Bãi sau thuộc phường Mũi Né, thành phố Phan Thiết vào một buổi sáng cuối vụ cá Nam vẫn rất đông tàu đánh cá cập bờ. Từng giỏ cá cơm đang còn tươi rói nhanh chóng được chủ tàu và bạn chài đưa xuống thúng. Từng tốp người đợi chờ để khuân, vác đưa cá vào bờ. Khi cá được đưa vào bờ, tiếng nói, tiếng chào, trả giá rôm rả cả một vùng biển. Sau khi thỏa thuận giá, từng giỏ cá cơm được bốc lên xe vận chuyển đến các lò hấp hay các cơ sở chế biến nước mắm tại thành phố Phan Thiết.
Theo nhiều ngư dân nơi đây, mỗi chuyến biển bắt đầu từ khoảng 2 - 3 giờ sáng và vào bờ lúc 7 giờ cùng ngày. Những ngày gần đây, trung bình ngư dân đánh bắt được 200 - 300 kg cá cơm/chuyến. Cá cơm có nhiều loại, nhiều tên như, cơm than, cơm nồi, cơm ba lài, cơm ngần, cơm sùng, cơm đỏ, cơm trắng, cơm săn….Hiện tại, giá cá cơm tại bến dao động từ 13.000 - 15.000 đồng/kg, tùy theo lớn nhỏ; trừ chi phí, các tàu thu được trên dưới 4 triệu đồng sau mỗi chuyến biển.
Cuối vụ, thế nhưng lượng cá cơm vẫn không giảm. Nguồn nguyên liệu dồi dào nên các cơ sở lò hấp cá cũng đang hoạt động hết công suất. Hằng trăm lao động biển cũng có việc làm thời vụ nhờ phơi cá cơm thuê cho doanh nghiệp, mỗi ngày công khoảng 150 ngàn đồng/ người. Các vựa này cho biết, để làm ra được 1kg cá cơm khô cần 3,5 kg cá tươi; thị trường tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc. Tuy nhiên, giai đoạn này, do tình hình dịch bệnh, nên việc vận chuyển cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù khâu tiêu thụ đang có phần chậm, nhưng giá bán cá cơm vẫn đang ổn định.
Nhận định luồng cá cơm vẫn còn dồi dào, nên sau khi đưa cá lên bờ, các tàu lại chuẩn bị cho chuyến biển tiếp theo. Có thể nói, được mùa cá cơm ở cuối vụ Nam đã góp phần tạo việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho bà con ngư dân, góp phần trang trải các chi phí của những chuyến biển đầu năm không được thuận lợi.
(vasep.com.vn) Tổng thống Donald Trump đang tạo ra những cơn sóng gió trong ngành thủy sản Mỹ với những chính sách thuế quan chưa rõ ràng. Thị trường thủy sản đang phải đối mặt với nhiều thử thách không chỉ đến từ những bất ổn chính trị mà còn từ sự biến động trong nhu cầu và cung ứng sản phẩm. Ngành công nghiệp này cần phải chuẩn bị cho những thay đổi lớn và giữ vững tinh thần linh hoạt để đối phó với những cơn bão thuế quan có thể đến bất kỳ lúc nào.
(vasep.com.vn) Trong tháng 1/2025, tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 774,3 triệu USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là một kết quả khả quan so với cùng kỳ năm 2024, khi Tết Nguyên đán rơi vào cuối tháng 1, đã tác động đáng kể đến kết quả xuất khẩu.
(vasep.com.vn) Dữ liệu mới nhất về xuất khẩu tôm Ecuador cho thấy ngành này có triển vọng tăng trưởng không đáng kể giữa năm 2023 và 2024, với mức tăng trưởng tối đa chỉ đạt khoảng 1%, theo ông Gabriel Luna, nông dân nuôi tôm người Ecuador và là chủ sở hữu của GLuna Shrimp.
Ngành thủy sản vẫn đang giữ được mức tăng đầu năm càng khiến khả năng năm nay có thể trở lại mốc xuất khẩu đạt 11 tỷ USD.
Năm 2025, ngành thủy sản được dự báo sẽ biến động khó lường trước mức thuế của Tổng thống Donald Trump cho các nước. Tuy nhiên, một số nhà phân tích kỳ vọng biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp thủy sản sẽ cải thiện nhờ các yếu tố như giá bán theo VND tăng nhẹ, nguồn cung tôm cá nguyên liệu cải thiện...
(vasep.com.vn) Vào năm 2023, cá rô phi chiếm 91% trong tổng số 151,8 triệu USD thủy sản mà Colombia xuất khẩu sang Mỹ, khiến nó trở thành mặt hàng thủy sản giá trị nhất mà Colombia xuất khẩu sang Mỹ. Mối đe dọa về thuế quan, như đã được cựu Tổng thống Donald Trump đề xuất, có thể gây tác động lớn đối với các nhà nhập khẩu Mỹ, với mức thuế từ 25-50% có thể làm tăng thêm từ 34,7 triệu USD đến 69,4 triệu USD chi phí hàng năm cho riêng mặt hàng cá rô phi.
(vasep.com.vn) Mặc dù giá cả hiện tại có vẻ ổn định, thị trường cá rô phi và cá tra vẫn đang đối mặt với nhiều bất ổn. Sự thay đổi trong nguồn cung, bất ổn về thuế quan và biến động nhu cầu đang tạo ra một bức tranh khó lường cho các bên liên quan. Với việc mua sắm hạn chế trong các tháng tới do kỳ nghỉ lễ và các thách thức hậu cần, nhiều bên vẫn ở trong trạng thái chờ đợi và quan sát, mong đợi những cập nhật mới nhất về chính sách thuế quan và tình hình cung cấp nguyên liệu thô.
(vasep.com.vn) Năm 2025, các quốc gia như Ecuador, Trung Quốc và Ấn Độ có thể sẽ giảm sản lượng tôm thẻ chân trắng, trong khi sản lượng tôm sú được dự đoán sẽ tăng trưởng.
(vasep.com.vn) Vào năm 2024, tổng sản lượng surimi cá tuyết của Nga tăng 47% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 70.800 tấn.
(vasep.com.vn) Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) của Liên hợp quốc đã đề xuất một biện pháp mới cho công ước MARPOL, nhằm giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động thương mại trên biển, bao gồm cả tàu đánh cá và vận tải biển toàn cầu. Mục tiêu của công ước này là đạt được mức phát thải ròng bằng 0, thông qua việc thu hẹp khoảng cách giá giữa nhiên liệu hàng hải truyền thống và nhiên liệu phát thải 'gần bằng 0'.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn