Nuôi cua biển trên cạn cho lợi nhuận tăng hơn 50%

Nguyên liệu 20:59 17/09/2021 Nguyễn Trang
Cách nuôi cua biển của ThS Hạnh không thải nước ra môi trường, cua lớn nhanh, có thể nuôi tới 60 con trong khi bình thường chỉ được 2-3 con/m2.

Năm 2014, ThS Lê Ngọc Hạnh (34 tuổi), Viện Nghiên cứu Thủy sản II có dịp đến Hà Lan để tìm hiểu về những mô hình chăn nuôi nông nghiệp mới. Đến những trang trại của các hộ dân nơi đây, anh ấn tượng với hệ thống nuôi cua tuần hoàn, không xả nước thải ra môi trường.

Anh nghĩ, nếu có thể áp dụng mô hình này tại Việt Nam, hộ dân ở khu đô thị, thành phố không gần vùng biển cũng có thể nuôi cua với số lượng lớn, mà không cần nhiều không gian. Anh ấp ủ dự định mang hệ thống này về nước.

Cách nuôi này chỉ cần dùng các hộp nhựa được xếp thành giàn để tiết kiệm không gian nuôi, Trong đó, bộ phận chính là hệ thống ống nước và các thiết bị đo môi trường.

Ưu điểm nổi bật của mô hình này là không cần nhiều lượng nước đầu vào nhờ nguyên lý tuần hoàn. Cụ thể, chất cặn bẩn thải ra trong quá trình nuôi cua đưa vào trong môi trường yếm khí để phân hủy. Chất thải sau đó đi qua màng lọc, được bổ sung thêm chất khoáng cần thiết và tiếp tục đưa lên hệ thống. Nhờ vậy, nguồn nước trong mô hình được tái sử dụng tới 99,5%.

Dành 2 năm nghiên cứu cách làm, đến 2016 anh qua Nhật Bản để nghiên tìm hiểu thêm về vi sinh và phương pháp xử lý môi trường nước.

Mang công nghệ và kiến thức tích lũy để trở về Việt Nam, năm 2018 ThS Hạnh "nội địa hóa" mô hình.

Giàn nuôi cua biển theo mô hình tuần hoàn của hộ dân.

Áp dụng mô hình tuần hoàn, ThS Hạnh nhận ra, việc kiểm soát chất lượng nguồn nước mặn là yếu tố quan trọng nhất. Để đảm bảo yếu tố này, anh lắp đặt các cảm biến giúp cung cấp các thông số trong mức cho phép về nhiệt độ (khoảng 28 độ C), nồng độ mặn (15 ‰) và độ pH (7,8-8,3).

Anh gắn các bộ kit để kiểm tra nồng độ khoáng và hàm lượng khí độc trong hệ thống, kịp thời bổ sung khoáng chất nano gốc ion trong trường hợp vượt ngưỡng, giúp cua dễ hấp thụ các dinh dưỡng trong nước.

Tùy vào đặc điểm nguồn nước đầu vào, mô hình tuần hoàn tại một số nước trang bị thêm máy khử khí CO2 hoặc hệ thống UV diệt khuẩn, nhưng những thiết bị này giá thành cao và khó nhập khẩu.

Vì vậy, trong quá trình thiết kế, anh đã chế tạo lưới lọc sinh học bằng polymer dễ kiếm, lắp vào đầu xả nước và sử dụng vi sinh để xử lý khuẩn gây bệnh cho cua. Anh cho biết, chi phí chế tạo hai loại này chưa bằng 1/2 giá máy nhập khẩu.

Nguồn nước mặn xả vào mỗi hộp nuôi cua đều được kiểm soát chất lượng.

Nhờ kiểm soát chặt chất lượng môi trường nên thời gian nuôi trong mô hình được rút ngắn và tăng năng suất hơn. ThS Hạnh cho biết, giai đoạn nuôi cua bé đến khi đạt khối lượng thương phẩm (400 g) chỉ mất khoảng 3 tháng, trong khi phương pháp truyền thống cần tới 4-5 tháng. Mỗi m2 có thể nuôi tới 60 con, thay vì 2-3 con/m2 như truyền thống. Cuối năm 2019, anh hoàn thiện mô hình và thử áp dụng cho một số hộ dân.

Với quy mô 1.000 hộp cua, cần diện tích là khoảng 50-60 m2. Mô hình có thể vận hành tốt với công suất điện 1,5 kW/h, như những thiết bị gia dụng khác. Chi phí đầu tư ban đầu, bao gồm thức ăn (tép, động vật nhuyễn thể) cho 1.000 hộp cua khoảng 250-300 triệu đồng.

Theo tác giả, do đặc tính sinh học, cấu trúc thịt cua không phải là cấu trúc cơ nên dù vận động nhiều hay ít cũng không thể tăng độ săn chắc của nó. Chất lượng của thịt cua không phụ thuộc vào không gian vận động của chúng, mà dựa vào thành phần dinh dưỡng trong thức ăn.

Với những hộ dân không gần khu vực biển, chỉ cần dùng nước biển mồi, thể tích khoảng 10 m3, kết hợp với nước ngọt pha muối cho giai đoạn đầu, là có thể áp dụng được.

Từng đi theo phương pháp truyền thống, anh Lâm Vũ Nguyên (Cà Mau) quyết định chuyển đổi mô hình nuôi cho một nghìn con cua cốm trong trang trại.

Anh Nguyên chia sẻ, sau 5 tháng lắp đặt, mô hình tuần hoàn cho năng suất và lợi nhuận cao hơn 50% . "Đặc biệt, công đoạn xử lý nước thải không tốn nhiều công sức nhưng lại hiệu quả hơn so với nuôi quảng canh ngoài biển, nên có thể tối giản nguồn nhân lực", anh Nguyên nói.

Được nhiều hộ dân đón nhận và phản hồi tích cực, ThS Hạnh không ngừng cải tiến mô hình. Mới đây, anh đã tích thêm tấm pin mặt trời trên mỗi giàn nuôi để giảm chi phí chi tiền điện. Mô hình này hiện được nhiều hộ dân Hải Phòng, TP HCM và Cà Mau áp dụng. Ngoài cua biển, ThS Hạnh cũng đang nghiên cứu để áp dụng mô hình này trong nuôi lươn.

(Theo VnExpress)

nuoi cua bien tren can loi nhuan tang loi nhuan tang hon 50

TIN MỚI CẬP NHẬT

Infographic: Xuất khẩu tôm Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

 |  08:36 22/11/2024

(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.

Xanh hóa quy trình sản xuất và chế biến trong xuất khẩu cá tra

 |  08:34 22/11/2024

Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.

Xuất khẩu thủy sản của Brazil tăng vọt trong quý 3/2024

 |  08:26 22/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.

Campuchia tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:51 21/11/2024

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.

Kêu gọi áp dụng phương pháp quản lý đa loài đối với tình trạng đánh bắt quá mức ở Đông Bắc Đại Tây Dương

 |  08:49 21/11/2024

(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.

Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ tiếp tục giảm

 |  08:37 20/11/2024

(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.

EU chấm dứt thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal

 |  08:36 20/11/2024

(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.

Đảo Cocos của Costa Rica dẫn đầu cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:31 20/11/2024

(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.

Xuất khẩu cá ngừ tháng 10 lập đỉnh sau hơn 2 năm

 |  08:29 20/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC