Nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, gia tăng xuất khẩu sản phẩm cá ngừ sang Anh

Xuất nhập khẩu 08:59 16/08/2024
Tại thị trường Anh, cá ngừ được bán dưới nhiều loại sản phẩm như: sơ chế, chế biến sẵn, sushi, dạng có sốt, dạng bánh hay tẩm bột… Để gia tăng hơn thị phần mặt hàng này, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, nhu cầu, thị hiếu người Anh, các quy định chính sách của UK… để tận dụng hiệu quả các ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường này.

Những cam kết, quy định của UK với mặt hàng cá ngừ trong UKVFTA

Cá ngừ của Việt Nam đang có lợi thế tại thị trường này nhờ những ưu đãi thuế quan từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh (UKVFTA). Theo cam kết tại Hiệp định UKVFTA, về cam kết thuế quan, Hiệp định này có cơ chế tiếp nối Hiệp định EVFTA, đồng nghĩa với việc mức thuế nhập khẩu đối với các loại sản phẩm cá ngừ tươi và đông lạnh sẽ nhanh chóng được loại bỏ.  Mức thuế cho sản phẩm cá ngừ loin đông lạnh hoặc phi lê sẽ được loại bỏ trong khoảng thời gian 3 năm từ mức 18% về 0%.

Đối với cá ngừ chế biến sử dụng cho cá ngừ đóng hộp - tỉ lệ cơ bản 24% sẽ được giảm trong lịch trình 7 năm.

Đối với cá ngừ đóng hộp và bao gói, mức hạn ngạch sẽ là 11.500 tấn mỗi năm sẽ được miễn thuế. Sau đó, mức thuế như ban đầu 20,5% sẽ được áp dụng, mức thuế này sẽ giảm 3,5% mỗi năm. Với thoả thuận này, các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam đang có lợi thế tại thị trường Anh

Để được hưởng mức thuế ưu đãi như trong Hiệp định UKVFTA đã cam kết, các sản phẩm thủy sản của Việt Nam phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ. Quy định về Quy tắc xuất xứ trong UKVFTA tương tự với EVFTA, với tiêu chí xuất xứ đối với thủy sản nguyên liệu và thủy sản chế biến trong UKVFTA là xuất xứ thuần túy. Điều này có nghĩa là thuỷ sản thô, sơ chế và thuỷ sản chế biến xuất khẩu của Việt Nam được coi là có xuất xứ theo Hiệp định UKVFTA khi nguyên liệu thuỷ sản dùng trong quá trình sản xuất có xuất xứ thuần tuý từ Việt Nam (được sinh ra hoặc nuôi dưỡng, đánh bắt và chế biến hoàn toàn tại Việt Nam), không được phép nhập khẩu từ nước thứ ba ngoài Hiệp định.

Có thể thấy, trong năm 2021, năm đầu thực thi Hiệp định, thị trường này nhập khẩu thủy sản trị giá khoảng 3,1 tỷ bảng Anh, tương đương hơn 3,7 tỷ USD vào năm 2021. Trong đó, cá ngừ đứng vị trí thứ hai với tỷ trọng 16% tổng nhập khẩu thủy sản của thị trường này với 113,5 nghìn tấn, chiếm thị phần khá khiêm tốn với khoảng 2%.

Tuy nhiên, sau một thời gian tăng trưởng tốt, xuất khẩu cá ngừ Việt Nam sang Anh có dấu hiệu chững lại. Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 3,6 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ. Mặc dù trong tháng 6/2024, xuất khẩu cá ngừ sang thị trường này đã tăng 56%, đạt 742 triệu USD, tuy nhiên, mức tăng trưởng cao trong 2 tháng qua vẫn không đủ bù đắp lại lượng sụt giảm trước đó.

Thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS03 vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang thị trường này, chiếm tới 92%. Năm nay, Anh giảm nhập khẩu thịt/loin cá ngừ đông lạnh từ Việt Nam. Trong khi đó, nhập khẩu các sản phẩm khác lại có xu hướng tăng.

Việt Nam hiện đang là nguồn cung thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS03 ngoài khối EU lớn thứ 2 cho thị trường Anh, sau Hàn Quốc. Hiện Anh cũng đang giảm nhập khẩu nhóm sản phẩm này.

 

Cơ hội gia tăng xuất khẩu sản phẩm cá ngừ chế biến

Theo VASEP, tại thị trường Anh, cá ngừ được bán dưới nhiều loại sản phẩm như: sơ chế, chế biến sẵn, sushi, dạng có sốt, dạng bánh hay tẩm bột… Trong đó, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp và đóng túi được tiêu thụ nhiều nhất. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ nhóm sản phẩm này đang có xu hướng giảm từ năm ngoái. Trái lại, tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ dạng sushi hay cá ngừ tẩm bột có xu hướng tăng. Do đó, đây là cơ hội cho các nước gia tăng xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến và đóng hộp.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, xét về các sản phẩm chế biến, đóng hộp thì cá ngừ là lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng Anh. Tại Anh, cá ngừ là một loại thực phẩm được sử dụng chủ yếu trong các món ăn nhanh, như bánh mì kẹp, hay trong nhiều bữa ăn khi đi du lịch.

Theo thống kê của cơ quan Seafish, 69% lựa chọn của người dân Anh trong nhóm thủy sản đóng hộp là các sản phẩm cá ngừ. Ngoài ra, do đặc tính của dòng cá béo khá phù hợp với nhiều hình thức chế biến, một số sản phẩm cá ngừ chế biến khác của cá ngừ như salad, sốt phủ ăn kèm, bánh mì,… cũng rất được ưa chuộng tại thị trường này. Tương tự như các thị trường khác tại khu vực châu Âu, người tiêu dùng tại Vương quốc Anh cũng có xu hướng chú trọng tới không chỉ nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, mà còn quan tâm tới các yêu tố về lao động, môi trường, hay tính bền vững của chuỗi giá trị trong sản xuất, cung ứng sản phẩm. Các yếu tố cơ bản khác như giá cả, cách thức chế biến và tính tương đồng trong bữa ăn, địa điểm sử dụng, cũng vẫn được quan tâm.

Tuy nhiên, cũng giống như Việt Nam, Ecuador đã ký được Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) với Anh. Điều này đang tạo điều kiện thuận lợi cho nước này gia tăng xuất khẩu sang Anh. Với đội tàu hùng mạnh, nguồn cung cá ngừ có xuất xứ thuần túy cho Ecuador khá dồi dào. Do đó, Ecuador có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Trong khi đó, theo VASEP, Việt Nam sản lượng đánh bắt vốn dĩ đã thấp hơn nước bạn nhiều do năng lực đánh bắt của đội tàu thấp hơn. Cộng với đó, quy định giới hạn về giới hạn kích cỡ cá ngừ vằn được phép khai thác đang khiến cho sản lượng ngày càng thấp hơn. Doanh nghiệp không có đủ nguồn cung cá ngừ vằn - nguyên liệu chủ lực của ngành chế biến và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp – có xuất xứ thuần túy để sản xuất và xuất khẩu.

Vì vậy, để thúc đẩy mặt hàng này sang UK, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, phát triển các hệ thống sản xuất và chế biến hiện đại, từ đó tối ưu hóa quá trình sản xuất để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm, giúp thủy sản Việt tiến dần tới các tiêu chuẩn quốc tế và tạo lợi thế cạnh tranh. Cùng với đó, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu và gia tăng các sản phẩm chế biến sâu. Lựa chọn phân khúc thị trường và kênh phân phối phù hợp với sản phẩm và quy mô của doanh nghiệp; chú trọng tìm hiểu thị hiếu, đặc trưng thị trường.

Ví dụ, nếu sản phẩm đã có thương hiệu nên tiếp cận phân khúc thị trường bán lẻ chuyên ngành sẽ được giá cao hơn nhưng đòi hỏi chất lượng sản phẩm ổn định thay vì bán sản phẩm cho các nhà bán lẻ đã có thương hiệu sau đó họ sẽ đóng gói dưới thương hiệu của họ, hoặc bán sản phẩm thô.

( Theo yamanaka

thi hieu nguoi tieu dung gia tang xuat khau ca ngu anh

TIN MỚI CẬP NHẬT

Sản lượng surimi ở Hokkaido (Nhật Bản) tăng 26%

 |  09:02 16/08/2024

(vasep.com.vn) Sản lượng surimi ở vùng Hokkaido của Nhật Bản tăng 25,8% so với cùng kỳ lên 4.685 tấn trong nửa đầu năm 2024.

Nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, gia tăng xuất khẩu sản phẩm cá ngừ sang Anh

 |  08:59 16/08/2024

Tại thị trường Anh, cá ngừ được bán dưới nhiều loại sản phẩm như: sơ chế, chế biến sẵn, sushi, dạng có sốt, dạng bánh hay tẩm bột… Để gia tăng hơn thị phần mặt hàng này, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, nhu cầu, thị hiếu người Anh, các quy định chính sách của UK… để tận dụng hiệu quả các ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường này.

USDA mời thầu các sản phẩm cá rockfish và cá whiting Thái Bình Dương

 |  08:53 16/08/2024

(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang tìm kiếm một đơn đặt hàng hải sản Thái Bình Dương là là phi lê cá rockfish và cá whiting đông lạnh.

Hàn Quốc: Nhập khẩu thủy sản từ Mỹ tăng 21% trong tháng 7/2024

 |  08:45 16/08/2024

(vasep.com.vn) Tháng 7/2024, khối lượng nhập khẩu từ thủy sản Hoa Kỳ vào Hàn Quốc tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt tổng cộng 3.175 tấn. Mặc dù tăng trưởng, khối lượng nhập khẩu tính lũy kế 7 tháng đầu năm nay đạt 21.308 tấn, giảm 9% so với 223.443 tấn của năm ngoái. Thủy sản Hoa Kỳ hiện chiếm 4% trong tổng số 511.277 tấn hải sản nhập khẩu vào Hàn Quốc.

Ninh Thuận: Ngư dân trúng đậm vụ cá Nam

 |  08:30 15/08/2024

Ngày 13-8, Chi cục Thủy sản tỉnh Ninh Thuận cho biết, nhờ thời tiết thuận lợi, thị trường tiêu thụ ổn định, ngư dân địa phương tham gia khai thác vụ cá Nam đạt sản lượng cao, thu nhập ổn định.

Đà Nẵng: Sản lượng khai thác thủy sản 7 tháng đầu năm tăng nhẹ

 |  08:26 15/08/2024

Trong 7 tháng qua, tình hình thời tiết không có nhiều biến động, góp phần đảm bảo điều kiện cho hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng diễn ra thuận lợi. Sản lượng khai thác và nuôi trồng tính chung trong 7 tháng đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.

Doanh thu thị trường Mỹ của Vĩnh Hoàn tăng 92% trong tháng 7

 |  08:23 15/08/2024

Trong tháng 7, các thị trường tiêu thụ sản phẩm của Vĩnh Hoàn đều ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ, trừ Trung Quốc

EU có thể sẽ cấm nhập khẩu thủy sản từ Nga với trị giá hơn 1,65 tỷ USD

 |  08:20 15/08/2024

(vasep.com.vn) Ông Jens Peter Klausen, CEO của công ty giao dịch cá thịt trắng JP Klausen & Co. tại Đan Mạch - công ty thuộc sở hữu của Nissui Corp. của Nhật Bản, cho biết những tín hiệu ngày càng rõ về khả năng Liên minh Châu Âu (EU) sẽ cấm hoàn toàn, một phần hoặc theo từng giai đoạn đối với lượng hải sản nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp từ Nga, trị giá ước tính hơn 1,65 tỷ USD.

Giới chức EU chỉ trích Ấn Độ vì cản trở sự đồng thuận về trợ cấp đánh bắt cá của WTO

 |  08:17 15/08/2024

(vasep.com.vn) Trong một cuộc họp gần đây của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu (EU) tại Geneva, ông Joao Aguiar Machado, đã gay gắt chỉ trích Ấn Độ vì đã cản trở việc đạt được thỏa thuận về một hiệp ước lâu nay được mong đợi, nhằm hạn chế các khoản trợ cấp đánh bắt thủy sản gây hại.

Cá ngừ Việt Nam vẫn chưa lấy lại được thị phần tại Arập Xêut

 |  08:10 15/08/2024

(vasep.com.vn) Tại khối thị trường Trung Đông, Arập Xêut đang là nhà NK cá ngừ của Việt Nam lớn thứ 2 trong khối, sau Israel. Sau sự sụt giảm vào năm 2023, XK cá ngừ sang thị trường này liên tục tăng trưởng cao trong 4 tháng qua. Tính lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, XK cá ngừ sang Arập Xêut tăng 82% so với cùng kỳ, đạt hơn 4,7 triệu USD, tuy nhiên vẫn thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm 2022.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC