Toàn tỉnh hiện có hơn 2.000ha nuôi ngao, trong đó có 2 vùng nuôi ngao lớn tại huyện Giao Thủy với 1.665ha, huyện Nghĩa Hưng có 500ha, hàng năm cung cấp từ 35 đến 40 nghìn tấn ngao thương phẩm và hàng chục tỷ con giống ra thị trường. Các hộ nuôi ngao giống, nuôi ngao thương phẩm có thu nhập trung bình trên 300 triệu đồng/năm. Vùng nuôi ngao của tỉnh được triển khai chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm chặt chẽ từ năm 2004 nên hiện nay vẫn được xếp là 2 trong số 13 vùng nuôi ngao trong cả nước đạt tiêu chuẩn B châu Âu về an toàn sinh học; sản phẩm đủ điều kiện để xuất khẩu vào thị trường EU. Năm 2020, toàn tỉnh có 500ha nuôi tại vùng ngao xã Nam Điền (Nghĩa Hưng) được cấp chứng nhận nuôi thủy sản bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế ASC (đây là chứng nhận ASC đầu tiên tại Việt Nam và trên thế giới cho ngao Meretrix lyrata). Chứng nhận ASC được ví như “VISA VIP” để các sản phẩm ngao của tỉnh đi vào nhiều thị trường trên thế giới, nhất là các thị trường châu Âu, châu Mỹ, Nhật Bản và hệ thống siêu thị cao cấp tại Trung Quốc, với giá trị cao hơn 2-3 lần. Khi đạt chứng nhận ASC này sẽ mở ra cơ hội lớn để phát triển các sản phẩm thương hiệu Việt Nam từ ngao, vừa mang lại giá trị kinh tế cao, vừa có thể quảng bá mạnh mẽ cho thương hiệu sản phẩm thủy sản nuôi trồng Việt Nam nói chung và thương hiệu sản phẩm ngao của tỉnh nói riêng.
Để phát huy lợi thế và những kết quả đã đạt được, Sở NN và PTNT đã tiếp tục duy trì chương trình giám sát chặt chẽ, nghiêm túc để đảm bảo trong thời gian tới vùng nuôi ngao 500ha của huyện Nghĩa Hưng giữ vững các tiêu chí được chứng nhận. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức về tầm quan trọng của phát triển nuôi thủy sản bền vững nói chung, nuôi ngao bền vững nói riêng để khuyến khích người dân, doanh nghiệp cùng quan tâm phát triển thêm các vùng nuôi thủy sản bền vững. Duy trì phát triển 2 vùng nuôi ngao giữ vững chuẩn B tiêu chuẩn châu Âu, xây dựng vùng nuôi ngao Giao Thủy theo tiêu chuẩn ASC tiến tới xây dựng và chứng nhận sản phẩm của 2 vùng nuôi ngao theo tiêu chuẩn hữu cơ. Bên cạnh đó Sở NN và PTNT còn tiếp tục hỗ trợ duy trì và phát triển liên kết chuỗi trong nuôi trồng, chế biến, kinh doanh ngao nói riêng, thủy sản nói chung; tập trung nguồn lực hỗ trợ các doanh nghiệp đẩy mạnh chế biến sâu, phát triển thêm các sản phẩm mới từ ngao. Tiếp tục nghiên cứu, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng các sản phẩm có chất lượng cao, thương hiệu mạnh có sức cạnh tranh trên thị trường; phấn đấu có thêm những sản phẩm OCOP 5 sao phát triển từ sản phẩm ngao ASC Nam Định. Thời gian tới Sở NN và PTNT sẽ tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị định 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Nghị định 109/2018/NĐ-CP về chứng nhận ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Xây dựng Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 tầm nhìn 2030, chương trình và kế hoạch phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ... trong đó có các giải pháp thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu tiêu sản phẩm cho người dân. Từ đó, tạo điều kiện để Công ty TNHH Lenger Việt Nam xây dựng mô hình thí điểm làm sạch ngao đạt loại A theo tiêu chuẩn châu Âu về phương diện sinh học để sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu tươi sống trực tiếp. Hỗ trợ xây dựng vùng sản xuất giống ngao tập trung để sản xuất giống ngao có chất lượng cao phục vụ nuôi trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn, thông qua việc nâng cao chất lượng hoạt động đào tạo nghề và phát triển kỹ năng nghề để có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nông nghiệp. Bên cạnh đó, huy động các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ sản xuất thủy sản và ưu tiên nguồn lực cho việc thực hiện các nội dung cơ cấu lại ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh đăng ký bảo hộ sản phẩm, bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu sản phẩm. Tập trung các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu và định hướng để các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực nông nghiệp có lợi thế trên địa bàn tỉnh.
Với việc triển khai thực hiện đồng bộ những giải pháp, tỉnh ta quyết tâm đưa nghề nuôi ngao phát triển bền vững./.
(vasep.com.vn) Theo Shrimp Insights, các nước Nam EU đã nhập khẩu 332.000 tấn tôm từ bên ngoài khối vào năm 2023, trong đó Tây Ban Nha và Pháp nổi lên là những thị trường chiếm ưu thế.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm 11 tháng của năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận ở mức 2 con số.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tính đến hết tháng 11/2024 vẫn duy trì được đà tăng trưởng. Kim ngạch XK trong 11 tháng đầu năm đạt 903 triệu USD, tăng 17%. XK sang các thị trường khác vẫn đang ở mức cao hơn so với cùng kỳ.
Ngày 15/10/2022, Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 131/2024/NĐ-CP Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước Israel (Hiệp định VIFTA) giai đoạn 2024-2027.
(vasep.com.vn) Giá cua tuyết Canada đầu vụ tháng 4 đã tăng 19% so với mức kỷ lục năm 2023. Dù vậy, các hãng bán lẻ và dịch vụ ẩm thực vẫn duy trì hoạt động và ổn định giá đến tháng 9. Tuy nhiên, khi hàng tồn kho cạn kiệt, giá cua tuyết Canada tăng hơn 40% so cùng kỳ năm ngoái.
Chất lượng con giống - khâu quan trọng của ngành hàng vẫn còn chưa đạt. Cá giống tỷ lệ sống thấp, dễ bị bệnh không còn theo mùa vụ. Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đang đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15- 20%.
(vasep.com.vn) Ngành công nghiệp tôm của Ecuador đang chật vật đối phó với sự sụt giảm xuất khẩu kéo dài và đối mặt với giai đoạn cuối năm 2024 đầy thách thức.
(vasep.com.vn) Tháng 11/2024, XK cá ngừ của Việt Nam đã không duy trì được đà tăng trưởng nhanh trước đó. Giá trị XK trong tháng này chỉ cao hơn gần 4% so với cùng kỳ, đạt gần 82 triệu USD. Tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024, giá trị XK đạt 903 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến với đà tăng trưởng này, kim ngạch XK năm 2024 chỉ đạt sấp xỉ 1 tỷ USD.
(vasep.com.vn) Ngày 04/12/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 145/CV-VASEP tới Tổ Công tác Cải cách Thủ tục Hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Tư vấn Cải cách TTHC để báo cáo tình hình sản xuất – xuất khẩu và các bất cập, khó khăn về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính của DN thủy sản 11 tháng đầu năm 2024.
(vasep.com.vn) Chính phủ Venezuela sẽ cho phép công ty xuất khẩu tôm lớn nhất nước này tiếp tục xuất khẩu tôm sang Trung Quốc, nhưng phải tuân thủ các điều kiện thanh toán trước nghiêm ngặt, sau vụ tịch thu gây tranh cãi của công ty này vào tháng trước.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn