Thấy gì từ việc ngành tôm Ấn Độ bị cáo buộc sử dụng lao động nô lệ?

Ấn Độ 08:55 01/04/2024 Kim Thu
(vasep.com.vn) Choice Canning, một nhà đóng gói và kinh doanh tôm Ấn Độ, đang là tâm điểm của hàng loạt cáo buộc liên quan đến các tài liệu giả mạo, cố tình vận chuyển tôm dương tính với kháng sinh sang Mỹ, không đảm bảo an toàn vệ sinh và ngược đãi công nhân.

Tôm Ấn Độ đối mặt với cáo buộc

Thông tin trên được Dự án Đại dương ngoài vòng pháp luật (OOP) công bố trong một báo cáo vào 20/3/2024.

Trước thông tin trên, Choice Canning cũng đã lên tiếng phản hồi từng cáo buộc và cho rằng các cáo buộc trên là không đúng.

Báo cáo OOP được công bố cùng ngày với một báo cáo riêng của Tổ chức phi lợi nhuận Corporate Accountability Lab (CAL) của Mỹ về ngành tôm Ấn Độ. Theo báo cáo của CAL, vấn nạn lao động nô lệ, lao động trẻ em, cùng nhiều hình thức bóc lột khác, gây tổn hại môi trường đang tràn lan trong ngành tôm trị giá hàng tỷ đô la của Ấn Độ.

Các cuộc điều tra và phỏng vấn thực địa kéo dài nhiều năm của CAL cung cấp một số tài liệu đầu tiên về các hành vi lạm dụng lao động và gây hại đến môi trường ở mức độ nguy hiểm và phổ biến trong ngành tôm Ấn Độ. Đáng chú ý, trong đó có cả những sản phẩm tôm đã được chứng nhận có trách nhiệm với xã hội và môi trường bởi các chương trình chứng nhận lớn trong ngành.

Báo cáo đưa ra những dẫn chứng về tình trạng người lao động ở Ấn Độ phải chịu cảnh nợ nần, bạo hành bằng lời nói, điều kiện làm việc nguy hiểm và bị công ty hạn chế di chuyển. Ngoài ra, CAL cũng ghi nhận lao động cưỡng bức và lao động trẻ em khá phổ biến trong ngành tôm Ấn Độ. Báo cáo cũng nhấn mạnh các trại tôm giống và tôm thương phẩm gây hại tới môi trường địa phương qua việc xả nước thải ô nhiễm vào thủy vực lân cận, làm ô nhiễm nguồn nước uống của cộng đồng cư dân, ảnh hưởng đến đất nông nghiệp và nghề khai thác cá của địa phương xung quanh.

Tiếp theo báo cáo của CAL là một bài báo trên Associated Press cũng đưa ra những cáo buộc về những “lùm xùm” của ngành tôm Ấn Độ.

Động thái của các bên

Trước thông tin trên, Sysco Corp., công ty dịch vụ thực phẩm lớn nhất ở Mỹ, đã đình chỉ việc mua hàng từ Nekkanti Sea Foods - đơn vị có tên trong câu chuyện, để chờ điều tra thêm.

Trước đây, vào năm 2022, Sysco cũng đã chấm dứt quan hệ kinh doanh trực tiếp với một nhà cung cấp khác của Ấn Độ, Wellcome Fisheries sau khi Wellcome Fisheries từ chối cho phép tiến hành kiểm tra trách nhiệm xã hội bắt buộc tại cơ sở của mình.

Eastern Fish, một nhà nhập khẩu lớn của Mỹ thuộc sở hữu của Marubeni của Nhật Bản, cho biết cũng sẽ thực hiện các biện pháp tạm dừng mua hàng cho đến khi có thể điều tra kỹ lưỡng và thích hợp những khiếu nại này.

Walmart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, cho biết họ đang xem xét các cáo buộc do AP đưa ra.

Rich Products cho biết họ luôn chuẩn bị đầy đủ để điều tra mọi cáo buộc và thực hiện các biện pháp khắc phục mang tính quyết định để đáp lại mọi khiếu nại có căn cứ.

Southwind Foods, có tên giao dịch là Great American Seafood Import Co., cho biết cũng sẽ có biện pháp nghiêm khắc nếu các cáo buộc trên là đúng.

Liên minh Thủy sản Toàn cầu (GSA) cho biết: “Chúng tôi rất coi trọng những vấn đề này. Khi có bằng chứng đáng tin cậy về các hoạt động vi phạm…, chúng tôi sẽ vào cuộc để điều tra kỹ lưỡng.

Ấn Độ đã xuất khẩu 296.400 tấn tôm trị giá 2,47 tỷ USD sang Mỹ vào năm 2023, tăng 215% về giá trị và 125% về khối lượng trong 10 năm qua.

Thái Lan,Trung Quốc, Ecuador cũng từng phải đối mặt với các cáo buộc

Ngành tôm Thái Lan cũng từng gặp rất nhiều áp lực trong năm 2015 và 2016 khi báo cáo của AP về lao động nô lệ và trẻ em trong ngành chế biến tôm nước này được cho là diễn ra phổ biến.

Hồi tháng 10/2023, Trung Quốc cũng đối mặt với cáo buộc. Cáo buộc này xuất phát từ một bài báo đăng tải kèm video của tổ chức phi chính phủ The Outlaw Ocean Project (OOP) kết hợp với Tạp chí The New Yorker (Mỹ). Theo đó, bài báo khẳng định một số nhà máy chế biến thủy sản Trung Quốc đã sử dụng nhân công không tình nguyện từ Uyghur (một sắc tộc người Turk sống chủ yếu ở khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc), những người này đã bị buộc làm việc trong môi trường tương đương như lao động cưỡng bức.

Bài báo đã nhanh chóng khiến một số nhà nhập khẩu Mỹ và châu Âu tạm dừng đơn hàng từ một số nhà cung ứng Trung Quốc có tên trong danh sách cáo buộc. Ngày 13/10/2023, Lund’s Fisheries, một công ty khai thác và chế biến mực, sò điệp và nhiều loại cá biển khác có tên tuổi tại Mỹ đã thông báo dừng hợp tác với một nhà cung ứng hải sản Trung Quốc được nêu tên trong bài báo.

Một nhà bán lẻ lớn khác của Mỹ, Albertsons Companies, cũng cho biết đã rút hai sản phẩm của High Liner, bao gồm cá bơn và cá hồi nâu. Bản thân High Liner đã ngừng làm việc với nhà cung ứng Trung Quốc sau khi cáo buộc liên quan tới lao động ở Uyghur được công bố. Công ty bán lẻ Aldi và Lidl của Đức cho biết họ tin nội dung của bài báo và cũng đã chấm dứt quan hệ với các nhà máy chế biến Trung Quốc.

Tháng đầu năm 2024, tôm Ecuador cũng bị “soi” tại thị trường Trung Quốc sau khi blogger Wang Hai, vốn được mệnh danh là chuyên gia chống hàng giả, đã “vạch trần” tôm Ecuador được bán trên nền tảng thương mại có chứa chất bảo quản vượt mức cho phép.

Có thể đây cũng là những cơ hội cho tôm Việt Nam khi mà tôm Ecuador và Ấn Độ đang bị cảnh báo về kháng sinh và vấn đề lao động. Tuy nhiên, cảnh báo trên chứng tỏ thế giới đang rất quan tâm và ngày càng giám sát chặt chẽ các vấn đề liên quan đến lao động, lạm dụng trẻ em trong ngành thủy sản. Để tránh những rủi ro và nguy cơ có thể xảy ra, các DN tôm nói riêng cũng như DN thủy sản nói chung cần thận trọng và đặc biệt tuân thủ các quy định về lao động, lao động nghề cá, công ước của Việt Nam cũng như công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). DN cũng cần nắm bắt kịp thời thông tin từ các thị trường NK để tránh những rào cản và động thái bảo hộ của thị trường.

 

ilo an do cao buoc su dung lao dong no le my an toan ve sinh nguoc dai cong nhan cal ap

TIN MỚI CẬP NHẬT

Trang trại cua thân thiện với môi trường ở Trung Quốc là điển hình nuôi thủy sản hiệu quả, chất lượng cao

 |  08:26 22/05/2024

Một trang trại nuôi cua thân thiện với môi trường trình diễn bên hồ Thái Hồ ở huyện Ngô Giang, Tô Châu, tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc đã hoàn thành một quá trình chuyển đổi hoàn hảo - từ bỏ các phương pháp truyền thống sử dụng lưới bao vây, gây ô nhiễm cao và lợi nhuận kinh tế thấp, đồng thời đón nhận chất lượng cao và chất lượng cao. - Nuôi trồng thủy sản sinh thái hiệu quả.

Mỹ: Red Lobster đóng cửa gần 50 nhà hàng

 |  08:23 22/05/2024

(vasep.com.vn) Chuỗi nhà hàng Red Lobster tại Mỹ, đột ngột đóng cửa hàng chục nhà hàng trên khắp nước Mỹ do khó khăn.

Infographic: Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024

 |  08:21 22/05/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng trong tháng 4. Tính lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, XK cá ngừ đạt 302 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023.

Mời tham dự khóa tập huấn: Kiểm kê Khí nhà kính và các Giải pháp Xanh hóa Sản xuất ngành Thủy sản

 |  11:30 21/05/2024

Chương trình giúp nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng thực hành kiểm kê khí nhà kính, xác định nguồn thải, thu thập dữ liệu, xác định ranh giới tổ chức và lập báo cáo kiểm kê khí nhà kính tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó là các biện pháp triển khai hiệu quả Xanh hóa sản xuất, giảm phát thải, góp phần giúp DN đáp ứng các yêu cầu qui định kiểm kê khí nhà kính trong nước (nghị định 06/2022/NĐ-CP, QĐ 01/2022/QĐ-TTg, luật môi trường…) cũng như xu hướng phát triển xanh, tín chỉ carbon ở các thị trường quốc tế. Chi tiết xem tại: https://daotao.vasep.com.vn/lich-khai-giang/khoa-tap-huan-kiem-ke-khi-nha-kinh-va-cac-giai-phap-xanh-hoa-san-xuat-nganh-thuy-san-2381.html

Động lực thị trường tôm càng xanh ở Trung Quốc

 |  10:25 21/05/2024

Nhật báo Bắc Kinh đưa tin lô tôm càng sống đầu tiên trong năm nay đã được bán ra thị trường vào đầu tháng 3, sớm hơn năm 2023; giá cũng giảm khoảng 20% so với năm ngoái.

Na Uy: Xuất khẩu thủy sản tháng 4/2024 lập kỷ lục

 |  10:25 21/05/2024

(vasep.com.vn) Tháng 4/2024, xuất khẩu thủy sản của Na Uy lập kỷ lục mới, với tổng giá trị đạt 13,9 tỷ NOK (1,28 tỷ USD), tăng 924 triệu NOK (tương đương 7%) so với cùng kỳ năm trước.

Infographic: Xuất khẩu cá tra Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024

 |  09:35 21/05/2024

(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 4/2024, Việt Nam XK gần 580 triệu USD cá tra, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Với kim ngạch XK đạt hơn 168 triệu USD, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái, tháng 4/2024, XK cá tra tăng trở lại sau 2 tháng liên tiếp sụt giảm.

Doanh thu của Maruha Nichiro Nhật Bản đạt kỷ lục nhờ hải sản chế biến

 |  08:41 20/05/2024

(vasep.com.vn) Maruha Nichiro, công ty thủy sản lớn nhất thế giới về doanh thu đạt kỷ lục mới về doanh thu hợp nhất là 1,03 nghìn tỷ JPY (6,6 tỷ USD) cho năm tài chính 2023, kết thúc vào ngày 31/3/2024, nhờ thu nhập mạnh mẽ từ thủy sản chế biến tại nhà và sự mất giá của đồng Yên.

Infographic: Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024

 |  08:40 20/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK thủy sản của Việt Nam tiếp tục khả quan trong tháng 4/2024. Nhờ đó, tính lũy kế 4 tháng đầu năm 2024 kim ngạch XK thủy sản cả nước tăng 6%, đạt 2,7 tỷ USD. XK 3 nhóm mặt hàng chủ lực của Việt Nam là tôm, cá tra và cá ngừ đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.

DOL: Nạn lao động cưỡng bức không còn xuất hiện trong ngành tôm Thái Lan

 |  08:39 20/05/2024

(vasep.com.vn) Bộ Lao động Hoa Kỳ (DOL) đang thúc đẩy việc sửa đổi một quyết định cách đây 15 năm về việc sử dụng lao động trẻ em phổ biến trong ngành tôm Thái Lan.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC