Nhiều giải pháp ổn định đầu ra cho hải sản ở Vân Đồn

Nguyên liệu 09:29 13/04/2021 Nguyễn Trang
Huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) có gần 160.000ha mặt nước biển, nhiều đảo đất đá xen kẽ tạo thành những vụng, áng ít chịu ảnh hưởng của gió bão, rất thích hợp với nuôi hải sản, như: ngao hoa, hàu Thái Bình Dương, cá song, cá giò... Những năm qua, nghề nuôi thủy sản đã đem lại nhiều nguồn lợi kinh tế cho người dân, khi mà việc làm ăn gặp thuận lợi.

Hiện trên địa bàn huyện có trên 3.300ha nuôi thủy sản, với 1.250 hộ, doanh nghiệp tham gia. Trong đó phần lớn diện tích nuôi là các loài nhuyễn thể như hàu, ngao tập trung nhiều tại các xã Bản Sen, Hạ Long, Thắng Lợi, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Đông Xá và thị trấn Cái Rồng. Việc nuôi của các hộ trong toàn huyện nếu gặp thời tiết thuận lợi và không bị dịch bệnh thì có thể đạt tới 36.800 tấn/năm. Vào mùa vụ, sản lượng thu hoạch và tiêu thụ của ngư dân huyện mỗi ngày sẽ đạt khoảng 35-40 tấn ngao, 65-70 tấn hàu. Thế nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, việc thu hoạch và tiêu thụ của ngư dân đã bị ảnh hưởng rất nhiều.

Sơ chế hàu tại HTX Nuôi trồng và chế biến hải sản Vân Đồn.

Chúng tôi đến tìm hiểu tại xã Ngọc Vừng, nơi có 160 hộ nuôi nhuyễn thể trên diện tích hơn 100ha. Hàng năm, các hộ nuôi ở Ngọc Vừng thu được khoảng 1.800 tấn nhuyễn thể. Bà Trần Thị Đào, có diện tích nuôi 4ha ở thôn Ngọc Nam, xã Ngọc Vừng. Bà Đào là người nuôi nhuyễn thể giỏi của xã. Bà Đào có nhiều mối quan hệ nên việc tiêu thụ tốt hơn các hộ khác, nhưng vào những năm dịch bệnh thì thu được vốn về là tốt rồi. Bà Đào bảo: “Cũng may nhà tôi không phải vay lãi ngân hàng, còn nhiều người “nhà cửa” đang nằm cả dưới bãi, vì sổ đỏ trong ngân hàng rồi”.

Trước khó khăn của người nuôi nhuyễn thể, huyện Vân Đồn đã báo cáo UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan, để đề xuất giải pháp tiêu thụ nhuyễn thể cho người dân Vân Đồn trong thời kỳ dịch Covid-19. Nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã vào cuộc, tham gia ủng hộ tiêu thụ nhuyễn thể cho người nuôi trồng ở Vân Đồn, tích cực nhất là các đơn vị ngành than, nhưng xem ra đây vẫn chỉ là giải pháp tạm thời chống cháy khi mùa dịch.

Nhiều Công ty đã chế biến tạo các mặt hàng đa dạng các sản phẩm từ hàu giúp tiếp cận lâu bền hơn với người tiêu dùng. Như Công ty TNHH Sản xuất và thương mại thủy sản Quảng Ninh, đơn vị tiên phong đầu tư dây chuyền chế biến các sản phẩm chế biến từ hàu thành các sản phẩm OCOP và có giá trị thương mại cao như: Ruốc hàu, nem hàu, bánh quy hương vị hàu... Đơn vị đã mở cơ sở sản xuất trên diện tích 400ha tại xã Đông Xá. Với hướng sản xuất này, sản phẩm hàu bảo quản được lâu, dễ dàng vận chuyển đi xa giá bán gấp 3 - 4 lần so với giá hàu nguyên liệu.

Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (BIM) đã thực hiện giải pháp tách vỏ hàu, đóng túi xuất bán trong các siêu thị uy tín như: BigC, A-one. Công ty còn cho ra các sản phẩm công nghệ kết hợp với phương pháp truyền thống như: Ruốc hàu, chả hàu, hàu kho niêu đất, hàu tẩm bột, mắm hàu... Tuy nhiên sản lượng tiêu thụ của 2 doanh nghiệp này cũng chỉ đạt từ 400 – 500 tấn hàu nguyên liệu/năm, chiếm một số lượng nhỏ hàu của huyện. Hơn nữa, khi dịch bệnh Covid-19 hoành hành thì việc bán các sản phẩm cũng rất khó.

Theo các hộ nuôi hàu thì thị trường lớn nhất là xuất khẩu sang Trung Quốc, nhưng từ khi dịch bệnh Covid-19, thì thị trường này bị hạn chế rất nhiều.

HTX Nuôi trồng và chế biến hải sản Vân Đồn do tìm được thị trường ổn định tại Đài Loan nên đã tiêu thụ sản lượng hàu cho hàng trăm hộ nuôi tại Vân Đồn.

HTX Nuôi trồng và chế biến hải sản Vân Đồn, có trụ sở tại xã Đông Xá, đã tìm được hướng đi ổn định xuất khẩu hàu sang thị trường Đài Loan. Tuy HTX mới thành lập từ tháng 5/2020 nhưng theo Giám đốc HTX Nguyễn Thị Lan Anh, mỗi ngày HTX cũng đã tiêu thụ khoảng 6 tấn hàu cho người nuôi. Nếu việc làm ăn thuận lợi sẽ tiêu thụ được khoảng 1.500 tấn hàu/năm, tạo đầu ra thuận lợi cho ngư dân.

Tuy nhiên, theo bà Lan Anh, thị trường Đài Loan rất tiềm năng nhưng họ rất khó tính và rất khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm. HTX mới đi vào hoạt động nên phải mất nhiều vốn đầu tư nhà xưởng, máy móc để đáp ứng yêu cầu phía đối tác, nên rất khó khăn về vốn và rất cần được vay vốn với lãi suất phù hợp để thuận lợi trong việc kinh doanh.

Như thế, để ổn định được sản xuất cho người nuôi trồng trên địa bàn Vân Đồn buộc các doanh nghiệp giữ vai trò tiêu thụ cần phải năng động, không chỉ gỡ khó cho ngư dân mà gỡ khó cho chính họ.

(Theo báo Quảng Ninh)

giai phap on dinh dau ra cho hai san o van don hai san van don hai san quang ninh

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP khuyến nghị DN thành viên tuân thủ tốt các quy định tại NĐ 37/2024 và các quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp nghị định 37/2024

 |  08:01 27/07/2024

Ngày 26/7/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 83/CV-VASEP tới Các Doanh nghiệp thành viên Chương trình DN cam kết chống khai thác IUU của VASEP về việc Các DN thành viên tiếp tục cập nhật, tuân thủ tốt các quy định tại NĐ 37/2024 và các quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp nghị định 37/2024

Doanh nghiệp logistics chia sẻ khó khăn chi phí vận tải biển

 |  08:42 26/07/2024

Nguyên nhân chính dẫn đến tăng giá cước vận tải biển là tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn trên thế giới. Ngoài ra là cuộc khủng hoảng hàng hải ở Biển Đỏ.

Doanh nghiệp thuỷ sản chọn chế biến sâu để vượt khó

 |  08:39 26/07/2024

Thay vì tập trung vào xuất khẩu thô, một vài doanh nghiệp thuỷ sản đã mạnh tay đầu tư nhà máy sản xuất chế biến sâu, nâng cao giá trị để vượt khó… Tuy nhiên, chiến lược này còn nhiều trở ngại đối với các doanh nghiệp ít vốn.

Thai Union tuyên bố Red Lobster nợ gần 4 triệu USD do dự báo nhu cầu không nhất quán

 |  08:27 26/07/2024

(vasep.com.vn) “Đối với Thai Union – và thẳng thắn mà nói là đối với bất kỳ nhà cung cấp nào trong ngành thủy sản – việc tồn kho hàng triệu pound sản phẩm đặc biệt gây thiệt hại do thời hạn sử dụng của sản phẩm có hạn."

Giá bán buôn sò điệp Mỹ tăng

 |  08:25 26/07/2024

(vasep.com.vn) Giá tại cảng đã tăng nhẹ trở lại cho cả sò điệp Đại Tây Dương lớn nhất và cỡ trung bình được đánh bắt ở Mỹ.

Colombia tạm dừng nhập khẩu tôm Ecuador do lo ngại virus đốm trắng

 |  08:23 26/07/2024

(vasep.com.vn) Viện Nông nghiệp Colombia (ICA) đã tạm dừng cấp giấy phép nhập khẩu tôm sống và các động giáp xác khác từ Ecuador, cùng với các sản phẩm và phụ phẩm có nguy cơ cao liên quan, được mô tả là biện pháp phòng ngừa.

Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ đề xuất cắt giảm 22% ngân sách Thủy sản của NOAA vào năm 2025

 |  08:26 25/07/2024

(vasep.com.vn) Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ đã đề xuất cắt giảm 22% ngân sách năm 2025 của NOAA Fisheries (Cơ quan nghề cá NOAA của Hoa Kỳ), cắt giảm đáng kể nguồn tài trợ cho cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngành thủy sản của Hoa Kỳ.

Sự bất cập của các dự án cải thiện nghề cá trong việc giải quyết tình trạng lạm dụng lao động

 |  08:23 25/07/2024

(vasep.com.vn) Việc xác nhận tình trạng lao động cưỡng bức và buôn người có trong dự án cải thiện nghề cá (FIP) của Vương quốc Anh một lần nữa nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải đánh giá lại các FIP như một công cụ bảo vệ quyền lao động trong ngành thủy sản.

Giá bạch tuộc tăng vọt do sản lượng đánh bắt chậm ở Morocco, Mauritania

 |  08:18 25/07/2024

(vasep.com.vn) Theo các nguồn tin thị trường, giá bạch tuộc ở EU đang tăng do sản lượng đánh bắt chậm ở Morocco và Mauritania.

Mỹ: Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ năm nay dự kiến giảm

 |  08:16 25/07/2024

(vasep.com.vn) “Nhìn vào số liệu nhập khẩu cá rô phi tươi và đông lạnh, chúng ta có thể hình dung 2024 là một năm ảm đạm của ngành nhập khẩu rô phi trong 10 năm qua”, ông Francisco Murillo, CEO của Tropo Farm cho biết.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC