Thương mại thủy sản toàn cầu đối mặt nhiều thách thức sau khi tăng mạnh hậu COVID-19

Thị trường thế giới 08:58 10/11/2022 Lê Hằng
(vasep.com.vn) Theo báo cáo ngành thủy sản mới nhất của Rabobank, xác lập vị thế vững chắc là nguồn protein động vật được giao dịch nhiều nhất trên thế giới, với giá trị thương mại gấp 3,6 lần giá trị thương mại thịt bò, 5 lần thịt lợn và 8 lần so với thịt gia cầm, luồng thương mại thủy sản toàn cầu đã tăng tới 13 tỷ USD trong năm 2021, đạt mức cao kỷ lục 164 tỷ USD.

Theo báo cáo "Thương mại thủy sản toàn cầu: Những bên thắng cuộc trong thập kỷ tăng trưởng" công bố ngày 13/10/2022, nuôi trồng thủy sản cao cấp – cụ thể là cá hồi và tôm – là động lực chính tăng trưởng thương mại thuỷ sản toàn cầu. 

Được thúc đẩy bởi nhu cầu ngày càng tăng đối với các loại protein lành mạnh và tiện lợi, ngành cá hồi ghi nhận tăng trưởng nhanh kể từ năm 2016. Trong giai đoạn trước đai dịch 2013 – 2019, cá hồi nuôi đóng góp 4,8 tỷ USD vào giá trị thương mại, với EU-27/ Anh và Mỹ đóng góp lần lượt 1,9 tỷ USD và 1,8 tỷ USD. Năm 2020, giá trị thương mại chung giảm 8,4% so với năm 2019 nhưng tăng trưởng trở lại trong năm 2021. EU-27 và Anh tiếp tục giữ vị trí tiêu dùng hàng đầu thế giới về cá hồi trong năm 2021, đóng góp 41% tổng giá trị nhập khẩu. Đồng thời, giá trị nhập khẩu của khu vực này tăng 14%, là mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2016. Thị trường Mỹ đạt mức cao kỷ lục trong cùng năm 2021 khi nhập khẩu cá hồi của thị trường này tăng lên 505.571 tấn, và giá trị nhập khẩu tăng 27% - mức tăng trưởng cao nhất trong 1 thập kỷ.

Nhà phân tích ngành thủy sản tại Rabobank là Novel Sharma, đồng tác giả báo cáo, cho biết giai đoạn hậu Covid, giá trị thương mại cá hồi tăng chủ yếu do giá cao trong bối cảnh nhu cầu tăng và tăng trưởng nguồn cung hạn chế. Ông Sharma cũng cho rằng mở rộng nguồn cung “sẽ là yếu tố quan trọng để duy trì tăng trưởng thương mại”. Trong khi đó, tăng trưởng thương mại tôm toàn cầu tăng thêm 7,6 tỷ USD từ năm 2013 tới nay, chủ yếu nhờ nhu cầu cao và sự linh hoạt trong mở rộng nhanh công suất để đáp ứng nhu cầu. Trong năm 2021, giá trị thương mại tôm đạt 24 tỷ USD, trở thành loài thủy sản được giao dịch thương mại lớn nhất thế giới. Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu thế giới, tổng cộng chiếm 1 triệu tấn.

Suy giảm 4,8% trong giai đoạn 2019 – 2020, thương mại tôm tăng đột phá trong năm 2021, với lượng và giá trị lần lượt tăng 14% và 19%. Thị trường Mỹ gi nhận giá trị nhập khẩu tôm lên tới 8 tỷ USD trong năm 2021, tăng 24,2% so với năm 2020 và Trung Quốc nhập khẩu 4,8 tỷ USD, nhưng vẫn là mức thấp hơn mức trước đại dịch. “Trong năm 2021, nhu cầu tôm hưởng lợi từ việc mở cửa trở lại nền kinh tế và tăng tiêu thụ trong các dịch vụ ăn uống, trong khi mức tiêu dùng trong hệ thống bán lẻ vẫn cao”.

Tuy nhiên, Rabobank quan sát thấy “bước ngoặt”, khi giá giảm mạnh trong nửa đầu năm 2022. Giá liên tục giảm từ quý 2/2022, trong khi giá thức ăn chăn nuôi, cước vận tải và chi phí nhiên liệu vẫn ở mức cao, tác động tiêu cực tới khả năng sinh lời của nông dân. Nhu cầu giảm có thể gây ra suy giảm thương mại trong ngắn hạn, nhưng ngành tôm có thể vẫn tăng trưởng. Ngành tôm được hỗ trợ bởi nhu cầu mạnh, trong dài hạn, xét tới vị thế của tôm là một sản phẩm thủy sản lành mạnh và tiện lợi, được ưa chuộng trên thị trường nói chung.

Rabobank cho biết thị trường thủy sản Mỹ đã phục hồi hoàn toàn sau đại dịch COVID-19 và hiện là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về nhập khẩu thủy sản với giá trị nhập khẩu lên tới 28 tỷ USD trong năm 2021. Nhu cầu thủy sản trên thị trường Mỹ xuất phát từ những người tiêu dùng có ý thức cao về sức khỏe và tính bền vững, đặc biệt là giới trẻ thế hệ thiên niên kỷ (sinh từ 1980-2000) và thế hệ baby boomers (sinh từ 1946 - 1964) , khi thế hệ millennial chiếm hơn 200 tỷ USD về sức mua và thế hệ baby boomer chiếm 77 triệu người.

Ông Sharma cho rằng thương mại thủy sản Mỹ “phục hồi mạnh hơn dự báo” trong năm 2021 do sự kết hợp của tiêu dùng cao tại nhà lẫn sự phục hồi mạnh mẽ của ngành dịch vụa ăn uống. “Các yếu tố này dẫn tới nhập khẩu cao kỷ lục đối với nhiều loiaj tủy sản và tăng thị phần các loại thủy sản giá trị cao”, ông Sharma cho hay. “Chúng tôi dự báo nhu cầu thủy sản về dài hạn tiếp tục tăng trên thị trường Mỹ”.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, ông Sharma cho rằng giá trị nhập khẩu sẽ giảm so với mức kỷ lục vào năm 2021 và trở lại bình thường trong 2 – 3 năm tới, chủ yếu là do môi trường kinh tế suy thoái ngày càng rõ rệt và lạm phát cao, khiến một bộ phận người tiêu dùng giảm chi tiêu. Tuy nhiên, tăng trưởng tiêu dùng tại nhà kể từ đại dịch, cộng với hành vi chi tiêu của người tiêu dùng gắn với giai đoạn suy thoái, có thể giảm nhẹ mức suy giảm nói trên, theo Rabobank. “Chúng tôi cho rằng người tiêu dùng sẽ tiếp tục ưu tiên các kênh bán lẻ, giúp bù đắp sự suy giảm trong ngành dịch vụ ăn uống”.

Trong khi đó, thị trường Trung Quốc đang dần quay trở lại mức nhập khẩu trước đại dịch. Giai đoạn 2013 – 2019, giá trị nhập khẩu thủy sản tăng từ khoảng 8 tỷ USD lên 18 tỷ USD, với các loại thủy sản cao cấp như tôm, cua và cá hồi là động lực lèo lái tăng trưởng. Trong năm đầu tiên COVID-19, nhập khẩu suy giảm tới 17,5% so với năm 2019, nhưng sau đó bật tăng 15,6% trong năm 2021. Về giá trị, Trung Quốc nhập khẩu thủy sản tổng cộng 17 tỷ USD, là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn thứ 3 thế giới, trong khi với lượng nhập khẩu 2 triệu tấn, đây là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới trong năm 2021. Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn Trung Quốc gần đây đã ban hành Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 cho Phát triển Thủy sản Quốc gia, nhằm mục tiêu tăng sản xuất nuôi trồng thủy sản để đáp ứng nhu cầu nội địa, bao gồm nuôi tuần hoàn và nuôi ngoài khơi xa, nhưng Rabobank dự báo sản lượng sẽ không tăng đột biến trong ngắn hạn. “Do đó, chúng tôi dự báo các động thái này sẽ ít tác động lên các luồng thương mại”, ông Sharma nhận định. “Hiện các lệnh hạn chế COVID-19 sẽ tiếp tục tác động lên thị trường. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng các biện pháp này chỉ là tạm thời và nhập khẩu sẽ sớm quay trở lại mức bình thường trong dài hạn”.

Rabobank cho rằng thương mại thủy sản “đã trải qua một tron những giai đoạn biến động mạnh nhất trong lịch sử cận đại” và với khả năng kinh tế suy thoái ngày càng rõ rệt, bất ổn dự báo sẽ tăng lên. Tuy nhiên, Rabobank dự báo thương mại cá hồi và tôm sẽ tiếp tục tăng trưởng và cả hai loại thủy sản này đều đã cho thấy tính linh động trong đại dịch và hưởng lợi từ các đợt tăng nhu cầu gần đây. Mỹ và Trung Quốc được cho là vẫn “còn nhiều tiềm năng tiếp tục định hình các luồng thương mại thủy sản toàn cầu và sẽ là các động lực chính trong ngắn và trung hạn”.

thach thuc thuong mai thuy san toan cau

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nghiên cứu nâng gói tín dụng ưu đãi thủy sản lên 60.000 tỷ đồng

 |  10:04 27/09/2024

(vasep.com.vn) Ngày 08/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024.

Xuất khẩu phi lê cá minh thái của Mỹ tăng mạnh trong khi surimi vẫn trì trệ

 |  08:28 27/09/2024

(vasep.com.vn) Tháng 7/2024, xuất khẩu phi lê cá minh thái Alaska của Hoa Kỳ đã chứng kiến ​​mức tăng đáng kể theo năm về cả khối lượng và giá trị vào. Tuy nhiên, không thể nói như vậy đối với surimi cá minh thái của Hoa Kỳ.

Giá tôm tháng 9 cao nhất trong nhiều năm tại Thái Lan, Trung Quốc

 |  08:25 27/09/2024

(vasep.com.vn) Giá tôm tại trang trại ở Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất kể từ thời điểm này trong năm kể từ năm 2017, trong khi giá ở Trung Quốc cũng tăng. 

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất cá tuyết đông lạnh từ Na Uy

 |  08:24 27/09/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC) trong tuần 36 (2-8/9), EU đang ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu cá tuyết nuôi tươi từ Na Uy vì Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cá tuyết đông lạnh chủ yếu từ Na Uy trong năm nay.

Tiềm năng tiêu thụ thủy sản tươi sống của Trung Quốc

 |  08:20 27/09/2024

(vasep.com.vn) Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, 8 tháng đầu năm nay nước này NK hơn 2,8 triệu tấn thủy sản, trị giá gần 11,4 tỷ USD, giảm gần 6% về khối lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là nguồn cung cấp lớn thứ 3 cho thị trường Trung Quốc.

Doanh số bán lẻ hải sản tươi sống và đông lạnh của Hoa Kỳ lại giảm

 |  08:22 26/09/2024

Theo báo cáo mới nhất về doanh số bán lẻ thực phẩm của 210 Analytics, người tiêu dùng Mỹ vẫn đang phải vật lộn với giá cả cao và tình hình kinh tế bất ổn.

Pêru: Xuất khẩu hải sản tăng gấp 5 lần nhờ bán bột cá sang Trung Quốc

 |  08:19 26/09/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu do Bộ Sản xuất của Peru công bố, xuất khẩu hải sản của Peru đã tăng đột biến vào tháng 7 năm 2024, tăng gần gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

American Seafoods cáo buộc các nhà sản xuất cá minh thái Nga lách lệnh cấm

 |  08:17 26/09/2024

(vasep.com.vn) Tổng giám đốc điều hành của American Seafoods, Einar Gustafsson, đang kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn chuỗi cung ứng để chống lại tình trạng các sản phẩm bị cấm của Nga được tiếp thị gian lận là có nguồn gốc từ tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh từ Việt Nam

 |  08:12 26/09/2024

(vasep.com.vn) Bên cạnh sản phẩm chủ lực là cá tra phile đông lạnh Việt Nam, người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới cũng ưa chuộng các sản phẩm cá tra khác, trong đó có cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh mã HS 03032400.

Nga: Giá cá minh thái H&G tăng nhanh do nguồn cung thấp

 |  08:39 25/09/2024

(vasep.com.vn) Giá cá minh thái Nga đã bỏ đầu và moi ruột (H&G) đã tăng hơn 1.200 USD/tấn do nhu cầu trong nước và tình trạng đánh bắt chậm lại.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC