Các cơ quan quản lý của Nga ca ngợi những nỗ lực chung với Trung Quốc nhằm trấn áp hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), mặc dù cả hai quốc gia đều bị coi là những quốc gia vi phạm hàng đầu.
Vào ngày 28/3, cơ quan thủy sản Nga Rosrybolovstvo cho biết nỗ lực chung của Nga và Trung Quốc nhằm chống lại hành vi vi phạm đánh bắt cá IUU đã “đạt đến một tầm cao mới” khi cả hai bên đồng ý sử dụng tài liệu đánh bắt kỹ thuật số.
Rosrybolovstvo cho biết trong một tuyên bố: Nga và Trung Quốc đã hợp tác trong một thời gian dài để chống lại hoạt động đánh bắt cá IUU và săn trộm công nghiệp quy mô lớn vì Trung Quốc là khách hàng chính của các sản phẩm cá của Nga và Nga là một trong những nhà xuất khẩu cá lớn nhất trên toàn cầu.
Cơ quan này cho biết, trong phiên họp lần thứ 32 của Ủy ban chung Nga-Trung về hợp tác nghề cá, cả hai bên đã thảo luận về việc chuyển đổi sang giải pháp phần mềm báo cáo đánh bắt cá điện tử (EFR) để tiết lộ dữ liệu đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga. Các chuyên gia của Rosrybolovstvo đã chứng minh cho các đối tác Trung Quốc thấy chức năng của hệ thống cũng như quy trình cấp và xác minh chứng chỉ điện tử.
Do đó, cơ quan này cho biết các bên đã hỗ trợ triển khai hệ thống và thành lập nhóm công tác để chuyển sang hệ thống chứng nhận điện tử.
Hiện nay các tàu Trung Quốc đang gửi báo cáo hàng ngày qua e-mail, ngư dân sẽ chuyển sang sử dụng EFR bằng tiếng Trung trong tương lai. Nga và Trung Quốc có kế hoạch chuyển sang hệ thống điện tử cấp giấy chứng nhận xuất xứ thủy sản vào cuối năm 2024.
Trong khi đó, Trung Quốc là quốc gia vi phạm hàng đầu và Nga là quốc gia vi phạm hàng đầu thứ hai về hoạt động đánh bắt cá IUU, theo Chỉ số đánh cá IUU , chỉ số này đo lường khả năng các quốc gia tiếp xúc và chống lại việc đánh bắt cá IUU một cách hiệu quả. Chỉ số này cho phép các quốc gia được so sánh, xếp hạng và đánh giá về mức độ dễ bị tổn thương, mức độ phổ biến và phản ứng đối với việc đánh bắt cá IUU.
Tuy nhiên, đầu tháng này, chính phủ Nga đã chấp nhận thỏa thuận của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) về trợ cấp thủy sản cấm hỗ trợ hoạt động đánh bắt IUU bất chấp sự phản đối mạnh mẽ từ các nhóm vận động hành lang công nghiệp trong nước.
Vào ngày 18/3, đại diện thường trực của Nga tại WTO, Nikolai Platonov, đã trao cho Tổng giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala một lá thư chấp nhận của Liên bang Nga về thỏa thuận của WTO về trợ cấp thủy sản.
Thỏa thuận, được thông qua tại hội nghị bộ trưởng lần thứ 12 ở Geneva, Thụy Sĩ, vào ngày 17/6/2022, cấm trợ cấp để hỗ trợ đánh bắt các nguồn lợi bị đánh bắt quá mức và cấm hỗ trợ đánh bắt cá IUU. Thỏa thuận cũng yêu cầu danh sách các tàu và nhà khai thác được xác định đã tham gia hoạt động đánh bắt cá IUU.
Trong những tháng gần đây, các nhóm nghề cá Nga liên tục lên tiếng phản đối thỏa thuận, cho rằng việc chấp nhận hiệp định WTO là động thái “sớm”, đi ngược lại lợi ích quốc gia Nga và các ưu tiên phát triển của ngành thủy sản trong nước.
(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.
(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Các DN XK cá rô phi Trung Quốc khẳng định sẽ quyết tâm bám trụ ở thị trường Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60% từ Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điều này có dễ dàng khi ngành này đang chịu áp lực ngày càng lớn do căng thẳng thương mại kéo dài và thuế NK sẽ tác động đến hàng loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng?
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang kêu gọi các nhà cung cấp tham gia đấu thầu hơn một triệu pound hải sản Thái Bình Dương khai thác tự nhiên cho các chương trình thực phẩm trong nước năm 2025.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 10/2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế XK cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Nhờ đó, tính đến hết tháng 10/2024 giá trị xuất khẩu tăng 11% so với cùng kỳ, đạt hơn 8,2 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ, trừ mực và bạch tuộc.
(vasep.com.vn) Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đang tạo nên làn sóng lan rộng trong ngành vận tải container và được coi là một trở ngại tiềm tàng đối với thương mại quốc tế.
Ngày 14/11, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra Tọa đàm giữa các Trưởng Cơ quan đại diện (CQĐD) Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2024-2027 với lãnh đạo các hiệp hội, doanh nghiệp khu vực phía Nam.
(vasep.com.vn) Trung Đông là một thị trường tiềm năng đối với ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. XK thủy sản sang khối thị trường này liên tục gia tăng trong những năm gần đây với kim ngạch từ 200 – 320 triệu USD. Ước tính năm 2024, XK thủy sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 330 triệu USD, tăng 6% so với năm 2023.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn