VASEP gửi báo cáo tới Văn phòng Chính phủ về những vướng mắc, kiến nghị của DN thủy sản trong quý 2/2024

Tiêu điểm 08:19 24/06/2024 Kim Thu
(vasep.com.vn) Phúc đáp Công văn số 71/HĐTV ngày 04/6/2024 của Hội đồng Tư vấn CCTTHC (Hội đồng Tư vấn) về việc báo cáo kết quả hoạt động Quý II và phương hướng nhiệm vụ Quý III, IV/2024, Hiệp hội VASEP đã gửi công văn số 78/CV-VASEP tới Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về nội dung trên. Một số vướng mắc, kiến nghị của DN thủy sản trong quý 2/2024 như sau:

1. Áp trần chi phí lãi vay: Việc quy định giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, từ đó áp trần chi phí lãi vay để tính thuế thu nhập là không hợp lý, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, cũng như dòng tiền của doanh nghiệp trong các năm đầu khi mới đầu tư. VASEP kiến nghị:

- Sửa đổi lại điểm d khoản 2 Điều 5 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP để hủy bỏ quy định coi giao dịch đi vay giữa ngân hàng và doanh nghiệp vay dài hạn để đầu tư là giao dịch liên kết, giúp DN không phải bị áp trần chi phí lãi vay khi tính thuế TNDN.

- Sửa đổi lại quy định các đối tượng không thuộc phạm vi áp trần chi phí lãi vay tại diểm c, khoản 3 Điều 16 Nghị định số 132/2020/NĐ-CP như tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, công ty chứng khoán, … để các DN sản xuất không phải chịu áp mức trần của tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

2. Chính sách thuế TNDN đối với DN chế biến thủy sản

Sau nhiều năm vướng mắc liên quan việc áp mức thuế TNDN cao tới 20% tại Cục thuế nhiều địa phương do Cục thuế xác định sản phẩm thủy sản là từ “hoạt động sơ chế”, sau kiến nghị của VASEP và tham vấn ý kiến của Bộ NNPTNT, Bộ KHĐT thì ngày 12/3/2021 Bộ Tài chính đã ban hành văn bản số 2550/BTC-TCT v/v chính sách thuế TNDN gửi Bộ NNPTNT và VASEP, đã xác định rõ “là hoạt động chế biến thủy sản” làm căn cứ để các Cục thuế xác định ưu đãi thuế TNDN theo quy định hiện hành. Tuy nhiên, việc này cần được Chính phủ, Bộ Tài chính đưa vào các văn bản QPPL để thực hiện thống nhất.

VASEP kiến nghị Bộ Tài chính xem xét sớm đưa vào văn bản QPPL việc xác định rõ hoạt động chế biến thủy sản là “hoạt động chế biến” để thực hiện chính sách thuế TNDN theo tinh thần văn bản số 2550/BTC-TCT ngày 12/3/2021 của Bộ Tài chính và văn bản số 9494/BTC-VP ngày 6/9/2023 của Bộ Tài chính (ghi nhận ý kiến của VASEP để nghiên cứu trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chính sách).

3. Thời gian cấp Giấy xác nhận nguyên liệu khai thác (S/C) của các cảng cá

Hiện nay, việc cấp S/C tại các cảng cá sau khi DN đưa nguyên liệu về nhà máy ở nhiều nơi đang kéo dài & mất rất nhiều thời gian, thậm chí hàng tháng hoặc nhiều lô đến 2-3 tháng – ảnh hưởng rất lớn đến việc sản xuất và XK của các DN.

Hiện trạng bất cập này đã được VASEP báo cáo-kiến nghị với Bộ NNPTNT tại văn bản báo cáo số 01/BC-VASEP ngày 09/01/2024.

VASEP kiến nghị Bộ NNPTNT xem xét thay đổi quy định về cách tiếp cận trong việc xác nhận giấy Xác nhận Nguyên liệu (S/C) tại cảng cá trong quy trình xác nhận truy xuất nguồn gốc IUU hiện nay. Đó là cấp giấy S/C ngay cho chủ hàng khi chủ hàng đã hoàn thành việc bốc dỡ nguyên liệu từ tàu có sự giám sát của nhân viên cảng về chủng loại, khối lượng... tại cảng cá. Việc này là mấu chốt giải quyết nhiều bất cập, nút thắt hiện nay trong quá trình TXNG, kiểm soát IUU.

4. Quy định kiểm dịch đối với hàng thủy sản chuyển mục đích sử dụng sang tiêu thụ nội địa có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công xuất khẩu (GCXK).

Hiện chưa có quy định/ hướng dẫn về “chuyển mục đích sử dụng” như kể trên tại các Thông tư về kiểm dịch thủy sản nhập khẩu của Bộ NNPTNT để người dân & DN chuyển đổi mục đích sử dụng cho hàng NK đang tạo ra một khoảng trống trong quy định đáp ứng các nhu cầu thực tiễn của DN và sản xuất kinh doanh.

Xin kiến nghị Bộ NNPTNT xem xét bổ sung quy định kiểm dịch đối với hàng thủy sản chuyển mục đích sử dụng sang tiêu thụ nội địa có nguồn gốc nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu (SXXK) hoặc gia công xuất khẩu (GCXK).

5. Vướng mắc liên quan đến Giấy chứng nhận ATTP (H/C) của nguyên liệu thủy sản nhập khẩu từ New Zealand để chế biến XK vào EU

Hiện nay, lô hàng thành phẩm của DN sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu từ New Zealand chưa được cơ quan thẩm quyền (Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (NAFIQPM) và các đơn vị thuộc Cục ghi nhận là đáp ứng yêu cầu nhằm giải quyết các thủ tục cần thiết (cấp H/C) cho việc XK lô hàng sang EU – do nội dung trên giấy H/C nhập khẩu cấp bởi CQTQ New Zealand không đầy đủ/tương thích với mục XI - Chương trình XK thủy sản vào EU ban hành kèm theo Quyết định 5523/QĐ-BNN-CCPT ngày 21/12/2023 của Bộ NNPTNT.

VASEP kiến nghị:

- Bộ NNPTNT xem xét, trên cơ sở công nhận, thừa nhận lẫn nhau và thực tiễn của vấn đề, chấp nhận mẫu H/C của các quốc gia có Thỏa thuận với EU;

- Bộ NNPTNT xem xét giải quyết cấp H/C cho các lô hàng thành phẩm có nguyên liệu NK trước ngày QĐ 5523 có hiệu lực

6. Kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP:

VASEP kiến nghị:

- Rà soát lại các quy định kích thước khai thác tối thiểu tại phụ lục V, NĐ 37/2024; và xem xét để điều chỉnh phù hợp lại thông số quy định này với một số loài thông dụng trên;

- Báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét sửa đổi phù hợp quy định kích thước tối thiểu được phép khai thác của các loài thủy sản sống trong vùng nước tự nhiên, trong đó đề xuất khung tiếp cận như Nghị định 26/2019/NĐ-CP.

7. Qui định “Không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu” tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP; và quy định xử phạt vi phạm hành chính cho quy định “trộn lẫn” tại khoản 4) Điều 42) Nghị định 38/2024/NĐ- CP

Quy định này gây hoang mang cho DN vì khi không biết khái niệm “trộn lẫn nguyên liệu” trong “cùng một lô hàng xuất khẩu” được hiểu như thế nào mới đúng. Bởi tại Luật Thủy sản (2017), Nghị định 26/2019, Nghị định 37/2024 và 38/2024 không thấy có định nghĩa cụ thể về hành vi “trộn lẫn nguyên liệu” kể trên.

VASEP kiến nghị:

- Bộ NN&PTNT rà soát, đánh giá lại và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, tháo gỡ phù hợp quy định «không trộn lẫn...» kể trên tại ý c, điểm 6, khoản 36 (bổ sung Điều 70b) của Nghị định 37/2024 để cộng đồng DN hiểu rõ và tuân thủ đầy đủ quy định liên quan này nhằm thực hiện chống khai thác IUU tốt mà không ảnh hưởng tiêu cực đến các trách nhiệm & quyền tự chủ kinh doanh của DN.

- Tương tự vậy với nội dung quy định tại khoản 4) Điều 42) Nghị định 38/2024, Bộ NN&PTNT rà soát và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi phù hợp để đảm bảo việc xử phạt vi phạm phải tương ứng & đúng với các hành vi đã quy định tại Nghị định 37/2024 – giúp cộng đồng DN và các cơ quan thẩm quyền có liên quan cùng hiểu rõ giống nhau và thực thi xử lý vi phạm đúng, tránh việc hiểu khác, hiểu sai lệch với quy định hành vi có liên quan tại NĐ 37/2024. Đảm bảo tính khả thi, hiệu lực, hiệu quả của các Nghị định.

Công văn số 78/CV-VASEP ngày 13/6/2024 gửi tới Hội đồng Tư vấn Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng Chính phủ

hoi dong tu van cctthc vasep

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nga chấp thuận sản lượng cá nổi tự nhiên 50.000 tấn ở vùng biển Morocco

 |  08:32 28/06/2024

(vasep.com.vn) Chính quyền Nga đã phê duyệt hạn ngạch cho các doanh nghiệp trong nước đánh bắt ở vùng biển Morocco theo thỏa thuận song phương giữa hai nước

Jeelani (Ấn Độ) đẩy mạnh kinh doanh tôm VAP

 |  08:31 28/06/2024

(vasep.com.vn) Công ty Xuất khẩu Thủy sản Jeelani Marine của Ấn Độ là công ty mới nhất trong số các nhà xuất khẩu đang đầu tư mạnh vào chế biến giá trị gia tăng nhằm thoát khỏi thị trường cạnh tranh khốc liệt của tôm bỏ đầu, bỏ vỏ.

Indonesia đa dạng hóa thị trường xuất khẩu tôm khi bị Mỹ áp thuế

 |  08:28 28/06/2024

(vasep.com.vn) Trước quy định chặt chẽ của Mỹ về thuế đối kháng và thuế chống bán phá giá dành cho tôm nhập khẩu, chính phủ Indonesia đã lên kế hoạch đa dạng hóa thị trường xuất khẩu tôm.

Xuất khẩu surimi vẫn chưa phục hồi

 |  08:25 28/06/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK chả cá và surimi của Việt Nam tháng 5/2024 vẫn tiếp tục giảm. Giá trị XK trong tháng này chỉ đạt hơn 23 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, XK chả cá và surimi của Việt Nam đạt hơn 106 triệu USD, giảm 15%.

Xuất khẩu thủy sản của Ấn Độ đạt mức cao kỷ lục trong năm tài chính 2023-2024

 |  08:54 27/06/2024

(vasep.com.vn) Ấn Độ đã xuất khẩu 1.781,602 tấn thủy sản, trị giá 7,38 tỷ USD trong năm tài chính 2023-2024, trong đó, tôm đông lạnh vẫn đứng đầu trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu.

Lợi nhuận của Expalsa (Ecuador) giảm 30% trong năm 2023

 |  08:50 27/06/2024

(vasep.com.vn) Doanh thu của Expalsa, một trong những nhà XK tôm lớn nhất của Ecuador, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến và XK tôm thẻ chân trắng, đạt 374 triệu USD, giảm nhẹ 1% trong năm 2023 do chi phí hoạt động tăng. Lợi nhuận công ty này đạt 7,3 triệu USD, giảm 30% so với mức 10,5 triệu USD năm 2022.

Cá ngừ vằn Ecuador rẻ hơn cá ngừ vằn Thái Lan

 |  08:47 27/06/2024

(vasep.com.vn) Khoảng cách giá giữa cá ngừ vằn của Ecuador và Thái Lan đang ngày càng lớn.

Giá tôm nguyên liệu giảm: Thêm một thách thức ngành tôm phải vượt qua

 |  08:39 27/06/2024

(vasep.com.vn) Giá tôm nguyên liệu tại các tỉnh khu vực ĐBSCL có xu hướng giảm mạnh kể từ tháng 5 đến nay.

Thuế của Mỹ đối với tôm Ecuador có thể thay đổi chỉ trong vài tuần

 |  08:56 26/06/2024

(vasep.com.vn) Một nhà XK tôm lớn của Ecuador cho rằng thuế chống bán phá giá mà Mỹ áp đặt đối với tôm NK từ Ecuador có thể sẽ được điều chỉnh trong vòng vài tuần.

Doanh nghiệp gặp khó vì chỉ được đánh bắt cá ngừ vằn từ 5 kg

 |  08:54 26/06/2024

(NLĐO) - Việt Nam quy định chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác đối với cá ngừ vây là 0,5 m (tương đương cỡ từ 5 kg) trong khi Tây Ban Nha vẫn cho phép khai thác cỡ 1,5 kg.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC