Cần có giải pháp để tái tạo nguồn lợi hải sản trong nước

Nguyên liệu 08:49 16/06/2023 Kim Thu
Đối với ngành thủy sản trong định hướng chiến lược phát triển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 – có 03 đề án lớn mà tôi vẫn còn trăn trở:

Thứ nhất, đề án cho con tôm: vấn đề con giống, đất quy hoạch, thức ăn, công nghệ nuôi trồng, giá thành sản phẩm là hệ sinh thái gắn liền với sản xuất, chế biến và xuất khẩu (XK). Hiện nay, nhà máy chế biến, sản xuất, XK được cơ quan nhà nước quan tâm hỗ trợ nhiều. Trong khi mảng thức ăn, con giống và công nghệ nuôi vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm, cải thiện. Đó cũng là phần khiến giá thành sản phẩm tôm còn cao và giảm sức cạnh tranh. Do đó, tôi mong muốn chúng ta đầu tư nhiều hơn nữa bằng khoa học công nghệ, cần có sự tham gia nhiều hơn nữa của các chuyên gia đầu ngành có trình độ khoa học bài bản để đưa ngành tôm của mình phát triển đúng mức và đủ sức cạnh tranh (nhất là với Ecuador và Ấn Độ hiện nay).

Thứ hai là đề án con cá tra: rõ ràng hiện nay, Việt Nam không phải là nước độc quyền về con cá tra nữa rồi. Có nhiều nước đã nuôi được cá tra như Myanmar, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan... Vậy chúng ta phải làm thế nào để tương lai con cá tra Việt Nam vẫn giữ được vị trí số 1.

Thứ ba là đề án hải sản và nuôi trồng trên biển: Theo tôi, đây đang là vấn đề nhức nhối hiện nay và cần đặc biệt quan tâm. Trước đây, Chính phủ tập trung vào việc hỗ trợ nuôi trồng thủy sản (tôm, cá tra) nhưng hải sản khai thác chưa được quan tâm đúng mức. Chúng ta cần quan tâm đến từ quản lý tàu thuyền đánh bắt cho đến cảng cá, nậu vựa và nhà xưởng sản xuất chế biến. Đây cũng là một giải pháp giúp chúng ta tháo gỡ thẻ vàng IUU. Trong chữ “IUU” bao gồm 3 nội dung:

1. Illegal - bất hợp pháp: Đây là vấn đề được EU quan tâm hàng đầu nên tuyệt đối không được vi phạm. Chỉ cần còn một tàu đánh bắt vi phạm khai thác bất hợp pháp vùng biển nước ngoài thì không thể hy vọng gỡ được Thẻ vàng. Chính phủ và các Tỉnh cần có biện pháp giải quyết để không còn một tàu nào khai thác vi phạm vùng biển nước ngoài. Vì đây cũng là cái cớ để các nước xung quanh cạnh tranh và gây khó khăn cho Việt Nam.

2. Unreported - không báo cáo: Đây là điểm quan trọng thứ 2 và hiện đang là điểm nghẽn ở các cảng cá, nậu vựa, nhà máy sản xuất. Điểm nghẽn gây khó khăn vì chúng ta không có được thời gian thực của dữ liệu. Do đó cần có chợ đấu giá ở các cảng cá và cần có phần mềm số hoá dữ liệu để có được cơ sở dữ liệu (data) công bố mọi lúc mọi nơi và dễ dàng quản lý đội tàu thuyền của mình. Cụ thể như sau:

2.1 Xây dựng chợ đấu giá tại cảng cá:

Mặc dù các tàu cá đã được gắn thiết bị giám sát hành trình, nhưng khi vào cảng lại gặp phải các vấn đề: (1) cảng không đủ lớn hoặc không đủ điều kiện để cho tàu vào, (2) các cơ sở nậu vựa bài bản cũng không đủ để sắp xếp cho hàng hóa được chỉn chu. Ví dụ ở những cảng có cá ngừ thì dễ quản lý hơn các cảng có hải sản nhỏ, đa loài. Nhưng ở những cảng vào đa loài (cá nhỏ, mực, bạch tuộc…) thì khó quản lý, và đó là bài toán khó đặt ra cho các DN làm hải sản. Tôi vẫn trăn trở và mong muốn nên có những chợ đấu giá ở cảng. Nơi đó sẽ là nơi tập trung dữ liệu tàu thuyền vào. Dữ liệu này có thể cung cấp cho các yêu cầu đặt ra của châu Âu và những nước khác sau này áp dụng IUU nếu họ cần. Và Việt Nam cũng có được những dữ liệu quản lý mang tính chất tương đối, nhưng chưa tuyệt đối được vì cần thời gian để xây dựng những chợ đấu giá.

Mô hình Chợ đấu giá thủy sản đã ra đời từ lâu trên thế giới. Kênh tiêu thụ này đem lại nhiều lợi ích cho ngư dân cũng như người mua. Vì ngư dân sẽ không còn phụ thuộc vào thương lái cũng như sản phẩm sẽ không bị ép giá như trước kia. Người mua thì được trả giá và công khai cạnh tranh để có được sản phẩm chất lượng cao. Để định giá, người mua có thể dựa vào các thông tin chi tiết kèm trên sản phẩm gồm: loài, kích thước, chất lượng, vùng đánh bắt; tàu, ngày và ngư cụ khai thác.

Với các chợ đấu giá truyền thống trước đây, người mua tập trung tại phiên chợ trung tâm để trực tiếp kiểm hàng và đấu giá. Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, người mua có thể trả giá ở bất cứ địa điểm nào mà không cần phải có mặt trực tiếp tại phiên chợ. Các thông tin về sản phẩm đã được đăng tải trên trang web trước 01 ngày để người mua tham khảo. Các giao dịch có thể thực hiện ngay cả khi tàu khai thác vẫn còn trên biển. Vì vậy sau khi hoàn tất giao dịch, tàu có thể cập cảng theo ý Người mua để đảm bảo độ tươi ngon và chất lượng tối ưu của sản phẩm. Như vậy có thể thấy, chợ đấu giá không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế.

Đây cũng là cách hiệu quả để chúng ta thuyết phục được Châu âu rằng Việt Nam đang thực hiện một cách bài bản và cần có thời hạn hoàn thành.

Ngoài ra, tại các cảng cá cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng để đảm bảo được chất lượng nguyên liệu đánh bắt từ tàu lên bờ. Nguyên liệu dưới biển thì tươi nhưng khi lên trên bờ, chất lượng đã giảm và thậm chí bị chuyển thành cá tạp nếu bảo quản không tốt. Vô hình chung điều này làm lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước ta.

Song song đó chúng ta cũng cần đẩy nhanh thực hiện các giải pháp nhằm giảm cường lực khai thác biển bằng cách chuyển đổi nguồn nhân lực qua nuôi trồng thủy hải sản – thúc đẩy nghề nuôi biển xa bờ để tăng sản lượng hải sản phục vụ xuất khẩu; tập trung giảm lượng tàu thuyền khai thác vùng lộng và ven bờ; tăng cường các biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp ngư dân sử dụng các ngư cụ có tính chất tận diệt nguồn lợi như chất nổ, xung điện, lưới kéo đơn, lưới kéo đôi, đánh bắt cá con,.....

2.2 Nhập khẩu nguyên liệu và tái tạo nguồn lợi hải sản trong nước

Đối với ngành hải sản cũng nên quan tâm đến nuôi trồng trên biển. Cần có đánh giá tác động của ngư trường để biết được loài sản phẩm ở trong biển của mình đang còn những gì. Ta cũng nên vận dụng nhập khẩu nguyên liệu để bảo vệ nguồn tài nguyên trong nước một thời gian đủ để tái tạo lại môi trường khi bị cạn kiệt. Chính phủ và các Bộ ngành cũng nên hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nhập khẩu nguyên liệu phù hợp cho sản xuất xuất khẩu. Máy móc, nhà xưởng của Việt Nam không thua kém thế giới. Vì vậy, Chính phủ cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo vệ được công ăn việc làm cho công nhân và có nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp nhanh nhạy, đã kịp thời nắm bắt và triển khai thực hiện gia công hàng hóa cho các nước như Mỹ, Nhật, EU. Đây không phải cách để đứng lại nhưng là cách để chúng ta có thể học hỏi từ họ cách thức quản lý, sản xuất & kinh doanh – từ đó các doanh nghiệp này có thể tự đứng ra mua nguyên liệu để sản xuất và xuất khẩu đi bằng cách nhập khẩu nguyên liệu. Trong thời gian 5 – 10 năm, chúng ta có thể tận dụng để tái tạo lại nguồn lợi hải sản và xây dựng lại được hệ thống cơ sở hậu cần trên bờ. Ngư dân cũng chuyển dần sang nuôi trồng, hay chuyển đổi quy mô. Như Na Uy khi chuyển đổi thì Chính phủ đã thu mua lại các tàu nhỏ và hỗ trợ tiền cho ngư dân để họ có được tàu lớn hơn. Đó là chiến lược, chiến thuật cần thiết để phát triển ngành nghề.

Đối với doanh nghiệp, hiện nay việc cần làm là hệ thống lại các chứng chỉ phù hợp với thị trường. Bây giờ, thị trường quan tâm đến chứng chỉ trách nhiệm xã hội thì doanh nghiệp cần trang bị cho mình để khi thị trường cần là đáp ứng được ngay.

3. Unregulated – không theo quy định: đây chính là nội dung thứ ba trong IUU. Đối với nội dung này chúng ta cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật để người dân biết, tuân thủ thực hiện, không vi phạm khai thác IUU.

Về phía Hiệp Hội, nhân kỷ niệm 25 năm thành lập, trong giai đoạn tới theo tôi, VASEP cần tiếp cận và hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Về hoạt động xúc tiến thương mại, hội chợ Châu Âu tại Barcelona năm nay VASEP tổ chức tốt nhưng Hội chợ Boston thì chưa đủ tầm, gian hàng còn hẹp. Để xúc tiến thương mại tốt hơn, VASEP phải đề xuất và thuyết phục Bộ Công Thương để tăng thêm kinh phí cho xúc tiến thương mại. Nếu nguồn kinh phí không đủ thì Hiệp hội có thể kêu gọi sự đóng góp từ các DN lớn đầu ngành để hỗ trợ DN nhỏ có thể cùng tham gia hội chợ xúc tiến thương mại.

Khó khăn hiện nay là khó khăn chung của toàn cầu nhưng đó không phải là điều đáng ngại vì thị trường có những giai đoạn thăng trầm. Vấn đề đáng lo ở đây nếu bài toán về khả năng cạnh tranh của ta không được giải quyết. Đây là lý do VASEP nên thúc đẩy các doanh nghiệp đi tham gia Hội chợ nhiều để biết mình đang đứng ở đâu, để doanh nghiệp có suy nghĩ và cách phát triển như thế nào. Không chỉ các Hội chợ lớn mà tham gia ở cả các Hội chợ nhỏ; không chỉ các doanh nghiệp lớn mà cả các DN vừa và nhỏ cũng phải cùng tham gia. Đây là điều cần thiết để các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước phát triển hơn. Đây cũng là nguồn doanh số đóng góp để sau này các doanh nghiệp nhỏ trở thành các doanh nghiệp lớn hơn trong tương lai.

Về hoạt động của Hiệp hội, các anh em văn phòng Hiệp hội rất tâm huyết và có trách nhiệm với các công việc đang thực hiện. Hiệp hội đang hoạt động tốt và chuyên nghiệp. Tôi đánh giá cao Hiệp hội có điểm sáng là tiếp cận và làm việc được với Chính Phủ & các Bộ ban ngành; lắng nghe, tổng hợp bất cập và đề xuất giải quyết vướng mắc kịp thời cho cộng đồng DN. Tuy nhiên, vấn đề lan tỏa ảnh hưởng của Hiệp hội đến tất cả các DN thành viên là chưa đủ. Hiệp hội cần làm nhiều hơn nữa, tiếp cận các DN vừa và nhỏ nhiều hơn nữa. Tôi nghĩ đó là việc rất cần vì DN vừa và nhỏ chưa có đủ sức và có thể chưa biết cách làm, Hiệp hội nên tiếp cận và chia sẻ để cho DN biết và có cơ hội phát triển hơn.  

Nếu làm được những công việc mang tính “đại dự án” như trên thì Hiệp hội sẽ hỗ trợ được nhiều cho cộng đồng DN không chỉ khâu sản xuất mà cả khâu giống, nuôi trồng, thức ăn và khoa học công nghệ. Hiệp hội nên phối hợp hoặc tham gia cùng với các hội về nuôi trồng-giống-thức ăn để sản phẩm của Việt Nam luôn có giá cạnh tranh nhất ở mọi thời điểm. Đây là mong muốn của ngành, Hiệp hội và cũng là mong muốn của chính tôi. Lớn mạnh của Hiệp hội cũng là lớn mạnh của ngành hàng.

tai tao nguon loi hai san iuu vasep 25 nam

TIN MỚI CẬP NHẬT

EC nỗ lực bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững tại Biển Baltic

 |  08:32 30/08/2024

(vasep.com.vn) Ủy ban châu Âu (EC) hôm 26/8 đã công bố đề xuất về cơ hội đánh bắt cá cho năm 2025 tại biển Baltic, với mục tiêu bảo vệ và duy trì nguồn cá trong khu vực này. Đề xuất này được xây dựng dựa trên những đánh giá khoa học gần đây cho thấy một số loài cá đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nghiêm trọng.

Nga: Sản lượng khai thác cá sardine Thái Bình Dương, cá hồi Viễn Đông tăng

 |  08:29 30/08/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Nghề cá Liên bang Nga (Rosrybolovstvo) cho biết hoạt động khai thác cá hồi ở khu vực Viễn Đông diễn ra nhanh hơn so với năm 2022, trong khi sản lượng đánh bắt cá sardine Thái Bình Dương tăng đáng kể.

Tiến trình hướng tới truy xuất nguồn gốc toàn cầu năm 2024

 |  08:27 30/08/2024

(vasep.com.vn) Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc thủy sản (GDST) được thành lập vào năm 2017 nhằm mục đích giúp truy xuất nguồn gốc thủy sản toàn cầu trở nên đáng tin cậy hơn và tiết kiệm hơn cho các công ty trong toàn bộ chuỗi cung ứng bằng cách tạo ra các tiêu chuẩn chung về truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Khảo sát của Oceana: Người Mỹ ủng hộ thủy sản bền vững, minh bạch

 |  08:26 30/08/2024

(vasep.com.vn) Oceana, một tổ chức phi lợi nhuận bảo tồn đại dương có trụ sở tại Washington, D.C., Hoa Kỳ, vừa công bố kết quả của một cuộc khảo sát mới cho thấy người dân Mỹ ủng hộ các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt hơn đối với hải sản họ tiêu thụ, bao gồm tăng cường tính minh bạch trong chuỗi cung ứng hải sản và giảm thiểu các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp.

Sản lượng bột cá tăng trong nửa đầu năm 2024

 |  08:43 29/08/2024

(vasep.com.vn) Tại các nước được theo dõi bởi Tổ chức dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), sản lượng bột cá trong 6 tháng đầu năm 2024 tại các quốc gia này đã tăng 40% trong khi sản lượng dầu cá tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do khối lượng đánh bắt cao hơn ở khu vực Bắc-Trung Peru, nơi hiện đang có lệnh cấm đánh bắt cá. Hiện tại, chỉ có khu vực đánh bắt ở phía nam Peru là còn hoạt động, với 15% hạn ngạch đã được khai thác.

Bất cập thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông lâm thuỷ sản chưa qua chế biến

 |  08:40 29/08/2024

Trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp sơ chế hiện đang áp dụng 3 loại thuế suất thuế GTGT khác nhau tại mỗi khâu (sản xuất, sơ chế và thương mại bán ra). Khi áp dụng các quy định này đã vô hình trung làm tăng giá thành của sản phẩm.

Thách thức nào đang đợi xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm?

 |  08:38 29/08/2024

Ngành thủy sản vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm nguy cơ thiếu nguyên liệu chế biến do dịch bệnh, giá cước vận tải tăng cao do xung đột tại Biển Đỏ, và các xáo trộn thương mại quốc tế.

Doanh nghiệp thủy sản chuyển hướng kinh doanh, xuất khẩu

 |  08:33 29/08/2024

(HQ Online) - Trước những khó khăn và thách thức do suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã kịp thời điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.

Rabobank: Các công ty thủy sản có thể lạc quan về thị trường Trung Quốc

 |  08:30 29/08/2024

(vasep.com.vn) Theo một báo cáo mới nhất từ Rabobank, các công ty thủy sản đang nhắm đến thị trường Trung Quốc cần thích nghi với sự phức tạp và các xu hướng tiêu dùng mới.

Kiên Giang: Sản lượng tôm nuôi tăng 8% trong 7 tháng đầu năm

 |  08:29 29/08/2024

(vasep.com.vn) Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang, trong 7 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh hơn 195.700 tấn, đạt 53,62% kế hoạch năm và tăng 7,25% so với cùng kỳ.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC