Ethoxyquin và giải pháp của doanh nghiệp thức ăn tôm hàng đầu Việt Nam

Doanh nghiệp 15:37 24/03/2020
Hiện nay, câu chuyện Ethoxyquin vẫn đang rất “nóng” bởi từ ngày 1/4/2020, EU sẽ cấm dùng Ethoxyquin trong thức ăn và nguyên liệu thức ăn cho các loại vật nuôi, trong đó có thủy sản. Quy định EU đưa ra sẽ là một “hàng rào” ngăn sản phẩm thủy sản Việt Nam vào châu Âu. Trước tình hình đó, Grobest Việt Nam - một trong những doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm hàng đầu tại Việt Nam đã và đang có những giải pháp hữu ích để đồng hành cùng người nuôi tôm.

Ethoxyquin là gì?

Thức ăn thủy sản do có hàm lượng chất béo cao và thành phần của chất béo chứa nhiều acid béo không no nên dễ bị ôxy hóa trong quá trình chế biến và bảo quản. Khi bị ôxy hóa, thức ăn sẽ có mùi ôi và mất đi các acid béo thiết yếu, các vitamin tan trong dầu như A, D, E, carotenoids bị phá hủy làm giá trị dinh dưỡng của thức ăn bị giảm. Do đó, việc bổ sung chất chống ôxy hóa trong thức ăn thủy sản là cần thiết. Chất chống ôxy hóa phải đảm bảo dễ tiêu hóa, không độc đối với vật nuôi, người tiêu dùng và có giá thành rẻ.

Phát hiện vào thập niên 1950, Ethoxyquin (tên thương mại là santoquin, santoflex, EQ) được sử dụng như một loại chống ôxy hóa chất béo, chất bảo quản trong thức ăn chăn nuôi nhằm bảo vệ lipid và làm tăng tính ổn định các vitamin tan trong dầu, đặc biệt là Vitamin A và Caroten để đảm bảo chất lượng của thức ăn chăn nuôi. Ethoxyquin ngăn ngừa quá trình tự cháy của các thức ăn bảo quản trong kho do ức chế sự sinh sản nhiệt gây ra bởi quá trình ôxy hóa lipid. Ethoxyquin có hoạt tính giúp các sản phẩm trái cây sau thu hoạch hạn chế quá trình mất mát hàm lượng carotenoid và Vitamin E. Ngoài ra, Ethoxyquin còn được sử dụng với mục đích bảo quản màu trong sản xuất bột ớt, chất ổn định chống phân hủy trong sản xuất cao su; chống xuất hiện các đám màu nâu của táo và lê sau thu hoạch…

Ethoxyquin đã có sẵn trong nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn, nhất là bột cá nhập khẩu từ Peru, Chilê… bởi đây là chất giúp chống ôxy hóa trong quá trình vận chuyển. Trong bột cá nhập khẩu, dư lượng Ethoxyquin thường ở mức 20 - 30 ppm. Như vậy, nếu sử dụng các nguyên liệu đã chứa Ethoxyquin này để hỗn hợp thành thức ăn nuôi tôm, cá thì trong thức ăn cho tôm, cá sẽ chứa một lượng nhất định Ethoxyquin đã có sẵn từ nguyên liệu. Do Việt Nam chỉ chiếm một lượng nhỏ bột cá xuất khẩu của Peru và Chilê, nên các doanh nghiệp thức ăn Việt Nam khó có thể yêu cầu các nhà cung cấp bột cá từ những nước nói trên đảm bảo yêu cầu không có Ethoxyquin trong bột cá bán cho Việt Nam.

EU thị trường quan trọng

Ethoxyquin không phải là vấn đề mới. Còn nhớ năm 2012, Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra dư lượng Ethoxyquin trong thủy sản nhập khẩu, đặc biệt là tôm, với quy định về ngưỡng giới hạn cho phép Ethoxyquin trong sản phẩm thủy sản là 0,01 ppm. Sau đó, từ các kiến nghị của Việt Nam, đến 21/1/2014, Nhật Bản đã tăng ngưỡng cho phép với Ethoxyquin trong sản phẩm tôm lên 0,2 ppm. Sau Nhật Bản, Hàn Quốc cũng tiến hành kiểm soát Ethoxyquin từ năm 2013 đối với tôm đông lạnh nhập khẩu, ngưỡng giới hạn cho phép là 0,01ppm.

Ở Mỹ, từ năm 1997, FDA đã bắt đầu khuyến cáo sử dụng Ethoxyquin từ 150 ppm xuống 75 ppm trong thức ăn thủy sản và bắt buộc tối đa 0,5 ppm trong sản phẩm động vật và thủy sản chưa nấu chín. Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, đến nay, ngưỡng cho phép này vẫn tương đối an toàn với người tiêu dùng.

Ở Việt Nam, không cấm sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản, với ngưỡng giới hạn cho phép trong thức ăn thủy sản là 150 ppm.

Tuy nhiên, quy định của EU khác với quy định của các thị trường khác về Ethoxyquin trong thủy sản. Chẳng hạn, trong khi Nhật Bản, Hàn Quốc chỉ kiểm tra dư lượng Ethoxyquin trên sản phẩm thủy sản nhập khẩu, thì EU lại cấm sử dụng Ethoxyquin trong thức ăn chăn nuôi. Điều này đồng nghĩa với việc, EU không chấp nhận các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu có dư lượng Ethoxyquin, dù là ở hàm lượng rất thấp. Đây chính là nỗi lo lớn đối với ngành thủy sản cũng như từng doanh nghiệp. Bởi theo số liệu thống kê từ VASEP, EU đang là thị trường lớn và có tính định hướng của thủy sản Việt Nam.

Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,6 tỷ USD; trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất với giá trị nhập khẩu đạt 1,47 tỷ USD; Nhật Bản đứng thứ 2 với giá trị đạt 1,46 tỷ USD; Trung Quốc và Hồng Kông đứng thứ 3 với giá trị đạt 1,42 tỷ USD và EU đứng thứ 4 với giá trị đạt gần 1,3 tỷ USD.

Giải pháp hữu ích từ Grobest

Tập đoàn Grobest có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt có nhà máy ở tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tại mỗi nước, Tập đoàn đều có những nghiên cứu cơ bản về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, con giống, tập quán, thị trường… để điều chỉnh thành phần thức ăn sao cho người nuôi trồng đạt hiệu quả cao nhất.

Ngoài ra tại Grobest Việt Nam còn áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc vào sản xuất. Điều này giúp hoàn toàn khống chế và kiểm soát chất lượng một cách tuyệt đối. Nhờ vậy, nhiều năm liền sản phẩm của Grobest được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, hay “Chất lượng Vàng thủy sản Việt Nam” do Bộ NN&PTNT trao tặng…

Một yếu tố khác rất quan trọng đối với người nuôi tôm Việt Nam khi chọn dùng sản phẩm thức ăn tôm Grobest, là Grobest có một đội ngũ kỹ sư trẻ có mặt khắp các vùng nuôi tôm trên cả nước. Đội ngũ này làm công tác tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật cho người nuôi với tinh thần trách nhiệm cao nhất, được bà con tín nhiệm. Có lẽ chính vì điều đó nên đến nay Grobest đã khẳng định được thương hiệu và vị trí của mình trên thị trường thức ăn tôm tại Việt Nam khi chiếm gần 40% thị phần.

Trao đổi với chúng tôi về giải pháp “ứng phó” với yêu cầu khắt khe về Ethoxyquin của thị trường EU, một lãnh đạo Grobest Việt Nam cho biết: “Grobest đã tiến hành nghiên cứu tìm ra chất thay thế. Với lợi thế là Tập đoàn hàng đầu khu vực về thức ăn thủy sản, chúng tôi có đội ngũ các chuyên gia, các nhà khoa học chuyên về dinh dưỡng thức ăn thủy sản… Công ty đã cho ra đời được dòng sản phẩm “Thức ăn xanh - Grobest Green” thay thế chất bảo quản khác trong bột cá có khả năng loại bỏ được Ethoxyquin ra khỏi tôm thịt nếu nông dân dùng sản phẩm này trong 7 ngày cuối cùng của quá trình nuôi, tôm thu hoạch sẽ hoàn toàn không bị nhiễm Ethoxquin, phù hợp với yêu cầu xuất xuất khẩu đi châu Âu…”.

Sản phẩm đã được Bộ NN&PTNT Việt Nam chứng nhận và cho phép lưu hành rộng rãi. Grobest vẫn luôn luôn sát cánh cùng người nuôi, để đảm bảo sự an toàn trong sản phẩm và lợi ích của bà con”, vị này cho biết thêm.

Phương Ngọc 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Các nhà sản xuất surimi Ấn Độ đối mặt với thách thức

 |  08:41 07/11/2024

(vasep.com.vn) Các nhà sản xuất surimi Ấn Độ đang phải đối mặt với những thách thức đáng kể trên thị trường vì giá surimi nhiệt đới vẫn giữ nguyên.

Nhu cầu về các bữa ăn nhanh, dễ chế biến đang định hình lại thị trường thực phẩm đông lạnh

 |  08:39 07/11/2024

(vasep.com.vn) Nhu cầu ngày càng tăng đối với các bữa ăn nhanh đang thúc đẩy sự đổi mới trong các danh mục thủy sản đông lạnh và thủy sản bảo quản được lâu.

Peru: Lượng cập cảng giảm mạnh, nhu cầu sản phẩm đông lạnh tăng

 |  08:37 07/11/2024

(vasep.com.vn) Tính đến tháng 8/2024, Peru ghi nhận sụt giảm sản lượng thủy sản so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 118.000 tấn, trị giá 173,9 triệu PEN (46,2 triệu USD, giảm 57% về sản lượng và 28% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Đề xuất gỡ ‘vòng kim cô’ muối i-ốt cho doanh nghiệp thủy sản

 |  11:12 06/11/2024

Quy định phải bổ sung i-ốt vào muối dùng trong chế biến thực phẩm hiện vẫn đang tiếp tục gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam.

Thức ăn chiếm tới 60% chi phí sản xuất tôm

 |  11:02 06/11/2024

Theo Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân, ngành tôm Việt Nam cần nâng cao chất lượng và giảm chi phí để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Người dân EU ủng hộ thông tin truy xuất nguồn gốc minh bạch cho thủy sản

 |  10:50 06/11/2024

(vasep.com.vn) Một cuộc khảo sát mới do tổ chức phi chính phủ Oceana thực hiện cho thấy 84% công dân tại Bỉ, Pháp, Tây Ban Nha và Síp yêu cầu tăng cường tính minh bạch về các sản phẩm thủy sản chế biến, bao gồm cả các sản phẩm đóng hộp và đông lạnh.

Thủy sản có vỏ Ireland thâm nhập thị trường Trung Quốc

 |  10:48 06/11/2024

(vasep.com.vn) Theo một giám đốc điều hành của Bord Bia, Hội đồng Thực phẩm Ireland, các loại thủy sản có vỏ của Ireland, chẳng hạn như cua nâu và tôm càng, đã thâm nhập vào thị trường bán lẻ và ăn uống cao cấp của Trung Quốc và đạt được doanh số bán hàng mạnh mẽ.

XK cá tra sang Canada: Giữ đà ổn định trong 3 quý đầu năm

 |  10:46 06/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang Canada đạt hơn 1 triệu USD, giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK cá tra sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt 32 triệu USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.

Công ty Sa Giang và Bích Chi "về đích" lợi nhuận sớm chỉ sau 9 tháng

 |  08:52 05/11/2024

CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang và CTCP Thực phẩm Bích Chi đều "về đích" lợi nhuận sớm chỉ sau 9 tháng, không chỉ do sản lượng bán hàng cải thiện mà còn nhờ tỷ giá USD tăng cao.

Nhiều sáng kiến đổi mới có thể giúp ngành thủy sản chuyển đổi xanh

 |  08:50 05/11/2024

Ngày 2/11, Sở KH-CN Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức vòng chung kết và trao giải cuộc thi 'Đổi mới sáng tạo ngành thủy sản' tỉnh năm 2024.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC