Sò điệp được đánh bắt tại cảng ở thành phố Nemuro, tỉnh Hokkaido, Nhật Bản - Ảnh: REUTERS
Theo báo Nikkei Asia, từ ngày 8-1, các doanh nghiệp thủy sản Nhật Bản bắt đầu thí điểm chế biến sò điệp đánh bắt từ Hokkaido tại Việt Nam, trong bối cảnh Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật khiến ngành công nghiệp này phải tìm giải pháp thay thế.
Theo đó, các công ty Nhật Bản, bao gồm bên bán lẻ hải sản trực tuyến Foodison, phối hợp cùng các đối tác như nhà bán sỉ Ebisu Shokai, cùng các bên mua bán hải sản khác như Ocean Road và Nosui thử nghiệm cho chuyến hàng khoảng 20 tấn sò điệp nguyên vỏ đến Việt Nam.
Dưới thỏa thuận này, sò điệp từ Ebisu sẽ được Ocean Road mua lại và xuất khẩu đến Việt Nam. Tại Việt Nam, số sò điệp này sẽ được chế biến, xuất ngược lại về Nhật Bản và sẽ được các công ty Foodison, Ebisu và Nosui bán cho các nhà hàng và các bên bán lẻ.
Được biết, Ocean Road đã có kinh nghiệm tương tự cho việc chế biến tôm và cua ở Việt Nam và bán tại Nhật Bản.
Lô hàng thí điểm đã được chuyển đến Việt Nam, các cơ sở chế biến sẽ cho ra sò nửa vỏ phục vụ cho việc nấu nướng, thịt sò tiêu chuẩn làm sushi và sò đông lạnh để ăn sống.
Dựa trên kết quả thu được, các công ty sẽ quyết định có triển khai thêm việc chế biến sò ở Việt Nam hay không.
Các cơ sở tại Việt Nam có chứng nhận HACCP - một tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thực phẩm. Sò điệp được chế biến từ đây có thể được xuất khẩu sang các thị trường ngoài Nhật Bản, do đó các công ty Nhật Bản cũng sẽ xem xét việc bán sò điệp sang Mỹ và châu Âu.
"Nếu giá sản phẩm giảm, chúng có thể được dùng trong các chuỗi sushi băng chuyền và các cửa hàng tiện lợi", người đứng đầu bộ phận hải sản đông lạnh của Công ty Nosui chia sẻ.
Chi phí nhân công cho việc chế biến tại Việt Nam chỉ bằng 20 - 30% chi phí tại Nhật Bản. Đối với sò điệp dùng làm sushi và ăn sống, giá của loại này được kỳ vọng sẽ thấp hơn khi được chế biến tại Nhật Bản dù đã tính cả các chi phí vận chuyển.
Sò điệp nửa vỏ cần ít sức lao động hơn, được dự đoán sẽ có giá bằng với loại tương tự được chế biến ở Nhật.
Quản lý Kenichiro Hoshino tại Foodison cho biết Nhật Bản không có đủ nhân lực và việc chế biến này tốn thời gian.
"Thay vì để sò điệp chưa được xử lý vỏ tồn kho, tốt hơn là để chúng được chế biến ở nước ngoài sau đó bán cho khách hàng", ông Hoshino nói.
Theo Cơ quan Thủy sản Nhật Bản, Nhật đã cung cấp gần 500.000 tấn sò điệp nguyên vỏ trong năm 2022. Khoảng 140.000 tấn được xuất khẩu đến Trung Quốc, trong đó có 100.000 tấn được gửi nguyên vỏ cho việc chế biến.
Tuy nhiên, kể từ tháng 8-2023, khi Bắc Kinh cấm nhập khẩu hải sản nhằm phản ứng việc Nhật Bản xả thải nước nhiễm phóng xạ ra biển từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, số lượng sò điệp tồn kho chưa qua chế biến của Nhật ngày càng tăng.
Trong khi đó, nhu cầu cho mặt hàng này ở các thị trường khác cũng có hạn, và sò điệp không được xử lý kịp ở Nhật Bản do thiếu hụt nhân công.
Chính phủ Nhật đã phải đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ, bao gồm các trợ cấp để trang trải các chi phí thiết bị chế biến và phí bảo quản.
Theo báo Tuổi trẻ
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con ngư dân tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tích cực vươn khơi bám biển để phát triển kinh tế và kỳ vọng có chuyến biển bội thu vào cuối năm, để có một cái Tết sung túc, đầy đủ hơn.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt gần 4 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.
(vasep.com.vn) Trong một động thái quan trọng nhằm bảo vệ ngành đánh bắt quan trọng của Guam, Hội đồng Quản lý Nghề cá Khu vực Tây Thái Bình Dương đã công bố các biện pháp mới để tái thiết trữ lượng cá đáy, đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về sự tham gia của cộng đồng vào việc thu thập dữ liệu và quản lý nghề cá.
(vasep.com.vn) Francisco Aldon là Giám đốc Điều hành của MarinTrust, một chương trình chứng nhận nguyên liệu biển quốc tế.
(vasep.com.vn) Ngành tôm của Ecuador đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2024 đầy biến động và mặc dù có vị thế vững chắc trên thị trường, nhưng ngành này sẽ kết thúc với mức tăng trưởng hằng năm rất thấp hoặc không tăng trưởng.
(vasep.com.vn) Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum có thể tìm đến đối thủ kinh tế lớn nhất của Washington vào thời điểm Bắc Kinh đang tìm cách gia tăng ảnh hưởng tại khu vực Mỹ Latinh.
(vasep.com.vn) Nếu như năm 2023, XK cá ngừ của Việt Nam sang Bồ Đào Nha vẫn chưa được đều đặn, năm 2024 các đơn hàng XK sang thị trường này đã thường xuyên hơn. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ sang Bồ Đào Nha trong năm 2024 chỉ đạt khoảng 10 triệu USD, tăng 379% so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Hàng năm, USDA công bố các yêu cầu mua hàng mở đối với hơn 200 sản phẩm để phân phối thông qua các chương trình thực phẩm trong nước. Vào năm 2024, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đã chi gần 260 triệu USD cho thủy sản, phân bổ cho ít nhất 9 nhóm loài.
(vasep.com.vn) Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2025, hạn ngạch nhập khẩu miễn thuế đối với cá và hải sản từ Na Uy vào Liên minh Châu Âu sẽ chính thức có hiệu lực. Quyết định này được đưa ra sau các cuộc đàm phán kéo dài giữa Na Uy và EU trong khuôn khổ thỏa thuận Khu vực Kinh tế Châu Âu (EEA), có hiệu lực từ 1 tháng 5 năm 2021 đến 30 tháng 4 năm 2028. Những hạn ngạch này được kỳ vọng sẽ tác động mạnh mẽ đến xuất khẩu của Na Uy cũng như thị trường cá và hải sản tại Châu Âu.
(vasep.com.vn) Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Science cho thấy các khu vực bảo vệ biển quy mô lớn (MPAs) có thể làm tăng tỷ lệ bắt cá, ngay cả khi có sự lan tỏa ra ngoài ranh giới của các khu vực này, đặc biệt là đối với các loài di cư như cá ngừ mắt to.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn