Các nhà sản xuất cá thịt trắng Alaska ủng hộ Quốc hội Mỹ mở rộng lệnh cấm đối với hải sản Nga, bao gồm cả cá minh thái Nga được chế biến tại Trung Quốc. Dự luật, được ủng hộ bởi các thượng nghị sĩ Alaska Dan Sullivan và Lisa Murkowski và đại diện Mary Sattler Peltola, nhằm mục đích mở rộng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với hải sản của Nga, bất kể nó có được chế biến ở nước thứ ba hay không.
Tuy nhiên, tình hình trở nên tồi tệ hơn do sự bất bình đẳng trong thương mại quốc tế, chẳng hạn như việc thiếu thuế quan đối với cá minh thái có nguồn gốc từ Nga trong khi xuất khẩu cá minh thái của Mỹ sang Trung Quốc bị đánh thuế 30%. Nhu cầu cá minh thái lột da sâu (deepskin), với các block đông lạnh đơn được giao dịch ở mức cao hơn 0,4 USD so với các khối nhập khẩu được đông lạnh hai lần. Các block PBO đông lạnh kép từ Trung Quốc phải đối mặt với sự sụt giảm giá, giảm 0,45 USD trong năm nay xuống còn 1,60 USD/pao FOB New England.
Hơn nữa, với việc ngày càng nhiều quốc gia châu Âu tránh sử dụng phi lê cá của Nga khiến Nga tăng sản lượng surimi, trong khi các nhà sản xuất Alaska dự kiến doanh số bán phi lê sẽ tăng mạnh ở châu Âu trong mùa thu. Sự không chắc chắn trong động lực thị trường đã làm tăng thêm sự phức tạp cho những nỗ lực đang diễn ra nhằm trừng phạt thủy sản Nga.
Việc mở rộng lệnh cấm thuỷ sản Nga sang các sản phẩm Nga được chế biến Trung Quốc phản tác dụng
Thậm chí, mở rộng lệnh cấm ra các sản phẩm cá minh thái đông lạnh kép của Trung Quốc có khả năng phản tác dụng. Ngành công nghiệp cá minh thái của Mỹ, vốn phụ thuộc vào cá miếng và lát cá tẩm bột, đang phải đối mặt với những thách thức do hành vi mua hàng của người tiêu dùng thay đổi, dẫn đến tồn kho dự trữ cao và giảm doanh số bán hàng. Việc áp đặt các hạn chế đối với cá chế biến của Trung Quốc có thể sẽ dẫn đến tổn thất đáng kể trong sản xuất cá minh thái cắt lát tẩm bột của Mỹ, có thể làm mất khoảng 50% sản lượng.
Lập luận rằng doanh số bán hàng đông lạnh nhiều hơn sẽ dẫn đến việc loại bỏ cá minh thái chế biến của Trung Quốc ra khỏi thị trường Mỹ được coi là không thực tế từ góc độ tiếp thị thủy sản. Vào năm 2022, Trung Quốc đã xuất khẩu một lượng đáng kể cá minh thái khối và philê đông lạnh hai lần sang Mỹ, chiếm gần một nửa (49,4%) tổng doanh số bán lẻ cá minh thái.
Để giải quyết tình trạng này và hỗ trợ các nhà sản xuất cá minh thái của Mỹ, Bộ nông nghiệp Mỹ tăng mua cá minh thái, giúp ổn định thị trường và hỗ trợ các nhà sản xuất trong nước, đảm bảo rằng sản lượng đánh bắt không bị lãng phí và hỗ trợ phát triển trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt.
Thuỳ Linh (Theo undercurrentnews)
(vasep.com.vn) Hàn Quốc đã đạt mốc xuất khẩu hải sản vượt 3 tỷ USD vào năm 2024, đánh dấu năm thứ ba liên tiếp đạt mức tăng trưởng kỷ lục. Theo báo cáo từ Bộ Đại dương Hàn Quốc, xuất khẩu hải sản trong năm nay đạt 3,03 tỷ USD, tăng 1,2% so với năm 2023, mặc dù gặp phải những thách thức về kinh tế và môi trường toàn cầu.
(vasep.com.vn) Theo dữ liệu thương mại cuối năm từ Kontali, nhà cung cấp hàng đầu về ngành thủy sản, thị trường cá hồi quốc tế trong năm 2025 sẽ chứng kiến một số xu hướng tiềm năng đáng chú ý.
(vasep.com.vn) Việt Nam và Hoa Kỳ vừa đạt được thỏa thuận giải quyết vụ tranh chấp liên quan đến thuế chống bán phá giá đối với cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Đây là một cơ hội cho Công ty CP Vĩnh Hoàn và ngành cá tra Việt Nam mở rộng XK cá tra một cách ổn định bền vững hơn sang thị trường Mỹ.
Cộng hòa Czech khẳng định ủng hộ EC xem xét gỡ bỏ thẻ vàng IUU đối với hải sản xuất khẩu của Việt Nam.
Năm 2024, tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản tại Quảng Trị đạt trên 38 nghìn tấn (103,5% kế hoạch). Riêng khai thác đạt trên 29 nghìn tấn.
(vasep.com.vn) Sản lượng đánh bắt cá thu đao của Nhật Bản đã phục hồi đáng kể vào năm 2024, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước, đạt 38.695 tấn.
(vasep.com.vn) Năm 2024, XK sò điệp của Việt Nam đạt hơn 44 triệu USD, tăng ấn tượng 300% so với năm 2023.
Dự án sẽ khôi phục 9 ha rừng ngập mặn và hỗ trợ 22 hộ dân Sóc Trăng, Bạc Liêu chuyển đổi nuôi tôm đơn thuần sang nuôi trồng thủy sản kết hợp tuần hoàn.
(vasep.com.vn) Năm 2024, ngành thuỷ sản Việt Nam đã về đích ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2023. Các mặt hàng chủ lực đều có tăng trưởng tích cực như: tôm tăng 14%; cá ngừ tăng 17%; cá tra tăng 10%...
(vasep.com.vn) Năm 2024, ngành cá ngừ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong nửa cuối năm. Đây là một năm đáng ghi nhớ đối ngành này khi kim ngạch XK cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD. Tuy nhiên, để giữ được đà tăng trưởng này, ngành cá ngừ cần có động lực thúc đẩy.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn