Cảnh báo về vi phạm an toàn thực phẩm
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm 2021 đạt 1,01 tỷ USD, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2020. VASEP dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong tháng 3 sẽ đạt khoảng 640 triệu USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức xuất phát từ sự thay đổi về quy định kiểm dịch đối với sản phẩm nhập khẩu ở nhiều quốc gia và đáng nói hơn là đã xuất hiện những cảnh báo về vi phạm các quy định an toàn thực phẩm.
Mới đây, tại hội nghị về phòng, chống dịch bệnh thủy sản năm 2021, ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, mặc dù thời gian qua, các địa phương đã nâng cao chất lượng nhiều mặt hàng nhưng vẫn còn một số lô hàng vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm, bị trả về. Riêng với thị trường Trung Quốc, trong 3 tháng đầu năm 2021, đã có 6/14 lô hàng bị trả về (năm 2020 là 15/40 lô hàng bị trả về). Phía Trung Quốc thông tin, qua kiểm tra một số lô hàng tôm đông lạnh, tôm đã xử lý nhiệt của Việt Nam đã phát hiện dương tính với bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), vi rút đốm trắng (WSSV).
Cùng với đó, một số thị trường nhập khẩu chính của thủy sản Việt Nam đã có những thay đổi trong chứng nhận an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu. Ví dụ tại thị trường Hàn Quốc, sản phẩm tôm phải đáp ứng quy định về xử lý nhiệt (tôm nấu chín) theo quy định của Hàn Quốc mới được miễn kiểm dịch. Tuy nhiên, thời gian xử lý nhiệt theo quy định của Hàn Quốc dài, ảnh hưởng không nhỏ đến màu sắc, mùi vị… của sản phẩm. Hay với thị trường Brazil, quy định về chế độ xử lý nhiệt của nước này khắt khe hơn rất nhiều so với hướng dẫn của Tổ chức Thú y thế giới.
Những vấn đề nêu trên đã và đang tạo ra thách thức lớn cho hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong thời gian tới.
Cốt lõi là nâng cao chất lượng sản phẩm
Ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhận định, các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - châu Âu (EVFTA); Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)… tiếp tục là “đòn bẩy” cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Dự báo năm 2021, xuất khẩu thủy sản có thể đạt tới 8,8 tỷ USD, tăng gần 5% so với năm 2020. Tuy nhiên, để các sản phẩm Việt Nam chinh phục được đa dạng thị trường, cần tạo ra sự khác biệt rõ nét về cả chất lượng và hình thức.
Theo Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Nguyễn Quốc Toản, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng tôm ở dạng đông lạnh tới những thị trường lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và châu Âu. Đối với thị trường có quy định mới về kiểm dịch, các doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt và nâng cao chất lượng sản phẩm để giảm thiểu rủi ro.
Cũng về vấn đề này, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho rằng, các doanh nghiệp thủy sản cần xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc trong toàn bộ quá trình sản xuất từ nguyên liệu đến sơ chế, chế biến sản phẩm; đồng thời chủ động nắm bắt những thay đổi ở thị trường nhập khẩu để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình xuất khẩu.
Để bảo đảm mục tiêu xuất khẩu thủy sản năm 2021 đạt 8,8 tỷ USD, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, thời gian tới, ngành Nông nghiệp sẽ làm việc với các cơ quan thú y của Trung Quốc, Hàn Quốc... để tháo gỡ các rào cản; đồng thời mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Và để hạn chế những lô hàng thủy sản bị trả về, các địa phương, doanh nghiệp cần xây dựng vùng, chuỗi cơ sở sản xuất thủy sản an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu giám sát an toàn thực phẩm của các thị trường; đồng thời tập trung xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc các mặt hàng thủy sản để nâng cao giá trị gia tăng.
(vasep.com.vn) Sự tức giận của người Canada về cách đối xử mà họ nhận được từ tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã biểu hiện thành phong trào “Mua hàng Canada” đang gây tổn hại đến doanh số bán hàng hóa của Hoa Kỳ.
(vasep.com.vn) Thông báo gần đây về mức thuế quan mới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã làm dấy lên mối lo ngại cho ngành tôm của Ecuador, nhưng các nhà chức trách tin rằng ngành này vẫn có vị thế cạnh tranh mạnh mẽ so với các đối thủ toàn cầu.
(vasep.com.vn) Thái Lan và Indonesia đang tìm cách xoa dịu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump với hy vọng giảm mức thuế quan trả đũa áp dụng đối với họ - lần lượt là 36% và 32%.
(vasep.com.vn) Hiệp hội Nhà hàng Quốc gia (NRA), đại diện cho các công ty cùng nhau điều hành hơn một triệu nhà hàng và cửa hàng dịch vụ thực phẩm tại Hoa Kỳ, đã ra tuyên bố lên án thuế quan của Trump.
(vasep.com.vn) Ngày 9/4/2025, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp mức thuế tổng hợp 104% lên hàng hóa Trung Quốc, gồm nhiều đợt tăng dồn dập: 10%, 10%, 34% và cuối cùng là 50%. Trong đó, hàng hải sản tiếp tục là một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Động thái này nằm trong chuỗi hành động trả đũa lẫn nhau giữa Washington và Bắc Kinh, đánh dấu một bước leo thang mới trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
(vasep.com.vn) Các nhà cung cấp tôm từ Ấn Độ và Đông Nam Á đang hoãn giao hàng sang Mỹ do mức thuế 10% đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump có hiệu lực từ ngày 5/4, và thuế tăng mạnh hơn từ 9/4. Họ tìm cách thương lượng lại giá để chia sẻ chi phí. Mức thuế nhập khẩu tôm có thể lên tới 74,6% với Việt Nam, do cộng thêm thuế chống bán phá giá và thuế đối kháng, khiến ngành tôm châu Á phản ứng thận trọng và linh hoạt theo từng thị trường.
(vasep.com.vn) Theo phân tích từ ngân hàng Rabobank của Hà Lan, tình trạng giá bột cá và dầu cá tăng mạnh khiến ngành thức ăn thủy sản lao đao vào năm 2022 và 2023 có thể diễn ra thường xuyên hơn và nghiêm trọng hơn đáng báo động.
(vasep.com.vn) Chính quyền Panama đã tịch thu 06 tàu đánh cá dài vào ngày 20/1 vì đánh bắt trái phép tại vùng biển được bảo vệ. Họ cũng mở cuộc điều tra đối với 10 tàu khác mà dữ liệu giám sát cho thấy dường như đã đánh bắt cá trong khu vực nhưng đã rời đi khi chính quyền đến.
(vasep.com.vn) Bên cạnh cá tra - sản phẩm cá thịt trắng XK chủ lực, Việt Nam cũng là quốc gia XK cá rô phi, tuy nhiên, sản lượng và giá trị XK còn khá “khiêm tốn”. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là nhà sản xuất, người tiêu dùng và nhà XK lớn nhất, sản lượng tăng nhẹ và XK thay đổi ít. Indonesia và Brazil dẫn đầu về lượng sản lượng và mức tiêu thụ tăng vì cả hai nước đều có thị trường nội địa mạnh cũng như khối lượng XK đáng kể. Sự lớn mạnh của các đối thủ như Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Ai Cập, Brazil, Colombia, Honduras luôn là rào cản có sức nặng đối với cá rô phi Việt Nam.
Nghiên cứu thêm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp căn cứ các kết quả đàm phán, bao gồm việc nghiên cứu chính sách thuế, phí, lệ phí, giảm lãi suất.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn