Cơ hội xuất khẩu cá tra tăng mạnh, nhưng chế biến gặp khó khăn

Nguyên liệu 08:10 24/08/2021 Nguyễn Trang
Xuất khẩu cá tra có nhiều cơ hội khi từ quý II/2021 đơn hàng tăng mạnh tạo đà cho sản xuất cuối năm. Tuy nhiên, doanh nghiệp đang rất khó khăn.

Xuất khẩu cá tra nhiều đơn hàng nhưng các doanh nghiệp chế biến đang gặp khó khăn bởi dịch COVID-19.

Nguồn nguyên liệu dồi dào phục vụ xuất khẩu

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kể từ quý II/2021, nhu cầu nhập khẩu cá tra tại nhiều thị trường như: Mỹ, Brazil, Mexico, Thái Lan, Canada, Colombia, Nga, Các Tiểu vương quốc Ảrập (UAE)… bắt đầu tăng tích cực trở lại.

Trong khi đó, xuất khẩu cá tra trong nửa đầu năm 2021 rất thuận lợi, tăng trưởng tới 14,6% về lượng và tăng 17,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Tổng Thư ký VASEP Trương Đình Hòe thông tin: "Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, cá tra của Việt Nam được xuất khẩu tới 96 thị trường và hai khu vực thị trường ASEAN và EU, với 388,7 nghìn tấn, trị giá 783,043 triệu USD".

Dự báo xuất khẩu cá tra của Việt Nam quý III/2021 sẽ tăng trưởng tốt do nhu cầu thế giới tăng và nguồn cung cá tra của Việt Nam ổn định, nếu tình hình dịch COVID-19 không gây ảnh hưởng quá lớn tới các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá tra ở phía Nam. Những thị trường đang có tín hiệu phục hồi mạnh là Mỹ, Trung Quốc, Anh và Nga.

Tại Cần Thơ, diện tích thả nuôi cá tra hiện đạt trên 548ha, đạt 74% so với kế hoạch cả năm là 736ha. Hiện nay, nguồn cung cá tra cho xuất khẩu đang dồi dào nhưng nhà máy chế biến cũng ngưng hoặc tạm ngưng mua nguyên liệu. Điều này dẫn tới giá cá giảm so với tháng trước đó.

Tĩnh Vĩnh Long cũng có khoảng trên 334ha ao nuôi cá tra. Mặc dù diện tích nuôi thả đã giảm 12,2ha nhưng nguồn nguyên liệu cá tra phục vụ xuất khẩu cũng rất dồi dào.

Khó khăn trăm bề bủa vây doanh nghiệp

Theo VASEP, mặc dù nhu cầu nhập khẩu cá tra tại nhiều quốc gia đang tăng lên, đặc biệt là sẽ tăng mạnh vào dịp cuối năm, tiếp thêm năng lượng và niềm hi vọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) trong hai quý cuối năm.

Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã lan rộng từ TPHCM xuống các tỉnh miền Tây trong thời gian ngắn. Mặc dù đã tính toán trước kịch bản sẵn sàng ứng phó trong tình huống này nhưng nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra không tránh khỏi bị động và ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tại Đồng Tháp, tính tới giữa tháng 8.2021, giá cá tra nguyên liệu đã giảm xuống còn 20.500–21.500 đồng/kg. Trong khi chi phí trung bình để sản xuất 1kg cá nguyên liệu khoảng 22.500 đồng/kg, với mức giá này người nuôi lỗ 900-1.400 đồng/kg.

Tại Vĩnh Long, nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra ngưng hoạt động hoặc giảm công suất nên giá cá tra nguyên liệu tại Vĩnh Long cũng giảm mạnh.

Rào cản lớn nhất hiện tại đối với mặt hàng cá tra xuất khẩu đó chính là khả năng kiểm soát dịch ở các tỉnh phía Nam, cụ thể là ở các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra.

Nhiều doanh nghiệp đã chủ động với phương án sản xuất “3 tại chỗ” song cũng phát sinh nhiều bất cập và đề nghị được sự hỗ trợ hơn nữa từ chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không bị gián đoạn. Chỉ khi doanh nghiệp chế biến cá tra khôi phục lại sản xuất, tăng công suất trở lại bình thường thì giá cá tra nguyên liệu mới có thể tăng.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký Vasep, hiện nay do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, trên 50% số nhà máy chế biến khu vực phía Nam đã dừng hoạt động hoàn toàn từ gần 1 tháng nay. Số doanh nghiệp còn lại thì chỉ duy trì công suất được khoảng 30-40%, trong khi nhu cầu nhập khẩu của thế giới là có.

"Nếu khách quốc tế bỏ sang thị trường khác, nông dân không nuôi thả thì cuối năm chẳng có nguyên liệu, vật tư, bao bì... thì lấy đâu ra nguyên liệu để chế biến" - ông Nam nêu vấn đề.

Vì vậy, theo Phó Tổng Thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam, các vấn đề khó khăn về chế biến, xuất khẩu sẽ được khắc phục nếu như chiến dịch tiêm vaccine được triển khai nhanh và kịp thời trước 31/8/2021.

(Theo báo Lao Động)

xuat khau ca tra che bien gap kho khan covid-19

TIN MỚI CẬP NHẬT

Giá cá tuyết H&G của Na Uy tăng kỷ lục

 |  08:59 02/05/2024

(vasep.com.vn) Các nhà chế biến Trung Quốc đang phải trả mức giá cao kỷ lục cho cá tuyết Đại Tây Dương và cá tuyết haddock bỏ đầu, bỏ ruột (H&G) của Na Uy do các nhà NK của Mỹ đối với các sản phẩm cuối cùng không sử dụng cá của Nga nữa.

Thêm cơ hội tăng trưởng cho thị trường thủy sản có vỏ sống tại Trung Quốc

 |  08:54 02/05/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cua sống của Trung Quốc tăng 26% lên mức ấn tượng 1,63 tỷ USD vào năm 2023, trong khi nhập khẩu tôm hùm sống tăng vọt 29% đạt 790 triệu USD. Tôm hùm sống và cua sống, cùng với động vật thân mềm và động vật thân mềm, chiếm hơn 3/4 lượng hải sản sống nhập khẩu của Trung Quốc từ các nguồn toàn cầu.

Nga chú ý tăng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường mới

 |  08:46 02/05/2024

(vasep.com.vn) Theo cơ quan thủy sản Nga Rosrybolovstvo, Nga đặt mục tiêu tăng cường nỗ lực tăng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường quốc tế mới vào năm 2024. Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Algeria và Nigeria được xem là thị trường xuất khẩu cá ưu tiên cho các sản phẩm có giá trị gia tăng cao của Nga. Các sản phẩm thủy sản chất lượng cao cũng sẽ được bán trên thị trường Trung Quốc, các nước Đông Nam Á và các nước vùng Vịnh.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Quý I/2024

 |  08:39 02/05/2024

(vasep.com.vn) Sau khi sụt giảm liên tục trong nửa cuối năm 2023, sang quý I/2024, XK thủy sản của Việt Nam đã có tín hiệu hồi phục nhẹ với mức tăng 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt gần 2 tỷ USD. XK bứt phá mạnh mẽ vào tháng 1 là giai đoạn trước Tết Nguyên đán, nhưng có chiều hướng chững lại trong tháng 2 và tháng 3.

Peru: Công bố hạn ngạch mùa cá cơm đầu tiên năm 2024

 |  12:45 01/05/2024

(vasep.com.vn) Peru đã chính thức công bố mùa khai thác cá cơm đầu tiên trong năm 2024, dự kiến sẽ bắt đầu ngày 16/4/2024, với hạn ngạch khai thác chính thức 2,475 triệu tấn.

Tìm hiểu về nhu cầu thị trường tôm châu Âu

 |  12:43 01/05/2024

(vasep.com.vn) Với gần 30 quốc gia và 10 loài tôm đặc biệt phổ biến, việc nhìn vào thị trường tôm châu Âu mang lại cái nhìn sâu sắc hấp dẫn về sự khác biệt văn hóa và ẩm thực trên khắp lục địa. Tôm thẻ chân trắng có thể là loại tôm phổ biến nhất ở châu Âu nhưng có tới hơn 10 loài tôm được tiêu thụ rộng rãi

FTA với Trung Quốc có hiệu lực trong bối cảnh bất lợi cho tôm Ecuador

 |  08:53 29/04/2024

(vasep.com.vn) Thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm Ecuador mã HS 0306170 sẽ giảm xuống 0% theo các điều khoản của hiệp định thương mại tự do song phương.

ASC khảo sát nhu cầu người tiêu dùng với thủy sản được chứng nhận

 |  08:51 29/04/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC) đã hoàn thành nghiên cứu người tiêu dùng lớn nhất cho đến nay, thông qua một cơ quan nghiên cứu thị trường độc lập, phỏng vấn hơn 15.000 người tiêu dùng ở 14 quốc gia khác nhau về nhận thức và tiêu thụ thủy sản của họ.

Tồn kho cá minh thái ở Trung Quốc giảm

 |  08:00 29/04/2024

(vasep.com.vn) 2 tháng đầu năm 2024, cả NK và XK cá minh thái của Trung Quốc đều có xu hướng giảm. Tháng 1/2024, Trung Quốc NK hơn 17 nghìn tấn cá minh thái, giảm 43% so với cùng kỳ.

Nga cung cấp hơn 98% nguồn cung cá minh thái cho Hàn Quốc

 |  08:38 26/04/2024

(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã nhập khẩu 18.606 tấn cá minh thái đông lạnh trong tháng 3/2024, giảm 10% so với 20.677 tấn nhập khẩu cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC