Thị trường Halal: Cơ hội gia tăng xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam

Xuất nhập khẩu 08:31 23/10/2024
Với quy mô nền kinh tế Halal toàn cầu ước đạt 7.700 tỷ USD vào năm 2025, dự kiến sẽ tăng lên 10.000 tỷ USD vào năm 2028, Halal đang được xem là thị trường lớn rất tiềm năng cho các nước sản xuất lương thực thực phẩm lớn; trong đó, có Việt Nam.

Chế biến tôm xuất khẩu ở nhà máy của Công ty Cổ phần Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú. Ảnh tư liệu: Vũ Sinh/TTXVN

Việc đa dạng hóa các thị trường xuất khẩu, khai mở các thị trường mới, còn nhiều dư địa như thị trường Halal được coi là “chìa khóa” mở thêm “cánh cửa” cho xuất khẩu nông thủy sản Việt Nam.

Với khả năng xuất khẩu trên 50 tỷ USD nông sản mỗi năm cùng với việc đã xây dựng được các chuỗi cung ứng, đây sẽ cơ hội để nông sản, thủy sản Việt Nam tiến quân vào thị trường Halal nếu như có sự đầu tư bài bản, hiệu quả, tạo động lực phát triển kinh tế nông nghiệp. 

Để tiếp tục mở rộng xuất khẩu nông sản, thủy sản, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết: Ngoài các thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU... Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tập trung xuất khẩu các sản phẩm nông thủy sản đi các thị trường Halal, Trung Đông...; đặc biệt là sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, mặc dù nông sản, thủy sản đã xuất khẩu đi nhiều thị trường và xúc tiến thương mại đã có hiệu quả nhưng Việt Nam phải bước chân vào những thị trường khó tính, mang tính đặc thù như thị trường Halal. Qua đó, để các sản phẩm nông sản của Việt Nam có được nhiều phân khúc, nhiều thị trường, kim ngạch xuất khẩu được nhiều hơn.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng hơn 2 tỷ người theo đạo Hồi. Nhiều quốc gia Hồi giáo đang tham gia tích cực vào thị trường Halal toàn cầu - một thị trường đòi hỏi nhiều yêu cầu riêng và rất khắt khe. Các thực phẩm sử dụng hàng ngày phải được chứng nhận theo tiêu chuẩn Halal.

Ông Trương Xuân Trung - Tham tán thương mại Việt Nam tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đánh giá: Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu nông thủy sản và các mặt hàng nông sản chế biến như: gạo, chè, hạt điều, cà phê, hồ tiêu, rau quả… cùng các sản phẩm đồ uống. Việt Nam lại nằm trong khu vực Đông Nam Á và châu Á vốn tập trung đông dân số theo đạo Hồi như Indonesia, Malaysia, khu vực Trung Đông…

Bên cạnh đó, Việt Nam có chủ trương phát triển quan hệ với các quốc gia Trung Đông và châu Phi; trong đó, có thúc đẩy hợp tác sản xuất, nhập khẩu, chứng nhận Halal. Đây cũng là điều kiện tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Halal.

Theo ông Trương Xuân Trung, quy mô, nhu cầu của thị trường Halal rất lớn. Nếu nhìn vào các số liệu tăng trưởng về tiêu thụ các nhóm mặt hàng chính ở thị trường UAE thì thấy Việt Nam có thế mạnh ở các nhóm mặt hàng như nông sản, nông sản chế biến, ngũ cốc. Để thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường Halal đòi hỏi các doanh nghiệp Việt phải có giấy chứng nhận Halal để đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường các quốc gia Hồi giáo.

Theo các chuyên gia, mặc dù là thị trường lớn, rất tiềm năng, lại có thuận lợi về vị trí địa lý, song hàng hóa Việt Nam nói chung, hàng nông thủy sản nói riêng sang thị trường Halal mới chỉ ở bước đầu khai phá. Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm. Nếu được tận dụng, phát huy tốt sẽ giúp nông thủy sản Việt Nam vững vàng tham gia vào thị trường sản phẩm Halal.

Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với ngành công nghiệp Halal là không có một tiêu chuẩn Halal duy nhất được công nhận trên toàn thế giới. Theo bà Lý Kim Chi - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh (HUBA), Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (FFA), các tiêu chuẩn và quy định Halal đang ngày càng nghiêm ngặt.

Chứng nhận Halal không có giá trị vĩnh viễn, không được công nhận lẫn nhau ở tất cả các quốc gia, với tất cả mặt hàng. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp vì phải tái chứng nhận nhiều lần và phải căn cứ vào từng thị trường xuất khẩu để đăng ký chứng nhận cho phù hợp.

Là doanh nghiệp sản xuất bánh dinh dưỡng từ các sản phẩm nông sản như: điều, ca cao, dừa… Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại nông sản VietGlobal đã có bước đi táo bạo là thâm nhập thị trường Halal, một thị trường mới mẻ, đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về chất lượng và quy trình sản xuất nhưng nhiều cơ hội. 

Bà Mai Thị Ngọc Ngà, Giám đốc điều hành mảng bánh dinh dưỡng Zcake -  Công ty cổ phần Sản xuất và Thương mại nông sản VietGlobal chia sẻ, người tiêu dùng Halal không quá khắt khe về giá cả, miễn là sản phẩm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn. Đây là một yếu tố quan trọng giúp công ty tự tin khi bắt đầu xuất khẩu sản phẩm sang Malaysia, một thị trường mục tiêu của công ty trong khu vực Đông Nam Á.

Công ty không chỉ dừng lại ở thị trường Malaysia mà còn có kế hoạch mở rộng sang các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á và thậm chí là Trung Đông. Đây là những thị trường có nhu cầu lớn về sản phẩm Halal và ít cạnh tranh hơn so với các thị trường lớn như châu Âu hay Mỹ, bà Mai Thị Ngọc Ngà chia sẻ.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: Tiềm năng, yêu cầu để sản phẩm nông sản; đặc biệt là sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam vào thị trường Halal đã được nhận định rõ. Do đó, các doanh nghiệp cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như: Cục Chăn nuôi, Cục Thú y, Vụ Hợp tác quốc tế… để tiếp cận và từng bước hoàn thiện quy trình, tháo gỡ những hàng rào kỹ thuật, sớm đưa sản phẩm chăn nuôi, điển hình là thịt gà Việt Nam đi vào thị trường Halal.

“Các doanh nghiệp phải có kế hoạch, tiến độ cụ thể cho từng công việc, nội dung để các cơ quan chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kịp thời hỗ trợ để toàn bộ quy trình sản xuất từ: con giống, chuồng trại, thức ăn, giết mổ… kiện toàn theo đúng tiêu chuẩn Halal”,  Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.

Nguồn: Báo Tin Tức - TTXVN

halal

TIN MỚI CẬP NHẬT

Ký Hiệp định CEPA Việt Nam-UAE: Mốc lịch sử mở đường lớn vào thị trường Trung Đông-châu Phi

 |  15:29 28/10/2024

Ngày 28/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo cấp cao UAE chứng kiến lễ ký Hiệp định CEPA giữa Việt Nam-UAE. Đây là dấu mốc tạo đột phá hợp tác hai bên

Nhiều chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

 |  08:40 28/10/2024

(vasep.com.vn) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP ngày 22/10/2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.

Tìm giải pháp phát triển bền vững sản xuất giống cá tra

 |  08:39 28/10/2024

Theo Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến ngày 15-9-2024, diện tích cá tra thả nuôi ước đạt 4.241ha, bằng 98% so với cùng kỳ năm 2023; sản lượng cá tra ước đạt 1.241.000 tấn, bằng 103% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhà sản xuất thức ăn thủy sản lớn nhất Trung Quốc báo cáo lợi nhuận quý 3 cao kỷ lục

 |  08:37 28/10/2024

(vasep.com.vn) Nhà sản xuất thức ăn thủy sản lớn nhất Trung Quốc, Haid Group, đã báo cáo mức lợi nhuận quý 3 tốt nhất từ trước đến nay và dự báo giá tôm sẽ tăng trước Tết Nguyên đán (ngày 29/1/2025).

Góp ý đối với Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC

 |  14:55 25/10/2024

Ngày 24/10/2024, Tổng cục Hải quan đã có Công văn 5164/TCHQ-GSQL về việc tham gia ý kiến Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC.

EU đạt thỏa thuận về khai thác thủy sản

 |  08:22 25/10/2024

Hội đồng Liên minh châu Âu hôm 22/10 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng về giới hạn khai thác đối với các nguồn cá chính ở Biển Baltic, bao gồm cá trích, cá tuyết, cá bơn, cá trích cơm và cá hồi.

Sản lượng cá rô phi toàn cầu sẽ vượt 7 triệu tấn năm 2025

 |  08:20 25/10/2024

(vasep.com.vn) Theo ước tính của Rabobank dựa trên số liệu khảo sát từ các quốc gia nuôi trồng thủy sản chính, sản lượng cá rô phi toàn cầu dự kiến sẽ vượt 7 triệu tấn vào năm 2025.

Xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm: Tồn kho tại Mỹ giảm, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ

 |  08:18 25/10/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, XK cá tra tháng 9/2024 đạt 172 triệu USD, tăng 3% so với tháng 9/2023. Lũy kế XK cá tra tính đến hết QIII/2024 đạt 1,5 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dự án Phúc lợi cá rô phi Ai Cập đã cải thiện phúc lợi cho 260 triệu con cá

 |  08:33 24/10/2024

(vasep.com.vn) Dự án Phúc lợi cá rô phi Ai Cập đã hỗ trợ cải thiện phúc lợi cho 10% cá rô phi sông Nile nuôi ở Ai Cập, tương đương hơn 260 triệu con cá.

Infographic: Xuất khẩu Cá ngừ của Việt Nam 9 tháng đầu năm 2024

 |  08:30 24/10/2024

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 9/2024, kim ngạch XK cá ngừ của Việt Nam tăng 18% so với cùng kỳ, đạt hơn 728 triệu USD. Mỹ, EU, Israel và Nga là 4 thị trường NK nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam trong giai đoạn này.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC