Phụ lục 1 (của hiệp định tbt)
Thuật ngữ và định nghĩa của Hiệp định này
Các thuật ngữ được trình bày trong Hướng dẫn số 2 của ISO/IEC "Các thuật ngữ và định nghĩa về tiêu chuẩn hóa và các hoạt động có liên quan" (xuất bản lần thứ 6 năm 1991) , khi chúng được sử dụng trong Hiệp định này có cùng nghĩa với những định nghĩa đã nêu trong Hướng dẫn trên có tính đến việc các loại hình dịch vụ được loại ra khỏi phạm vi của Hiệp định này.
Tuy nhiên, vì các mục tiêu của Hiệp định này, các định nghĩa sau đây sẽ được áp dụng:
1. Pháp quy kỹ thuật
Văn bản quy định các đặc tính của sản phẩm hoặc các quá trình có liên quan đến sản phẩm và phương pháp sản xuất, bao gồm cả các điều khoản hành chính thích hợp, mà việc tuân thủ chúng là bắt buộc. Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dãn nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định.
Chú giải
Định nghĩa trong Hướng dẫn số của ISO/IEC không phải là nguyên thể, mà dựa trên cơ sở hệ thống cấu trúc khối "building block".
2. Tiêu chuẩn
Văn bản do một cơ quan được thừa nhận ban hành để sử dụng rộng rãi và lâu dài, trong đó quy định các quy tắc, hướng dẫn hoặc các đặc tính đối với sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất có liên quan, mà việc tuân thủ chúng là không bắt buộc. Văn bản này cũng có thể bao gồm hoặc gắn liền với thuật ngữ, biểu tượng, cách thức bao gói, dãn nhãn hoặc ghi nhãn áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất nhất định.
Chú giải
Các thuật ngữ nêu trong Hướng dẫn số 2 của ISO/IEC bao hàm đối với các sản phẩm, quy trình và dịch vụ. Hiệp định này chỉ áp dụng đối với các pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và các quy trình đánh giá sự phù hợp đối với sản phẩm hoặc các quá trình và phương pháp sản xuất. Các tiêu chuẩn nêu trong Guide 2 của ISO/IEC có thể là bắt buộc hoặc tự nguyện áp dụng. Đối với mục tiêu của Hiệp định này các tiêu chuẩn chỉ là tự nguyện áp dụng còn các pháp quy kỹ thuật là các văn bản bắt buộc phải áp dụng. Các tiêu chuẩn do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế ban hành trên nguyên tắc có sự nhất trí của tất cả các bên tham gia. Hiệp định này cũng bao gôm cả các văn bản ban hành trên nguyên tắc không có sự nhất trí của tất cả các bên tham gia.
3. Các quy trình đánh giá sự phù hợp
Bất cứ quy trình được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định các yêu cầu liên quan trong các pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn có được thoả mãn hay không.
Chú giải
Ngoài những vấn đề khác, các quy trình đánh giá sự phù hợp bao gồm cả các quy trình lấy mẫu, thử nghiệm và kiểm tra; đánh giá, thẩm tra và đảm bảo sự phù hợp; đăng ký, công nhận và chấp nhận cũng như kết hợp của chúng.
4. Tổ chức hoặc hệ thống quốc tế
Là tổ chức hoặc hệ thống mà việc tham gia vào nó là tự do đối với các tổ chức có liên quan của tất cả Thành viên .
5. Tổ chức hoặc hệ thống khu vực
Là tổ chức hoặc hệ thống mà việc tham gia vào nó là tự do đối với các tổ chức có liên quan của một số Thành viên.
6. Cơ quan Chính phủ trung ương
Là Chính phủ trung ương, các Bộ và Cục của nó hoặc tổ chức khác chịu sự kiểm soát của Chính phủ trung ương về một hoạt động nhất định.
Chú giải:
Trong trường hợp của Cộng đồng Châu âu, các điều khoản điều chỉnh các cơ quan chính phủ trung ương được áp dụng. Tuy nhiên, các tổ chức khu vực hoặc các hệ thống đánh giá sự phù hợp có thể được thành lập trong khuôn khổ Cộng đồng Châu âu, và trong những trường hợp này chúng có thể là đối tượng điều chỉnh của Hiệp định này về vấn đề các tổ chức khu vực hoặc các hệ thống đánh giá sự phù hợp.
7. Cơ quan Chính phủ ở địa phương
Là chính phủ nhưng không phải là Chính phủ trung ương (ví dụ: các bang, tỉnh, thành phố, ...), các sở hoặc ban ngành của nó hoặc một tổ chức chịu sự kiểm soát của chính phủ đó về một hoạt động nhất định.
8. Tổ chức phi chính phủ
Tổ chức khác với cơ quan chính phủ trung ương và địa phương, bao gồm cả tổ chức phi chính phủ có thẩm quyền thi hành pháp quy kỹ thuật.
Phụ lục 2 (của Hiệp định TBT)
Các nhóm chuyên gia kỹ thuật
Các nhóm chuyên gia kỹ thuật được thành lập theo các điều khoản của Điều 14 phải tuân thủ các thủ tục sau:
1. Các nhóm chuyên gia kỹ thuật dưới sự chỉ đạo của một Ban Hội thẩm. Ban này quyết định nội dung và các thủ tục làm việc chi tiết của các nhóm chuyên gia kỹ thuật và các nhóm chuyên gia kỹ thuật phải có trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình cho Ban Hội thẩm .
2. Thành phần tham gia vào các nhóm chuyên gia kỹ thuật chỉ giới hạn trong phạm vi những người có chuyên môn giỏi và nhiều kinh nghiệm trong một lĩnh vực hoạt động nhất định.
3. Những công dân thuộc các Bên tranh chấp không được tham gia vào nhóm chuyên gia kỹ thuật khi không có sự nhất trí của các Bên tranh chấp, ngoại trừ trong những trường hợp ngoại lệ khi Ban Hội thẩm xét thấy không còn cách nào khác và nhu cầu về chuyên gia khoa học chuyên sâu đó là cần thiết. Các công chức nhà nước của các bên tranh chấp cũng không được tham gia vào một nhóm chuyên gia kỹ thuật. Các thành viên của các nhóm chuyên gia kỹ thuật phải làm việc theo khả năng chuyên môn của mình và không phải làm việc với tư cách như những đại diện của cơ quan nhà nước hoặc đại diện của bất kỳ một tổ chức nào. Do vậy, các cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức không được đưa ra những chỉ dẫn liên quan đến những vấn đề trước một nhóm chuyên gia kỹ thuật.
4. Các nhóm chuyên gia kỹ thuật có thể thu thập thông tin và tư vấn kỹ thuật từ bất kỳ nguồn nào mà họ cho cho là thích hợp. Trước khi một nhóm chuyên gia kỹ thuật thu thập thông tin hoặc tư vấn từ một nguồn trong phạm vi quyền hạn của một thành viên, thì phải thông báo cho lãnh đạo của thành viên đó. Bất kỳ thành viên nào cũng phải có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ và kịp thời mọi yêu cầu của một nhóm chuyên gia kỹ thuật.
5. Các bên có tranh chấp phải cung cấp các thông tin có liên quan cho nhóm chuyên gia kỹ thuật, trừ khi thông tin đó thuộc lĩnh vực bảo mật. Thông tin bảo mật được cung cấp cho nhóm chuyên
gia kỹ thuật sẽ không được thông báo nếu không có sự chấp thuận chính thức của cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc người cung cấp thông tin đó. Khi nhóm chuyên gia kỹ thuật yêu cầu cung cấp các thông tin như vậy nhưng họ không được quyền công bố các thông tin bảo mật đó mà cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc người cung cấp thông tin chỉ đưa ra một bản tóm tắt các thông tin không phải là bảo mật.
6. Nhóm chuyên gia kỹ thuật này phải gửi dự thảo cho các thành viên có liên quan để lấy ý kiến và xử lý các ý kiến đó cho phù hợp trong báo cáo cuối cùng, báo cáo này được trình lên Ban Hội thẩm đồng thời cũng phải được gửi cho các thành viên có liên quan.
Phụ lục 3 (của Hiệp định TBT)
Quy chế thủ tục đối với việc soạn thảo chấp nhận và áp dụng các tiêu chuẩn
Các quy định chung
A. Các định nghĩa trong phụ lục 1 của Hiệp định này cũng được sử dụng vì các mục tiêu của Quy chế này.
B. Quy chế này được chấp thuận tự do bởi bất kỳ cơ quan tiêu chuẩn hóa nào của một nước thành viên của WTO, có thể là một cơ quan nhà nước trung ương, địa phương hoặc một cơ quan/tổ chức phi chính phủ; bởi bất kỳ tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc gia khu vực của một hoặc nhiều nước thành viên của WTO; và bởi bất kỳ tổ chức tiêu chuẩn hóa phi chính phủ khu vực của một hoặc nhiều nước thành viên trong cùng một lãnh thổ của một nước thành viên WTO ( trong Quy chế này nghĩa tập thể có thể coi như "các cơ quan tiêu chuẩn hóa" và nghĩa cá nhân có thể coi như "cơ quan tiêu chuẩn hóa").
C. Các cơ quan tiêu chuẩn hóa đã chấp thuận hoặc không chấp thuận Quy chế này sẽ phải thông báo việc này cho Trung tâm Thông tin của ISO/IEC ở Genevơ. Thông báo này phải gồm tên, địa chỉ của cơ quan có liên quan và phạm vi hoạt động hiện tại của cơ quan đó và các hoạt động về tiêu chuẩn hóa dự kiến tham gia. Thông báo này có thể được gửi trực tiếp cho Trung tâm Thông tin của ISO/IEC hoặc thông qua cơ quan quốc gia thành viên của ISO/IEC hoặc thông thường hơn có thể thông qua quốc gia thành viên có liên quan hoặc qua mạng ISONET quốc tế.
Các quy định bổ sung
D. Đối với các tiêu chuẩn, cơ quan tiêu chuẩn hóa phải thoả thuận đối xử đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ bất kỳ nước thành viên của WTO không kém thuận lợi hơn như đã thoả thuận đối với các sản phẩm cùng loại khác được sản xuất trong nội địa và các sản phẩm từ bất kỳ nước nào khác.
E. Cơ quan tiêu chuẩn hóa phải đảm bảo rằng các tiêu chuẩn không được soạn thảo, chấp thuận hoặc áp dụng với quan điểm hoặc nhằm tạo ra những cản trở không cần thiết cho thương mại quốc tế.
F. Trong trường hợp có các tiêu chuẩn quốc tế hoặc các tiêu chuẩn đó sắp ban hành, cơ quan tiêu chuẩn hóa phải sử dụng chúng hoặc sử dụng những phần có liên quan của các tiêu chuẩn đó để làm cơ sở xây dựng cho các tiêu chuẩn của mình, ngoại trừ khi các tiêu chuẩn quốc tế này hoặc các phần liên quan bị vô hiệu hoặc không phù hợp vì các vấn đề về công nghệ, các yếu tố địa lý hoặc khí hậu.
G. Nhằm mục đích hài hòa các tiêu chuẩn đến mức có thể, cơ quan tiêu chuẩn hóa phải tham gia tích cực trong những phạm vi nguồn lực của mình trong việc biên soạn các tiêu chuẩn do các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế có liên quan biên soạn, đối với vấn đề đã chấp nhận hoặc sẽ chấp nhận. Đối với các cơ quan tiêu chuẩn hóa trong lãnh thổ của một Thành viên, việc tham gia vào một hoạt động cụ thể về tiêu chuẩn hóa của quốc tế khi có thể, phải thông qua một cơ quan đại diện cho tất cả các cơ quan tiêu chuẩn hóa trong lãnh thổ của Thành viên đó đã chấp thuận hoặc sẽ chấp thuận các tiêu chuẩn về lĩnh vực liên quan đến hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế.
H. Cơ quan tiêu chuẩn hóa trong lãnh thổ của một Thành viên phải cố gắng hết mức để tránh trùng lặp hoặc chồng chéo chức năng, công việc của các cơ quan tiêu chuẩn hóa khác cùng trong lãnh thổ quốc gia đó hoặc với công việc của các cơ quan tiêu chuẩn khu vực hoặc quốc tế có liên quan. Các cơ quan này cũng phải cố gắng đạt được sự nhất trí về những tiêu chuẩn mà mình biên soạn. Tương tự như vậy, cơ quan tiêu chuẩn hóa khu vực cũng phải cố gắng tránh sự trùng lặp, chồng chéo công việc của các cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế khác.
I. Khi cần thiết các Thành viên phải xác định các tiêu chuẩn dựa trên các yêu cầu sử dụng của sản phẩm thay vì các đặc tính thiết kế hoặc mô tả sản phẩm.
J. Cơ quan tiêu chuẩn hóa này phải đưa ra chương trình làm việc gồm tên, địa chỉ, các tiêu chuẩn đang biên soạn và các tiêu chuẩn đã chấp nhận trong thời gian trước đó. Một tiêu chuẩn đang trong quá trình soạn thảo được tính từ khi có quyết định xây dựng cho đến khi tiêu chuẩn đó được chấp thuận. Các tiêu đề của các tiêu chuẩn dự thảo cụ thể phải có bằng tiếng Anh, Pháp hoặc Tây Ban Nha. Phải có một thông báo về chương trình làm việc hiện tại ban hành trong nội bộ quốc gia hoặc ấn phẩm khu vực về các hoạt động tiêu chuẩn hóa trong trường hợp có thể.
Chương trình làm việc này phải chỉ rõ đối với từng tiêu chuẩn theo các quy định của ISONET, sự phân loại về nội dung, giai đoạn của quá trình xây dựng tiêu chuẩn và các tài liệu tham khảo từ bất kỳ tiêu chuẩn quốc tế nào để làm cơ sở. Ngay sau khi ban hành chương trình làm việc của mình, cơ quan tiêu chuẩn hóa phải thông báo cho Trung tâm Thông tin của ISO/IEC tại Genevơ.
Thông báo này phải có kèm tên, địa chỉ của cơ quan tiêu chuẩn hóa, tên và ấn phẩm trong đó có chương trình làm việc, giai đoạn mà chương trình làm việc đang tiến hành, giá cả (nếu có), và có thể lấy được ấn phẩm này bằng cách nào và ở đâu. Thông báo này có thể được gửi trực tiếp cho Trung tâm Thông tin của ISO/IEC hoặc thông thường hơn thì gửi qua quốc gia thành viên liên quan hoặc thông qua mạng ISONET quốc tế.
K. Quốc gia thành viên của ISO/IEC phải cố gắng hết mức để trở thành một thành viên của ISONET hoặc chỉ định cơ quan khác làm thành viên cũng như để tham gia với tư cách thành viên tích cực nhất trong chừng mực có thể đối với mạng ISONET. Các cơ quan tiêu chuẩn hóa khác cũng phải cố gắng hết mức hòa mình với thành viên của ISONET.
L. Trước khi chấp nhận một tiêu chuẩn, cơ quan tiêu chuẩn hóa phải cho phép một khoảng thời gian ít nhất là 60 ngày để lấy ý kiến từ các bên có liên quan trong lãnh thổ của một thành viên của WTO về tiêu chuẩn dự thảo. Tuy nhiên, giai đoạn này có thể được co ngắn lại trong những trường hợp khi phát sinh hoặc có nguy cơ phát sinh các vấn đề khẩn cấp về an toàn, sức khoẻ, bảo vệ môi trường. Ngay khigiai đoạn đầu bắt đầu, cơ quan tiêu chuẩn hóa phải ra thông báo về giai đoạn bắt đầu như đã nêu trong phần J. Thông báo này phải nêu theo thực trạng về những điểm khác của tiêu chuẩn dự thảo với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.
M. Theo yêu cầu của bất cứ bên quan tâm nào trong lãnh thổ của một thành viên của WTO, cơ quan tiêu chuẩn hóa phải gửi lấy ý kiến về tiêu chuẩn dự thảo đã gửi trình. Bất cứ chi phí nào cho công việc này ngoại trừ phần chi phí thực tế, đều phải thống nhất như nhau bất kể đối với các bên trong và ngoài nước.
N. Cơ quan tiêu chuẩn hóa phải xem xét đến các góp ý từ các bên gửi lấy ý kiến trong quá trình xử lý tiêu chuẩn sau này. Các góp ý nhận được thông qua các cơ quan tiêu chuẩn hóa đã chấp nhận Quy tắc thực hành tốt này phải được trả lời càng sớm càng tốt nếu được yêu cầu. Trong công văn trả lời cần giải thích rõ lý do vì sao phải có sự khác nhau với tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.
O. Khi tiêu chuẩn đã được chấp thuận, nó phải được ban hành ngay.
P. Theo yêu cầu của bất cứ bên có quan tâm nào trong lãnh thổ của một thành viên của WTO, cơ quan tiêu chuẩn hóa phải cung cấp ngay hoặc có kế hoạch cung cấp một bản copy chương trình làm việc mới nhất của mình hoặc tiêu chuẩn mà mình ban hành.
Q. Cơ quan tiêu chuẩn hóa phải tạo sự xem xét nhất trí, và cơ hội thích hợp, tham vấn cho các đại diện đối với việc điều hành của Quy chế này do các cơ quan tiêu chuẩn hóa đã chấp nhận Quy chế này thực hiện. Điều này sẽ tạo một cố gắng khách quan để giải quyết bất cứ một khiếu nại nào.
(vasep.com.vn) Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Honduras (Andah) dự báo năm 2024 sẽ kết thúc với khối lượng xuất khẩu đạt từ 62,5 đến 63 triệu pound tôm, thu về khoảng 220 triệu USD.
(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 11/2024, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD. XK các nhóm sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ, trừ nhóm các sản phẩm mực. XK sang các thị trường chính cũng đều tăng so với cùng kỳ.
Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.
(vasep.com.vn) Cua tuyết sống ngày càng được quan tâm tại các thị trường châu Á, và việc tiếp cận thị trường Trung Quốc mang lại tiềm năng to lớn cho các nhà xuất khẩu Na Uy.
(vasep.com.vn) Nghiên cứu nhằm hỗ trợ ngành nuôi trồng thủy sản áp dụng các phương thức bền vững hơn và giảm sự phụ thuộc vào thức ăn có nguồn gốc từ biển
TPO - Ngày 15/12, Vương quốc Anh chính thức trở thành thành viên thứ 12 của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Điều này mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt tiếp cận sâu hơn thị trường có quy mô lên đến 900 tỷ bảng Anh.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Lực lượng Biên phòng Australia đã thiết lập một hoạt động mới nhằm vào các tàu cá nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp ngoài khơi bờ biển Lãnh thổ phía Bắc, nơi ngày càng có nhiều tàu đánh bắt cá bất hợp pháp của Indonesia bị phát hiện trong những tháng gần đây.
Ngày 16-12, UBND huyện Tam Nông (tỉnh Đồng Tháp) cho biết vừa phối hợp với chùa Tâm Thành (xã Phú Cường, huyện Tam Nông) thả trên 220kg cá chép đang mang trứng xuống sông Tiền. Vị trí thuộc phường An Thạnh, TP Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp), đây là khu vực lưu giữ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, cấm đánh bắt cá dưới mọi hình thức.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn