tháng để Việt Nam thực hiện tốt hơn các khuyến nghị về khai thác hải sản. Theo đó, đến tháng 1/2019, Đoàn thanh tra của EC sẽ trở lại Việt Nam kiểm tra và sẽ ra quyết định gỡ “thẻ vàng” hay phạt “thẻ đỏ” đối với hàng hải sản xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường châu Âu.
Trước những vấn đề EC đưa ra, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các địa phương cần nghiêm túc khắc phục tồn tại, thiếu sót, bất cập trong thời gian qua.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản Việt Nam đang tiến gần đến mục tiêu 10 tỷ USD trong năm 2024, nhờ vào đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV. Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đã vượt mốc 1 tỷ USD, cho thấy sự tăng tốc ấn tượng của các doanh nghiệp trong ngành. Tính đến cuối tháng 10, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản đã đạt 8,24 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi riêng tháng 10 ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 20%.
Trong khuôn khổ Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản tỉnh Cà Mau năm 2024 (tổ chức vào ngày 15/11), có 209 lượt giao thương trực tiếp giữa 42 doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu thuỷ sản, chủ thể OCOP trong tỉnh với 5 DN bán lẻ hàng đầu trong nước là Central Retail, Saigon Co.op, Kingfood Mart, Bách Hoá Xanh và Siêu thị Satra.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của hải quan Trung Quốc, lượng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 10 xuống còn 70.217 tấn trong bối cảnh thị trường tôm của nước này tiếp tục suy yếu.
Năm 2024, nhận thấy nguồn cá rô phi thương phẩm tại địa phương dồi dào nhưng giá trị kinh tế thấp, HTX Thủy sản sinh thái Thạnh Phước, xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã triển khai sản xuất sản phẩm cá rô phi sả ớt. Nguyên liệu được thu mua hàng ngày từ vùng nuôi của xã viên, sau đó sơ chế kỹ lưỡng, ướp gia vị, đóng gói hút chân không và bảo quản đông lạnh.
Công ty chế biến thuỷ sản Kyokuyo vừa mở nhà máy chế biến thủy sản tại Việt Nam nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Tại Nhật Bản Kyokuyo giữ vị trí là nhà sản xuất thủy sản lớn thứ ba tại Nhật Bản, sau hai doanh nghiệp là Maruha Nichiro và Nissui.
Con dưới nước và trái trên bờ có gì liên quan? Chỉ là những con số làm liên tưởng, so sánh để có cái nhìn xu thế và cách ứng xử tròn hơn.
(vasep.com.vn) Thị trường bột cá của Peru đã chứng kiến hoạt động giao dịch mạnh mẽ trong những tuần đầu tiên của mùa đánh bắt thứ hai với nhu cầu từ các nhà NK Trung Quốc tăng mạnh.
(vasep.com.vn) Giá cá ngừ vằn vẫn ổn định ở cả Bangkok, Thái Lan và Manta, Ecuador, với kỳ vọng giá sẽ tiếp tục tăng vào tháng 12 tới tại cả hai khu vực này.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Do đó, tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK vẫn tăng 58% so với cùng kỳ, đạt 173 triệu USD. XK các nhóm sản phẩm nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam đều đang tăng, trong đó tăng mạnh nhất là ốc và sò điệp.
(vasep.com.vn) Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 ngày 9/11/2024 và Công điện 103/CĐ-TTg ngày 7/10/2024, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 9364/NHNN-TD ngày 14/11/2024 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tập trung thực hiện các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2024 và những năm tiếp theo.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn