Tại Tp Hồ Chí Minh, VASEP đã tổ chức Hội nghị "Đánh giá 1 năm triển khai chương trình DN HS cam kết chống khai thác IUU” để tổng kết lại những nỗ lực thực hiện chương trình của VASEP và cộng đồng DN, những khó khăn, vướng mắc và hạn chế trong quá trình thực hiện và dự thảo kế hoạch hành động trong năm tiếp theo.
Hội nghị do bà Nguyễn Thị Thu Sắc – Phó Chủ tịch VASEP, Chủ tịch UB Hải sản VASEP, Trưởng Ban Điều hành IUU VASEP và ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP chủ trì. Đại diện các cơ quan nhà nước đến dự hội nghị có Thiếu tướng Lê Xuân Thanh – Tư lệnh, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển vùng 3; ông Dương Tiến Thể - Phó Cục trưởng, Cục Thú y; Đại diện Chi cục Nông Lâm Sản và Thủy sản Nam Bộ; các lãnh đạo của các Sở NN&PTNT, các chi cục thủy sản, Ban quản lý cảng cá các tỉnh ven biển: Bình Định, Bình Thuân, BR-VT, Phú Yên, Ninh Thuận, Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Thanh Hóa, Khánh Hòa…cùng với sự tham gia của đông đảo DN hải sản đã và đang tham gia chương trình DNHS chống khai thác IUU và đặc biệt là sự có mặt của gần 30 các cơ quan báo đài.
Sau phần Báo cáo của VASEP về 1 năm hoạt động theo chương trình DN hải sản chống khai thác IUU và đánh giá tác động của thẻ vàng IUU đối với XK các mặt hàng hải sản trong năm nay, Thiếu tướng Lê Xuân Thanh và ông Dương Tiến Thể có phần tham luận về thực trạng thực thi quy định chống khai thác bất hợp pháp, sự nỗ lực hợp tác giữa các bên liên quan chống khai thác IUU. Sau đó, các đại diện của các chi cục thủy sản, Ban quản lý cảng cá và DN đều có ý kiến chia sẻ về những vướng mắc trong quá trình thực thi quy định tại Thông tư 02/2018/BNN-PTNT liên quan đến thủ tục xác nhận, chứng nhận nguyên liệu thủy sản khai thác. Đặc biệt, các đại biểu đều nhấn mạnh đến khó khăn tại Ban Quản lý cảng cá: thiếu nhân lực, nguồn lực, sự phối hợp, hợp tác giữa Ban quản lý cảng cá, ngư dân, nậu vựa và doanh nghiệp chưa tốt, thông tư, văn bản hướng dẫn không rõ ràng... gây ách tắc trong quá trình xác nhận nguyên liệu khai thác.
DN hải sản đều cam kết và quyết tâm cao chống khai thác IUU nhưng khi thực thi gặp khó vì thiếu thông tin, dữ liệu về tàu thuyền đánh bắt hợp pháp hay bất hợp pháp, rất mất thời gian để chờ xác nhận nguyên liệu được đánh bắt hợp pháp hay không, cũng không có quy định là trong bao lâu sẽ có thông tin để quyết định mua hay không. DN rất muốn được tiếp cận, chia sẻ thông tin về những tàu khai thác bất hợp pháp để từ chối không mua nguyên liệu, vì vậy mong muốn Thông tư 02 có sự thay đổi thực tế hơn và các cơ quan quản lý cảng, chi cục thủy sản tạo điều kiện cùng DN chống khai thác IUU hiệu quả hơn.
Khó khăn lớn thứ 2 là nhận thức và thái độ hợp tác của ngư dân. Ngư dân cần dược tuyên truyền, hướng dẫn nhiều hơn, đồng thời phải có phần mềm tự động hóa đơn giản để ngư dân có thể thực hiện ghi nhật ký…
Trong kế hoạch hành động năm tiếp theo, Chương trình DN hải sản cam kết chống khai thác IUU sẽ tiếp tục tập trung triển khai các hoạt động của Chương trình theo 04 nhóm công việc chính: (1) Hoạt động tham gia góp ý sửa đổi khung pháp lý và hoạt động chung; (2) Hoạt động hợp tác các bên và quan hệ quốc tế; (3) Hoạt động Doanh nghiệp cam kết; (4) Hoạt động Tuyên truyền.
Dưới đây là một số hình ảnh tại Hội nghị:
(vasep.com.vn) Các nhà sản xuất Nhật Bản, nổi tiếng với những sáng tạo trong ẩm thực, đã bắt đầu tích cực khai thác tiềm năng tiềm ẩn của cá khô. Sản phẩm này vốn đã bị lãng quên từ lâu nhưng hiện đang thu hút sự chú ý của cả các nhà hàng và người nấu ăn tại nhà. Các thí nghiệm ẩm thực với cá khô mở ra chân trời mới cho nền ẩm thực, và các chuyên gia cho rằng đây chỉ là sự khởi đầu.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tăng gấp đôi trong tháng 2/2025 sau khi sụt giảm nhẹ trong tháng đầu năm, đạt 29 triệu USD. Con số này góp phần nâng tổng kim ngạch XK trong 2 tháng đầu năm nay lên hơn 56 triệu USD, tăng 38% so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Ngành tôm từ lâu đã khẳng định vị thế là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế nông nghiệp và thủy sản Việt Nam. Với vị thế là một trong bốn quốc gia sản xuất tôm lớn nhất thế giới và nằm trong top 3 các nước xuất khẩu tôm hàng đầu toàn cầu, ngành tôm không chỉ đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu người dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và yêu cầu ngày càng khắt khe về phát triển bền vững, việc chuyển đổi sang phát triển xanh không chỉ là một lựa chọn mà đã trở thành một yêu cầu sống còn để ngành tôm Việt Nam tiếp tục duy trì và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
(vasep.com.vn) Ngày 2/4/2025 (rạng sáng 3/4/2025 giờ Việt Nam), Tổng thống Trump đã công bố sắc lệnh áp dụng thuế đối ứng với 180 nền kinh tế. Mục đích là nhằm giải quyết thâm hụt thương mại lớn, bảo vệ an ninh kinh tế và quốc gia, đồng thời tái thiết ngành sản xuất trong nước. Một mức thuế 10% sẽ được áp dụng chung cho tất cả các quốc gia từ ngày 5/4/2025. Các quốc gia có thâm hụt thương mại lớn nhất với Hoa Kỳ sẽ phải chịu mức thuế đối ứng cao hơn, có hiệu lực từ ngày 9/4/2025. Việt Nam chịu mức thuế 46%, cao hơn nhiều nước XK thủy sản cạnh tranh khác như Thái Lan (36%), Ấn Độ (26%), Indonesia (32%), Ecuador (10%)…
(vasep.com.vn) Ngành nuôi trồng và chế biến tôm đang chứng kiến những bước tiến vượt bậc nhờ vào sự ứng dụng của công nghệ hiện đại. Những đổi mới này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn góp phần bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, và hướng đến một ngành công nghiệp bền vững hơn. Trong bối cảnh nhu cầu tôm toàn cầu ngày càng gia tăng, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển lâu dài của ngành.
(vasep.com.vn) Nga đã ký kết một thỏa thuận đánh bắt cá mới có thời hạn bốn năm với Morocco, thay thế cho thỏa thuận trước đó đã hết hạn vào cuối năm 2024.
Hiện nay, nhiều hộ ở vùng ven TP Cà Mau thực hiện mô hình nuôi cá tra khá hiệu quả, mang lại nguồn thu nhập ổn định. Khác với quy mô công nghiệp như ở các tỉnh trong khu vực, mô hình nuôi cá tra ở đây khá đơn giản, ít tốn chi phí, được xem là hướng đi triển vọng cho nông dân.
Giống thuỷ sản là đối tượng phục vụ nghề nuôi thuỷ sản, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, thời gian qua, do môi trường nước ô nhiễm cùng với việc khai thác, đánh bắt theo cách huỷ diệt đã làm cho giống loài thuỷ sản ở môi trường tự nhiên gần như cạn kiệt.
Bán hàng vào Walmart là mục tiêu của nhiều DN, tuy có nhiều thách thức, nhưng thật sự không quá khó đối với những DN lớn, vì các DN này đã thường xuyên thực hiện các qui định về quản lý sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm, và cũng đã có sẵn các chứng nhận quốc tế cần thiết. Hiện tại, trong tổng số trên 400 DN cá tra, chỉ có 6 DN cung cấp cá Tra vào thị trường Mỹ và cho Walmart do có mức thuế CBPG thấp nhất (0% - 0,18 USD/kg).
Để bán được hàng thủy sản với số lượng lớn vào thị trường Mỹ là một thách thức đối với các DN. Một trong những hệ thống bán lẻ lớn nhất của Hoa Kỳ là Waltmart. Từ những năm 2012, qua các nhà cung cấp trung gian, Walmart đã bắt đầu nhập một số sản phẩm thủy hải sản từ Việt Nam, như cá Tra fillet, tôm đông lạnh, để phân phối cho hệ thống cửa hàng bán lẻ của họ.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn