Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi trong năm 2024 ước đạt xấp xỉ 300 triệu USD, giảm nhẹ so với năm 2023 do có sự cạnh tranh lớn từ Nga với sản phẩm surimi cá nước lạnh. Hiện nay, do dư thừa nguồn cung vì bị cấm vận, giá surimi từ Nga đang thấp hơn 20% so với sản phẩm chả cá nhiệt đới của các nước châu Á, trong đó Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ đang bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Năm 2024, các nước nhập khẩu chả cá surimi nhiều nhất từ Việt Nam lần lượt là: Hàn Quốc 71 triệu USD, Thái Lan 65 triệu USD, Trung Quốc 34 triệu USD.
Trong 5 năm qua, Việt Nam đã thu về từ 300 - 420 triệu USD mỗi năm từ xuất khẩu surimi, chiếm 4 - 5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản. Sản phẩm surimi của Việt Nam bao gồm cả surimi cá biển và surimi cá tra, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường quốc tế.
Theo thống kê, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu chả cá và surimi đạt 303 triệu USD. Các thị trường xuất khẩu chính của surimi Việt Nam bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, và Trung Quốc, đây đều là những thị trường có nhu cầu cao về nguyên liệu thức ăn chăn nuôi và thủy sản.
Nguyên liệu để sản xuất surimi chủ yếu là các loài cá tạp nhỏ như cá đổng, cá mắt kiếng, cá phèn và phế liệu cá tra. Đây là những nguyên liệu phổ biến và phù hợp với ngành cá khai thác trong nước.
Dự báo năm 2025, nguồn cung từ Nga vẫn là một áp lực cạnh tranh lớn, song mặt hàng surimi Việt Nam vẫn có cơ hội gia tăng thị phần khi ngành du lịch ở các nước tiêu thụ chính như Thái Lan, Trung Quốc đang dần hồi phục.
Năm 2024 kim ngạch xuất khẩu chả cá surimi ước đạt xấp xỉ 300 triệu USD và bột cá đạt 237 triệu USD. Ảnh: VASEP
Đối với mặt hàng bột cá (dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi), sản lượng bột cá Việt Nam đang xếp thứ 2 thế giới chỉ sau Peru. Về chất lượng và công dụng, bột cá Việt Nam có hàm lượng axit amin tương đương với bột cá Thái Lan và Mauritania, hàm lượng tro thường cao hơn bột cá Trung Quốc với cùng hàm lượng protein. Kim ngạch xuất khẩu bột cá của Việt Nam năm 2024 đạt 237 triệu USD. Trong đó, với lợi thế địa lý, Trung Quốc chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu bột cá.
Hiện, Việt Nam sản xuất khoảng 530.000 - 540.000 tấn bột cá mỗi năm, trong đó xuất khẩu 200.000 - 280.000 tấn. Tương ứng với khoảng 60% sản lượng bột cá được sử dụng trong nước và 40% xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU, và Trung Quốc.
Năm 2025, dự báo nhu cầu nhập khẩu bột cá của thị trường này sẽ tăng nhẹ, ước đạt 1,8 triệu tấn, nên Việt Nam có cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu, trong đó xu hướng sản xuất bột cá từ nguyên liệu biển sẽ chững lại, nguyên liệu từ cá tra sẽ tăng lên. Trong tương lai gần, với quy mô nuôi trồng và xuất khẩu phát triển, ngành sản xuất phi lê cá tra của Việt Nam đã đảm bảo nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất bột cá và dầu cá.
Hiện Việt Nam có khoảng trên 100 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu surimi và gần 50 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu bột cá. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu lớn, như: Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, sản xuất xuất khẩu bột cá tra thu về 12 triệu USD/năm; dầu, mỡ cá tra xuất khẩu thu về 25 triệu USD/năm; Công ty CP Đầu tư Phát triển Đa quốc gia sản xuất bột cá đạt doanh thu 2.000 tỷ đồng...
Theo bà Nguyễn Thị Thu Sắc, Chủ tịch VASEP, trong số hàng trăm sản phẩm thủy sản đông lạnh, chế biến, tươi, sống, khô… thì surimi là một phân khúc có dư địa và tiềm năng phát triển vì đặc thù phù hợp của nghề cá trong nước cũng như xu hướng gia tăng tiêu thụ của thị trường thế giới.
"Nhóm ngành này tạo công ăn việc làm và đóng góp đáng kể cho kinh tế thủy sản và chăn nuôi. Trong bối cảnh xuất khẩu các mặt hàng chính như tôm, cá tra... gặp nhiều khó khăn, việc đẩy mạnh chế biến và phát triển ngành hàng surimi và cá bột là rất cần thiết", bà Sắc nhận định.
Nguồn: Báo Dân Việt
(vasep.com.vn) Sản lượng sò điệp tại Vịnh Funka, khu vực nuôi trồng sò điệp lớn thứ hai ở Hokkaido, Nhật Bản, dự kiến sẽ giảm 7-9% trong mùa vụ năm 2025, xuống còn 52.100-53.100 tấn. Vịnh Funka đứng sau Biển Okhotsk, khu vực có sản lượng sò điệp dự kiến đạt mức thấp nhất trong bảy năm, với 267.000 tấn.
(vasep.com.vn) Sản lượng cá tra nuôi công nghiệp của tỉnh Vĩnh Long năm 2024 đạt 95.100 tấn, giảm 4% so với năm 2023. Mặc dù sản lượng cá tra giảm, xu hướng tích cực từ những tháng cuối năm mang lại hy vọng cải thiện hiệu quả kinh tế trong thời gian tới. Bên cạnh đó, việc gia tăng diện tích nuôi cá tra công nghiệp và duy trì diện tích nuôi trồng thủy sản tổng thể cho thấy tỉnh đã nỗ lực giữ vững hoạt động sản xuất.
(vasep.com.vn) Giá đấu giá cá tuyết bỏ đầu và bỏ ruột tại Iceland đã có sự điều chỉnh trong tuần gần đây nhất, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2024.
(vasep.com.vn) Theo Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC), giá xuất khẩu phi lê cá thu và cá trích của Na Uy đã giảm trong tuần thứ 2/2025, trong khi giá cá trích nguyên con về cơ bản không thay đổi.
(vasep.com.vn) Doanh số bán lẻ hải sản tại Hoa Kỳ trong tháng 12 năm 2024 cho thấy sự thay đổi trong xu hướng mua sắm của người tiêu dùng, chịu ảnh hưởng bởi thời gian nghỉ lễ, biến động giá cả và sự thay đổi trong sở thích sản phẩm, theo báo cáo mới nhất từ 210 Analytics, công ty tư vấn ngành thực phẩm và tạp hóa.
(vasep.com.vn) Năm 2024, ngành cá ngừ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong nửa cuối năm. Đây là một năm đáng ghi nhớ đối ngành này khi kim ngạch XK cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD.
(vasep.com.vn) Năm 2024, ngành thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu thành công đến nhiều quốc gia, cán mốc 10 tỷ USD, tăng 12% so với năm 2023. Năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm triển vọng để đẩy mạnh XK sang các thị trường, trong đó, có các thị trường mục tiêu và tiềm năng như Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và Trung Đông.
(vasep.com.vn) Trong vòng một tháng, Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã thu giữ hơn 6 tấn hải sâm từ các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, làm nổi bật tiềm năng to lớn của việc nuôi loài động vật này.
(vasep.com.vn) Thêm 1 năm đáng tự hào của XK cá tra Việt Nam khi cán mốc hơn 2 tỷ USD, đóng góp 20% vào tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn