Tiềm năng của ngành hàng mực – bạch tuộc và một số chia sẻ, kiến nghị

Tiêu điểm 08:32 17/06/2024 Kim Thu
(vasep.com.vn) Tại Hội nghị toàn thể Hội viên VASEP năm 2024 tổ chức ngày 10/6/2024, ông Nguyễn Nam Vinh – Phó Giám đốc Công ty TNHH Huy Nam đã có bài tham luận về tiềm năng của ngành hàng mực – bạch tuộc, những khó khăn, thách thức và một số chia sẻ, kiến nghị để phát triển bền vững ngành hàng.

Nghề cá biển đóng góp quan trọng trong việc nâng cao thị phần XK

Ngành thuỷ sản và nghề cá biển (khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá) đã có những đóng góp quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao thị phần xuất khẩu, và góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo của đất nước.

Bên cạnh những đóng góp tích cực, nghề cá nước ta đang phải đối diện với những khó khăn, thách thức trên con đường phát triển một nghề cá bền vững và có trách nhiệm trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Theo Cục Thuỷ sản, năm 2024 kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi chậm hơn so với dự báo, lạm phát ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, người dân các nước thắt chặt chi tiêu, nhu cầu tiêu dùng toàn cầu giảm mạnh trong đó có sản phẩm thủy sản dẫn đến những khó khăn trong hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Bên cạnh đó, nghề cá còn phải đối mặt: Thách thức về môi trường và an ninh biển, Biển đối khí hậu, Ô nhiễm môi trường biển, Khai thác thiếu bền vững, “Thẻ vàng” của Uỷ ban Châu Âu (EC). Đây là những trở ngại làm hạn chế sức cạnh tranh của ngành hàng thủy sản Việt Nam trên thế giới, cũng như bảo đảm bền vững các hệ sinh thái biển phục vụ cho cuộc sống của hàng triệu người dân địa phương.

Những khó khăn-thách thức

Bên cạnh đó ngành còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức:

- Ủy ban châu Âu vẫn tiếp tục giữ cánh báo “thẻ vàng” đối với ngành khai thác thủy sản. Điều này là sản phẩm thủy sản khi vào thị trường EU bị cầm chân nhiều.

- Tình trạng thiếu nguồn lao động trầm trọng, nguồn nhân lực còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành khai thác thủy sản. Phương tiện lao động còn thô sơ, chưa được hỗ trợ đồng bộ từ các cấp, chính quyền. Hơn nữa, việc khai thác chưa áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật dẫn đến năng suất thấp. Bên cạnh đó, chưa có sự bình ổn giá nên giá thành vì vậy cũng ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Giá dầu ngày một theo thang. Theo chia sẻ của chủ phương tiện đánh bắt, với tình hình giá dầu tăng, giá xuất khẩu hải sản giảm (thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023) đã có nhiều phương tiện đánh bắt tạm ngưng hoạt động.

- Biến đổi khí hậu, làm cho hoạt động khai thác thủy sản trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

- Hiện tại giá cước tàu tăng nhiều, đột biến do tình hình chiến tranh và bất ổn trên vùng Biển đỏ, tình trạng khan hiếm container và hãng tàu bắt tay nhau nâng giá vô tội vạ khiến xuất khẩu bất ổn và rủi ro.

- Không chỉ siết chặt về IUU trong đánh bắt hải sản, hiện nay EU áp dụng nhiều khuyến cáo và biện pháp kiểm soát trong việc quản lý VSATTP như: Cấm chiếu xạ, cấm sử dụng các hóa chất khử trùng gốc Clorat, trong khi nhiều thị trường khác vẫn cho phép dư lượng ở mức độ có kiểm soát.

- Các DN thủy sản cần sử dụng vốn vay lớn để tạm trữ nguyên liệu nhưng việc tiếp cận các gói vay ưu đãi rất khó khăn.

- Luật thuế GTGT áp dụng cho các DN thủy sản hiện còn nhiều bất cập và quy định thiếu chặt chẽ từ việc nhập khẩu nguyên vật liệu thủy sản (Xác định biểu thuế, HS Code … chưa chính xác, quy phạm, quy định dễ hiều nhầm, khó xác minh, xác định: Hàng luộc, đã qua gia nhiệt, xuất xứ hàng hóa, thuế suất thuế GTGT chưa đồng bộ, công tác hoàn thuế còn chậm.

- Các DN xuất khẩu thủy sản đang gặp nhiều vướng mắc đối với các quy định mới về kiểm soát vùng nuôi, vùng khai thác, cam kết hộ dân, ngư dân, các giám sát, tuyên truyền việc sử dụng hóa chất cấm, kháng sinh hay kiểm soát môi trường nuôi trồng thủy sản còn nhiều thiếu sót. Các văn bản chồng chéo, không rõ ràng, thậm chí không đồng bộ giữa các địa phương, ban ngành, dẫn đến DN vô tình hay bắt buộc phải làm sai lỗi, rủi ro cao.

Nhằm tìm giải pháp quản lý nghề cá và ngành hàng thuỷ sản phát triển hiệu quả và bền vững, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã đề cập đến sự thay đổi trong ngành thủy sản Việt Nam, từ việc chỉ tập trung vào đánh bắt và nuôi trồng nay đã chuyển sang một hướng tiếp cận toàn diện hơn; trong đó vừa đánh bắt vừa bảo tồn theo các hình thức đa dạng, phong phú, trọng tâm có hiệu quả với việc thu hút du lịch vào việc bảo tồn nghề cá.

Đồng thời, Bộ trưởng kêu gọi sự thay đổi trong tư duy và hành động, từ việc chỉ chú trọng đánh bắt sang việc bảo tồn và phát triển bền vững, việc chống khai thác hải sản gỡ bỏ “thẻ vàng” IUU trước hết vì lợi ích quốc gia, vì lợi ích của nhân dân. Các DN XK thủy sản từ nguồn đánh bắt đang từng ngày từng giờ cố gắng thực hiện đúng các chỉ đạo, yêu cầu của chính phủ, bộ ngành… để mong muốn sớm gỡ bỏ thẻ vàng IUU.

xuat khau muc bach tuoc viet nam xuat khau thuy san viet nam vasep hoi nghi toan the hoi vien vasep 2024

TIN MỚI CẬP NHẬT

Góp ý Dự thảo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)

 |  16:54 27/06/2024

Kính gửi: Ban lãnh đạo Quý Doanh nghiệp/Hiệp hội

Nhiều tiềm năng cho sản xuất protein thay thế trong thức ăn thủy sản

 |  08:51 27/06/2024

(vasep.com.vn) Sau khi thu hút được nguồn tài trợ mới đáng kể, Enifer và Kuehnle Biosciences đang hướng tới việc đóng vai trò lớn hơn trong lĩnh vực thay thế thức ăn thủy sản.

Infographic: Xuất khẩu mực và bạch tuộc của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024

 |  08:47 27/06/2024

(vasep.com.vn) 5 tháng đầu năm 2024, XK mực và bạch tuộc của Việt Nam thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân là do XK mực giảm 5%. XK nhóm sản phẩm này sang các thị trường chính phần lớn đều giảm.

Long An: Tình hình tiêu thụ cá tra thuận lợi

 |  08:41 27/06/2024

(vasep.com.vn) Từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, ít xảy ra các loại dịch bệnh, tình hình tiêu thụ thủy sản nuôi có chiều hướng chuyển biến tích cực.

Thông tin về Chương trình Chứng nhận Khai thác Nhật Bản theo Quy định IUU của EU (Số 1005/2008)

 |  16:43 26/06/2024

(vasep.com.vn) Cộng đồng Châu Âu (EC) chính thức thông qua Quy định của Hội đồng (EC) số 1005/2008 ngày 29/9/2008, thiết lập một hệ thống Cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (sau đây gọi là Quy định IUU). Quy định có hiệu lực từ ngày 1/1/2010.

Mỹ mở rộng lệnh cấm đối với thủy sản Trung Quốc

 |  08:55 26/06/2024

(vasep.com.vn) Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) đã đưa thêm một nhà chế biến thủy sản lớn của Trung Quốc vào danh sách các công ty bị cấm xuất khẩu sang Mỹ do lo ngại về vấn đề lao động cưỡng bức, đồng thời cũng đóng cửa đối với một nguồn cung chính chế biến tôm đỏ Argentina.

Infographic: Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024

 |  08:54 26/06/2024

(vasep.com.vn) XK nhuyễn thể có vỏ của Việt Nam 5 tháng đầu năm 2024 tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu các nhóm mặt hàng chính như nghêu, hàu, ốc và sò điệp đều tăng so với cùng kỳ.

An Giang có trên 313 ha diện tích nuôi cá tra đạt chứng nhận quốc tế

 |  08:51 26/06/2024

(vasep.com.vn) Hiện toàn tỉnh An Giang có trên 1.220 ha mặt nước nuôi thương phẩm với khoảng 399 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm. Sản lượng ước đạt khoảng 600.000 tấn/năm. Hiện diện tích liên kết tiêu thụ cá tra thương phẩm của An Giang khoảng 1.072 ha, chiếm 87,6% diện tích nuôi toàn tỉnh; trong đó, diện tích vùng nuôi doanh nghiệp trên 778 ha, có 9 chuỗi liên kết với 99 cơ sở nuôi liên kết, diện tích gần 294 ha. Doanh nghiệp liên kết nổi bật như: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty IDI- Tập đoàn Sao Mai, Công ty cổ phần Thực phẩm Hưng Phúc Thịnh...

Sản phẩm cá tra GTGT Việt Nam “đắt hàng” tại thị trường quốc tế

 |  08:44 26/06/2024

(vasep.com.vn) Cá tra GTGT Việt Nam ngày càng được chú ý tại các thị trường quốc tế khi người tiêu dùng tại các quốc gia này ngày càng ưa chuộng, do sự đa dạng trong cách chế biến thành nhiều món ăn phong phú, phối trộn với nhiều nguyên liệu.

Bạc Liêu: Chú trọng phát triển chuỗi giá trị ngành tôm

 |  08:42 25/06/2024

Trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tôm đông lạnh của tỉnh ước đạt 353,79 triệu USD, bằng 31,31% kế hoạch, tăng 6,93% so với cùng kỳ.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC