Năm 2022, sản lượng cá rô phi của Trung Quốc đạt 1,75 triệu tấn, tiếp theo là Indonesia với 1,2 triệu tấn và Ai Cập với hơn 1 triệu tấn (tăng 80% trong thập kỷ qua và hầu hết được tiêu thụ trong nước). Ba quốc gia này chiếm gần 75% tổng sản lượng cá rô phi toàn cầu. Bangladesh, Philippines và Thái Lan cũng đang mở rộng sản xuất, trong đó sản lượng cá rô Bangladesh sản xuất hơn 370.000 tấn năm và không có dấu hiệu chậm lại.
Trung Quốc
Khó có quốc gia nào trên thế giới có thể thay thế Trung Quốc với các sản phẩm phile cá rô phi đông lạnh. Trung Quốc là nhà cung cấp cá rô phi lớn nhất thế giới, Mỹ là điểm đến lớn nhất của mặt hàng này trong nhiều năm qua. Kể từ năm 2018, Mỹ đã trả 432 triệu USD tiền thuế cho 2,3 tỷ USD cá rô phi NK từ Trung Quốc.
Năm 2023, Trung Quốc cung cấp gần 84 nghìn tấn phile cá rô phi đông lạnh cho Mỹ, vượt xa con số 6.375 tấn từ Indonesia và 564 tấn từ Honduras - nguồn cung cá rô phi lớn nhất của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh. Tuy nhiên, nguồn cung của Trung Quốc cho Mỹ đã giảm mạnh, giảm 20% so với mức 105.008 tấn năm 2020 và 42% so với mức 140.714 tấn năm 2015, mặc dù NK từ các quốc gia khác cũng giảm.
Tổng thống Donald Trump vừa mới công bố mức thuế mới lên tới 79% cho sản phẩm cá rô phi đông lạnh NK từ Trung Quốc. Điều này sẽ đẩy giá bán buôn lên cao, áp lực tăng giá ngày càng gia tăng.
Indonesia
Là một quốc gia có nguồn lợi thủy sản dồi dào, Indonesia là nhà sản xuất cá rô phi lớn thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc. Năm 2021, Indonesia sản xuất được 1,35 triệu tấn cá rô phi, chiếm 23% tổng sản lượng cá nuôi của cả nước. Đến năm 2029, Indonesia đặt mục tiêu sản xuất được 2,01 triệu tấn cá rô phi, với tốc độ tăng trưởng sản lượng trung bình là 6,61%/năm.
Về giá trị XK, năm 2023, XK cá rô phi của Indonesia đạt 82 triệu USD về giá trị và hơn 11 nghìn tấn về khối lượng. Sản phẩm XK chủ lực là phile cá rô phi chiếm đến 98,46% tổng kim ngạch XK. Mỹ vẫn là điểm đến XK chính của cá rô phi Indonesia, chiếm gần 60% tổng kim ngạch XK, tiếp theo là Canada chiếm gần 21% tổng kim ngạch và EU chiếm 28%. Nhu cầu cao từ các quốc gia này cho thoấy sự tin tưởng toàn cầu vào chất lượng cá rô phi Indonesia.
Cá rô phi Indonesia có nhiều ưu điểm để cạnh tranh như: Có thể được nuôi trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, bao gồm ao nước ngọt, lồng lưới nổi và vùng nước công cộng; Công nghệ hiện đại như lồng lưới nổi và các hệ thống ao giúp tăng hiệu quả về chi phí và năng suất sản xuất; Sản phẩm có sự đa dạng hóa chế biến như phi lê, cá xé nhỏ và cá viên giúp tăng giá trị và mở rộng thị trường.
Cá rô phi được dự đoán sẽ trở thành xương sống của ngành nuôi trồng thủy sản Indonesia. Năm 2025, Indonesia đẩy mạnh nuôi cá rô phi nước mặn. Với sản lượng ngày càng tăng và XK chiếm ưu thế, cá rô phi đã trở thành một mặt hàng hàng đầu đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia.
Ai Cập
Ai Cập là nhà sản xuất và XK cá rô phi hàng đầu Châu Phi,và lớn thứ 3 thế giới. Năm 2025, cá rô phi tiếp tục đóng vai trò quan trọng là nguồn protein rẻ nhất tại quốc gia này.
Brazil
Brazil hiện là nhà sản xuất cá rô phi lớn thứ 4 thế giới, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Cá rô phi là loài chiếm ưu thế trong nuôi trồng thủy sản ở Brazil, chiếm 98% kim ngạch XK nuôi trồng thủy sản tại Brazil và chiếm 68% tổng sản lượng. Phi lê tươi là sản phẩm cá rô phi XK chủ lực, chiếm 65% tỷ trọng, tiếp theo là cá rô phi nguyên con. Năm 2021, Brazil đã sản xuất 530.000 tấn cá rô phi.
Tiêu thụ cá rô phi nội địa tại Brazil đã tăng gần gấp đôi trong thập kỷ qua, đạt 2,84 kg/người/năm vào năm 2023. Năm 2023, tổng sản lượng cá nuôi đạt 887.029 tấn.
Theo số liệu từ Hiệp hội nuôi trồng thủy sản Brazil (Peixe BR), năm 2024, sản lượng cá rô phi của Brazil đạt hơn 662 nghìn tấn, tăng 14% so với năm 2023.
Mỹ là “khách hàng” lớn nhất của cá rô phi Brazil, chiếm 92% kim ngạch XK. Cạnh tranh từ các nước châu Á trong lĩnh vực phi lê cá rô phi đông lạnh vẫn là một thách thức với quốc gia Nam Mỹ này.
Ngành nuôi cá rô phi của Brazil đang có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, với mục tiêu XK hơn 100 triệu USD sang Mỹ trong năm nay, và Mỹ sẽ trở thành nhà NK phile cá rô phi hàng đầu, chứng tỏ vị thế ngày càng nổi bật của Brazil trong phân khúc này.
Việt Nam cần làm gì để cạnh tranh với các ông lớn?
Tại Việt Nam, năm 2024, sản lượng nuôi cá rô phi của đạt 300 nghìn tấn, tương đương với năm 2023. Diện tích nuôi cá rô phi đạt 30 nghìn ha, không thay đổi so với năm 2023. Sản lượng sản xuất giống cá rô phi/điêu hồng đạt 1,09 tỷ con, giảm 17% so với năm 2023.
Theo số liệu Hải quan Việt Nam, XK cá rô phi Việt Nam, bao gồm cả cá rô phi (tilapia) và cá điêu hồng (red tilapia) trong 2 tháng đầu năm nay đạt 7 triệu USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng XK cá rô phi tăng 93%, đạt hơn 5 triệu USD, XK cá điêu hồng giảm 70%, giá trị đạt hơn 1,4 triệu USD.
Ngành cá rô phi Việt Nam muốn cạnh tranh hiệu quả với các đối thủ lớn như Brazil, Ai Cập, Trung Quốc và Indonesia trên thị trường quốc tế cần tập trung vào một số chiến lược quan trọng:
Tăng trưởng sản lượng và mở rộng diện tích nuôi trồng thông qua cải thiện hiệu quả sản xuất và mở rộng diện tích nuôi trồng. Việc áp dụng công nghệ nuôi trồng hiện đại, như lồng lưới nổi và các hệ thống ao, sẽ giúp nâng cao năng suất và giảm chi phí sản xuất.
Đảm bảo chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ và EU. Đặc biệt, việc chú trọng vào các sản phẩm chế biến sẵn như phi lê và cá viên sẽ giúp Việt Nam gia tăng giá trị gia tăng và mở rộng thị trường. Việc phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng như phi lê đông lạnh có thể giúp cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ như Trung Quốc và Brazil.
Xây dựng thương hiệu và tăng cường marketing quốc tế giúp nâng cao nhận diện và giá trị sản phẩm. Đặc biệt, đối với các thị trường lớn như Mỹ, Việt Nam có thể tăng cường các chiến dịch marketing để nâng cao hình ảnh sản phẩm, đồng thời khai thác các kênh phân phối mới để mở rộng thị trường XK.
Đẩy mạnh và tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác lớn để giảm thuế NK và thúc đẩy XK cá rô phi. Cơ hội từ các FTA, như FTA Việt Nam - EU hay FTA ASEAN - Trung Quốc, có thể giúp cá rô phi Việt Nam dễ dàng tiếp cận thị trường các quốc gia với mức thuế thấp hoặc miễn thuế.
Ứng dụng công nghệ và cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất, đặc biệt là trong việc cải thiện giống cá rô phi và tối ưu hóa quy trình nuôi trồng để đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm. Công nghệ tiên tiến cũng giúp cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động môi trường, điều này sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh với các nước có nền sản xuất bền vững như Indonesia và Ai Cập.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng và logistics, cải thiện các kho lạnh, hệ thống vận chuyển và cơ sở chế biến có thể giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển, từ đó giúp Việt Nam cung cấp sản phẩm cá rô phi với giá thành cạnh tranh hơn.
Xây dựng chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, nhận hỗ trợ thông qua các chính sách về tín dụng, thuế và đào tạo nghề cho người nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, các chương trình nghiên cứu và phát triển giống cá chất lượng cao và phương pháp nuôi trồng bền vững cũng rất cần thiết để đảm bảo ngành cá rô phi của Việt Nam có thể cạnh tranh lâu dài trên thị trường quốc tế.
Việt Nam cần tập trung không chỉ vào sản lượng mà còn phải cải thiện chất lượng sản phẩm, phát triển thị trường XK, và đầu tư vào công nghệ và hạ tầng để gia tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thế giới như Trung Quốc, Brazil, và Indonesia.
Thị trường cá rô phi toàn cầu đang tăng trưởng mạnh mẽ, với sản lượng dự kiến đạt hơn 7 triệu tấn vào năm 2025. Trung Quốc, Indonesia và Brazil là những quốc gia sản xuất hàng đầu. Tuy nhiên, cung – cầu có sự biến động, đặc biệt tại Mỹ, nơi NK giảm do nguồn cung hạn chế từ Colombia và Brazil. Ngược lại, Trung Quốc và Indonesia duy trì XK ổn định. Giá cá rô phi biến động mạnh, với mức giảm tại Brazil và Mỹ do cung vượt cầu. Thị trường bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, khi Mỹ áp thuế lên thủy sản Trung Quốc, buộc các nhà NK phải tìm nguồn cung từ Đông Nam Á.
Ngoài ra, Bangladesh tiếp tục là một nhà sản xuất quan trọng với khối lượng tăng và tiêu thụ trong nước cũng tăng. Giống như Bangladesh, Ấn Độ đang cố gắng tăng sản lượng cá rô phi mà không làm giảm sản lượng của bất kỳ loại cây trồng nuôi trồng thủy sản nào khác.
(vasep.com.vn) Tình trạng lạm thác đang đặt ngành đánh bắt cá của Kenya vào tình trạng nguy hiểm, đe dọa cả sinh kế và đa dạng sinh học. Các chuyên gia kêu gọi quản lý và hỗ trợ tốt hơn cho cộng đồng địa phương.
(vasep.com.vn) Nhà tổ chức Triển lãm Thủy sản Toàn cầu Diversified cho biết sự kiện lần thứ 31 này đang tiếp tục thu hút sự chú ý.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2025 đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ sự phục hồi nhu cầu tại nhiều thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và khối CPTPP. Tuy nhiên, phía sau con số lạc quan vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước thuế đối ứng của Trump với toàn thế giới và bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm của Ấn Độ trong năm 2024 đã tăng trưởng hai con số, đạt gần 600.000 tấn, giúp quốc gia này vượt qua Ecuador để trở thành nước xuất khẩu tôm lớn có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, theo số liệu thương mại của Ấn Độ.
Ngành cá tra Việt Nam đang tích cực hoàn thiện quy trình sản xuất giống không sử dụng kích dục tố HCG – loại hóc môn chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, từng bị khan hiếm trong dịch COVID-19 và bị EU khuyến cáo hạn chế. Từ giữa năm 2023, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II đã triển khai nghiên cứu thay thế HCG bằng các hoạt chất khác như não thùy cá chép, sGnRHa, LH-Rha, 17-20P và Buserelin. Kết quả bước đầu rất khả quan, xác định được liều lượng tối ưu. Trong năm 2025, quy trình này sẽ được thực nghiệm tại 10 trại giống, tiến tới đăng ký tiến bộ kỹ thuật và thương mại hóa.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong 3 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 228 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024. XK cá ngừ sang các thị trường chính có xu hướng tăng trưởng chậm lại.
Mỹ là nước nhập khẩu cá rô phi nhiều nhất thế giới, trong khi Trung Quốc xuất khẩu lớn nhất thế giới. Thế nhưng, với việc phải chịu mức thuế lên tới 150%, đang khiến cá rô phi Trung Quốc “mất cửa” vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, đây lại là cơ hội cho các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam gia tăng thị phần mặt hàng này tại Mỹ trong thời gian tới...
Theo nhiều thương lái thu mua tôm nguyên liệu và các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cho biết, ngay sau khi Mỹ công bố hoãn áp thuế đối ứng từ 46% xuống 10% trong 90 ngày, giá tôm nguyên liệu trên thị trường đang dần ổn định và tăng nhẹ trở lại, với mức tăng từ 5- 10 ngàn đồng/kg theo từng phân khúc và kích cỡ. Đây là tín hiệu tích cực, giúp người nuôi tôm có thêm động lực để chuẩn bị cho vụ mùa mới.
(vasep.com.vn) Giá bán buôn tôm đông lạnh nhập khẩu tại Trung Quốc đã bắt đầu tăng sau nhiều tuần giảm, do lượng hàng tồn kho ở thị trường hạ nguồn cạn kiệt.
Tháng 2/2025, diện tích nuôi thả cá trên địa bàn toàn tỉnh là 1.987 ha; trong đó diện tích nuôi cá tra công nghiệp là 298,6 ha.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn