Tiết kiệm từ mô hình ‘Trang bị đèn Led trên tàu khai thác hải sản xa bờ’

Nguyên liệu 09:30 22/07/2019
Mức tiêu thụ nguyên liệu thấp, sản lượng đánh bắt cao là những ưu điểm nổi bật mà mô hình “Trang bị đèn Led trên tàu khai thác hải sản xa bờ” mang lại, giúp ngư dân tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.

Nghề khai thác thủy sản kết hợp ánh sáng, cả nước nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng đang phát triển trong những năm gần đây. Trong đánh bắt thủy sản, ngư dân sử dụng nhiều loại bóng đèn khác nhau để chiếu sáng thu hút cá như đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn cao áp… Nhưng công nghệ phổ biến nhất hiện nay của ngư dân là sử dụng đèn Metal Halide (thường gọi là đèn Silk) lắp trên hai mạn tàu để tập trung cá. Tuy nhiên, dùng đèn Silk vẫn có nhiều khuyết điểm, như hiệu suất phát sáng thấp mà chủ yếu điện biến thành nhiệt, ở tim đèn nóng tới hàng ngàn độ C; ánh sáng không tập trung chiếu xuống nước để dẫn dụ cá mà chiếu lên trời. Ngoài ra, việc sử dụng đèn Silk công suất lớn để phát sáng tập trung đàn cá dẫn đến sử dụng nhiều nhiên liệu dầu diesel dùng cho máy phát điện, gây ảnh hưởng đến môi trường, đặc biệt là gây hại trực tiếp đến sức khỏe của ngư dân khi tiếp xúc với nguồn sáng có công suất lớn.

Do đó, để hạn chế những điểm yếu, các nhà sản xuất liên tục đưa ra những sản phẩm mới có tính năng cũng như hiệu quả chiếu sáng cao, đó là đèn Led. Mô hình “Trang bị đèn Led trên tàu khai thác hải sản xa bờ” do Trung tâm Khuyến nông Bình Thuận phối hợp với Phòng Kinh tế TP. Phan Thiết triển khai, nhằm giúp ngư dân tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm năng lượng tiêu thụ, an toàn cho người lao động và nâng cao hiệu quả kinh tế. Anh Nguyễn Thanh Bình – khu phố 4, phường Phú Hài, Bình Thuận là hộ đầu tiên áp dụng mô hình này trên tàu vỏ gỗ BTh 99441 TS có công suất 350CV, hoạt động nghề lưới vây rút chì. Theo đó, anh Bình được hỗ trợ 50% kinh phí thực hiện mô hình với tổng kinh phí lắp đặt 40 bóng đèn Led là 168 triệu đồng.

Đưa mô hình vào hoạt động từ tháng 7/2018, sau nhiều chuyến biển tàu của anh Bình khai thác khá hiệu quả. Anh cho biết: “Qua thực hiện mô hình, lượng nhiên liệu mỗi chuyến giảm 1.000 lít và lượng dầu diesel để chong 40 bóng đèn Led mỗi đêm tiêu tốn 20 lít; trong khi đó, trước kia lượng dầu diesel tiêu tốn mỗi đêm để chong 11 bóng đèn cao áp là 30 lít. Ngoài ra, sử dụng đèn Led khi chong đèn, cá đứng đèn mạnh hơn so với bóng cao áp, đặc biệt là cá ngừ. Mô hình này đã giúp chúng tôi giảm được chi phí nhiên liệu, từ đó giảm chi phí cho mỗi chuyến biển”. Sau khi mô hình đi vào hoạt động, mỗi chuyến biển, anh Bình đều ghi chép sản lượng khai thác để có thể so sánh khi dùng đèn Silk trước đây. Chuyến biển từ ngày 30/7/2018 đến ngày 24/8/2018, sản lượng khai thác đạt 40 tấn, doanh thu đạt 1,4 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí 200 triệu đồng, còn lãi 1,2 tỷ đồng. Chuyến biển từ ngày 28/9/2018 đến ngày 23/10/2018, sản lượng khai thác đạt 20 tấn, doanh thu đạt 900 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí 200 triệu đồng, còn lãi 700 triệu đồng…

Qua đó, anh Bình khẳng định mức tiêu thụ nhiên liệu khi sử dụng đèn Led thấp hơn so với sử dụng đèn cao áp để chong đèn dẫn dụ cá. Hiện nay, số lượng tàu thuyền khai thác kết hợp ánh sáng trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 1.643 chiếc, bao gồm các nghề lưới vây rút chì, lưới mành, câu mực, pha xúc và mành chụp; do đó, khả năng nhân rộng mô hình này rất lớn.

Từ đầu năm 2019 đến nay, đã có thêm 2 tàu đánh bắt xa bờ của phường Phú Hài áp dụng đèn Led để nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, một phần do chi phí của loại đèn Led này còn cao, nên một số ngư dân ngại thay đổi. Nhưng nếu làm bài toán đường dài thì mô hình này sẽ giúp ngư dân tiết kiệm được rất nhiều chi phí sau mỗi chuyến biển trong thời buổi giá xăng dầu tăng cao và đánh bắt hải sản gặp nhiều khó khăn.

(Theo báo Bình Thuận)

TIN MỚI CẬP NHẬT

EC nỗ lực bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững tại Biển Baltic

 |  08:32 30/08/2024

(vasep.com.vn) Ủy ban châu Âu (EC) hôm 26/8 đã công bố đề xuất về cơ hội đánh bắt cá cho năm 2025 tại biển Baltic, với mục tiêu bảo vệ và duy trì nguồn cá trong khu vực này. Đề xuất này được xây dựng dựa trên những đánh giá khoa học gần đây cho thấy một số loài cá đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nghiêm trọng.

Nga: Sản lượng khai thác cá sardine Thái Bình Dương, cá hồi Viễn Đông tăng

 |  08:29 30/08/2024

(vasep.com.vn) Cơ quan Nghề cá Liên bang Nga (Rosrybolovstvo) cho biết hoạt động khai thác cá hồi ở khu vực Viễn Đông diễn ra nhanh hơn so với năm 2022, trong khi sản lượng đánh bắt cá sardine Thái Bình Dương tăng đáng kể.

Tiến trình hướng tới truy xuất nguồn gốc toàn cầu năm 2024

 |  08:27 30/08/2024

(vasep.com.vn) Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc thủy sản (GDST) được thành lập vào năm 2017 nhằm mục đích giúp truy xuất nguồn gốc thủy sản toàn cầu trở nên đáng tin cậy hơn và tiết kiệm hơn cho các công ty trong toàn bộ chuỗi cung ứng bằng cách tạo ra các tiêu chuẩn chung về truy xuất nguồn gốc thủy sản.

Khảo sát của Oceana: Người Mỹ ủng hộ thủy sản bền vững, minh bạch

 |  08:26 30/08/2024

(vasep.com.vn) Oceana, một tổ chức phi lợi nhuận bảo tồn đại dương có trụ sở tại Washington, D.C., Hoa Kỳ, vừa công bố kết quả của một cuộc khảo sát mới cho thấy người dân Mỹ ủng hộ các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt hơn đối với hải sản họ tiêu thụ, bao gồm tăng cường tính minh bạch trong chuỗi cung ứng hải sản và giảm thiểu các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp.

Sản lượng bột cá tăng trong nửa đầu năm 2024

 |  08:43 29/08/2024

(vasep.com.vn) Tại các nước được theo dõi bởi Tổ chức dầu cá, bột cá thế giới (IFFO), sản lượng bột cá trong 6 tháng đầu năm 2024 tại các quốc gia này đã tăng 40% trong khi sản lượng dầu cá tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do khối lượng đánh bắt cao hơn ở khu vực Bắc-Trung Peru, nơi hiện đang có lệnh cấm đánh bắt cá. Hiện tại, chỉ có khu vực đánh bắt ở phía nam Peru là còn hoạt động, với 15% hạn ngạch đã được khai thác.

Bất cập thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông lâm thuỷ sản chưa qua chế biến

 |  08:40 29/08/2024

Trong chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp sơ chế hiện đang áp dụng 3 loại thuế suất thuế GTGT khác nhau tại mỗi khâu (sản xuất, sơ chế và thương mại bán ra). Khi áp dụng các quy định này đã vô hình trung làm tăng giá thành của sản phẩm.

Thách thức nào đang đợi xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm?

 |  08:38 29/08/2024

Ngành thủy sản vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm nguy cơ thiếu nguyên liệu chế biến do dịch bệnh, giá cước vận tải tăng cao do xung đột tại Biển Đỏ, và các xáo trộn thương mại quốc tế.

Doanh nghiệp thủy sản chuyển hướng kinh doanh, xuất khẩu

 |  08:33 29/08/2024

(HQ Online) - Trước những khó khăn và thách thức do suy giảm kinh tế toàn cầu, nhiều doanh nghiệp thủy sản đã kịp thời điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh và xuất khẩu.

Rabobank: Các công ty thủy sản có thể lạc quan về thị trường Trung Quốc

 |  08:30 29/08/2024

(vasep.com.vn) Theo một báo cáo mới nhất từ Rabobank, các công ty thủy sản đang nhắm đến thị trường Trung Quốc cần thích nghi với sự phức tạp và các xu hướng tiêu dùng mới.

Kiên Giang: Sản lượng tôm nuôi tăng 8% trong 7 tháng đầu năm

 |  08:29 29/08/2024

(vasep.com.vn) Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang, trong 7 tháng năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng của tỉnh hơn 195.700 tấn, đạt 53,62% kế hoạch năm và tăng 7,25% so với cùng kỳ.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC