Công ty chế biến thủy sản lớn thứ ba Nhật Bản, Kyokuyo, vừa đầu tư 12,65 triệu USD xây dựng nhà máy mới tại Việt Nam, trong bối cảnh lo ngại về an toàn nguồn nước tại Fukushima và sự phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc, theo Nikkei Asia.
Nhà máy đặt tại tỉnh Long An, dự kiến xuất khẩu các sản phẩm như cua và phi lê cá đi khắp thế giới, bao gồm cả Nhật Bản và Đông Nam Á. Theo thông tin từ Kyokuyo, nhà máy sẽ sử dụng các trang thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản và châu Âu, đồng thời cần đến khoảng 800 lao động phổ thông. Nhà máy dự kiến đi vào hoạt động hoàn toàn vào tháng 2/2025 với sản lượng hàng năm đạt 5.000 tấn.
Nhà máy mởi của Kyokuyo ở Việt Nam. (Ảnh: Kyokuyo Vina Foods).
Trước đó, vào tháng 5/2024, Kyokuyo nhận định ngành thủy sản đang gặp khó khăn do ảnh hưởng từ việc Nhật Bản xả nước thải đã qua xử lý từ nhà máy hạt nhân Fukushima và rủi ro gia tăng tại Trung Quốc vì kinh tế chậm lại và các chính sách đối ngoại.
Để thích ứng, công ty đã mở rộng sản xuất tại Thái Lan, Bắc Mỹ và bổ sung chuỗi cung ứng bằng nhà máy Kyokuyo Vina Foods tại Việt Nam.
Theo dữ liệu năm 2022 từ Observatory of Economic Complexity, Mỹ và Nhật Bản là hai thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, trong khi Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan nằm trong top 5 nhà xuất khẩu hàng đầu.
Nguồn: Vietnambiz
(vasep.com.vn) Kibun Foods, nhà sản xuất các sản phẩm từ surimi lớn nhất thế giới tính theo doanh thu, công bố rằng họ sẽ sáp nhập hai công ty con vào hoạt động cốt lõi của mình như một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm hợp lý hóa hoạt động kinh doanh trong nước.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá tuyết chấm đen (haddock) đông lạnh bỏ đầu và ruột (H&G) liên tục ở mức cao đang khiến người mua và các nhà chế biến Trung Quốc lo lắng.
(vasep.com.vn) Mặc dù ngành cá tra chiếm thị phần lớn nhất thế giới về kim ngạch XK và đứng trước các cơ hội thâm nhập thị trường mới, tuy nhiên vẫn tồn tại những thách thức làm giảm tốc độ bứt phá của toàn ngành.
Tận dụng phụ phẩm trong ngành tôm mở ra cơ hội giúp doanh nghiệp thu về hàng tỷ USD.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD, song ngành này vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm tới.
Tình hình này, tôm nguyên liệu sẽ còn thiếu hụt đến hết quý 1 năm sau. Trong khoảng thời gian này, các DN chế biến đứng trước thách thức lớn, bởi phải mua tôm nguyên liệu giá cao nhưng giá tôm thành phẩm tiêu thụ phải cạnh tranh gay gắt với tôm giá rẻ hơn từ nhiều nước, dẫn đến giảm sụt hiệu quả sản xuất kinh doanh.
(vasep.com.vn) Các nhà chế biến tôm Ấn Độ đang đầu tư vào các cơ sở mới và nâng cấp công nghệ bất chấp áp lực từ sự cạnh tranh của Ecuador và nhu cầu yếu ở các thị trường truyền thống.
(vasep.com.vn) Sau khi thu thập phản hồi từ hơn 7.000 bên liên quan, Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) đã xây dựng một kế hoạch hành động tập trung vào việc chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc hải sản.
(vasep.com.vn) Ngày 25/11/2024, Cục Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã có Công văn 2437/TS-KTTS về việc tổ chức thực hiện cấp giấy SC, giấy CC.
(vasep.com.vn) Ngày 12/11/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 218/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn