Năm 2021, XK tôm Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4. Bên cạnh đó, dịch Covid làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, làm tăng các chi phí nhất là chi phí vận tải biển sang các thị trường. Trong quý III/2021, chế biến, XK tôm giảm liên tiếp trong hơn 2 tháng do nhiều nhà máy ở miền Tây (chiếm 80% sản lượng chế biến tôm cả nước) phải sản xuất “3 tại chỗ” hoặc tạm ngưng để phòng, chống dịch Covid-19. Bắt đầu từ nửa cuối tháng 10, hoạt động chế biến dần phục hồi, kéo xuất khẩu tăng trở lại.
Mặc dù chồng chất khó khăn, XK tôm cả năm 2021 vẫn đạt tăng trưởng dương. Đây là nhờ sự nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp và chính sách chống dịch thích ứng an toàn, linh hoạt theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, mang đến luồng sinh khí mới, giúp cho sản xuất, XK tôm nhanh chóng hồi phục trong những tháng cuối năm 2021, tạo đà XK cho năm 2022.
Điểm sáng của tôm Việt Nam trong năm 2021 là giữ được sự tăng trưởng khá tốt ở thị trường Mỹ trong suốt cả năm. Tính tới 15/12/2021, XK tôm Việt Nam sang Mỹ đạt trên 1 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2021, thị phần tôm Việt Nam trên thị trường Mỹ tăng lên 13% từ 11% năm 2020. Trên thị trường Mỹ, tôm Việt Nam cũng gia tăng được khả năng cạnh tranh khi Mỹ tăng gấp đôi thuế chống bán phá giá đối với tôm NK từ Ấn Độ (nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ). Doanh số bán lẻ tại Mỹ duy trì tăng trong đại dịch. Nhu cầu nhà hàng, dịch vụ thực phẩm tại Mỹ dần phục hồi nhờ các gói kích thích kinh tế của Chính phủ Mỹ và chiến lược mở cửa, sống chung với Covid. Tốc độ tăng trưởng XK tôm của Việt Nam sang Mỹ sẽ tiếp tục kéo dài đến quý đầu năm 2022.
Theo số liệu của FAS.USDA, tính tới tháng 11/2021, tổng NK tôm của Mỹ đạt 809.120 tấn, trị giá 7,2 tỷ USD, tăng 19% về khối lượng và 22% về giá trị. Trong năm 2021 khi đại dịch Covid-19 vẫn hết sức phức tạp, nhu cầu tiêu thụ tôm của Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh so với năm 2020. Trong top các nguồn cung chính, NK tôm vào Mỹ từ Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Việt Nam tăng trong khi Mỹ vẫn giảm NK từ Thái Lan, Trung Quốc, Argentina. Tính tới tháng 11/2021, NK tôm vào Mỹ từ Ấn Độ tăng 26% cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm 2020. NK tôm từ Indonesia tăng 7% cả về khối lượng và giá trị, NK tôm từ Ecuador tăng lần lượt 43% và 70% về khối lượng và giá trị, NK từ Việt Nam tăng lần lượt 35% và 11% về khối lượng và giá trị. Ngược lại, NK từ Thái Lan giảm 3% cả về khối lượng và giá trị, NK từ Trung Quốc giảm lần lượt 25% và 24% về khối lượng và giá trị.
Cùng với Mỹ, EU cũng là 1 thị trường NK tôm của Việt Nam ghi nhận sự hoạt động tích cực trong năm 2021. Lũy kế tới 15/12/2021, XK tôm Việt Nam sang EU đạt 576,6 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. XK sang 3 thị trường chính (Hà Lan, Đức, Bỉ) tăng lần lượt 8%, 22% và 17%.
Riêng trong tháng 11/2021, XK tôm sang EU đạt 66,5 triệu USD, tăng 86,4%, trong đó, XK hầu hết các nước thành viên đều tăng đột phá: sang Hà Lan tăng 47%, sang Đức tăng 87% và sang Bỉ tăng 118%. Ngoài ra, XK tôm sang một số thị trường khác trong khối cũng tăng ngoạn mục như sang Pháp tăng 161%, sang Đan Mạch tăng 99%, sang Thụy Điển tăng 196%, sang Italy tăng 123%...
Sau một năm Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực, XK tôm Việt Nam sang thị trường EU ghi nhận tăng trưởng khá.
Để khôi phục kinh tế hậu Covid-19, EU đã kích hoạt nhiều gói hỗ trợ, giải ngân các quỹ khôi phục sản xuất nhằm xây dựng lại các chuỗi cung ứng hàng hóa. Những tháng cuối năm 2021, EU rất khan hiếm hàng hóa bởi nhiều đối tác cung ứng cho EU đang phải chống chọi với dịch Covid-19, cộng với áp lực về giá cước vận tải biển tăng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng những tháng cuối năm của người dân EU tăng.
Để biết thêm thông tin về sản xuất, xuất khẩu tôm Việt Nam, xu hướng nhập khẩu tôm của thế giới theo chuỗi các năm từ 2016-2021, tác động của dịch bệnh Covid-19 tới xuất khẩu tôm của Việt Nam, xin mời Quý độc giả tham khảo Báo cáo ngành hàng tôm, 2016-2021, dự báo tới năm 2025.
(vasep.com.vn) Liên minh Châu Âu và Vương quốc Anh đã đạt được thỏa thuận về cơ hội khai thác thủy sản năm 2025 đối với hơn 88 hạn ngạch khai thác tổng cộng (TAC) tại vùng Đông Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Ấn Độ, Indonesia và Ecuador vẫn là ba nước xuất khẩu tôm hàng đầu sang Hoa Kỳ trong tháng 10/2024. Trong khi XK của Ấn Độ và Indonesia tăng nhẹ, XK của Ecuador lại chứng kiến mức giảm đáng kể.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng trong tháng 11/2024. Tuy nhiên mức tăng không nhiều, nên tính luỹ kế 11 tháng đầu năm 2024 giá trị XK vẫn giảm nhẹ 4% so với cùng kỳ, đạt 268 triệu USD.
(vasep.com.vn) Trong tuần 50 (9-15/12/2024) năm 2024, thị trường cua hoàng đế Na Uy chứng kiến mức tăng khiêm tốn về giá của cả cua đực và cua cái.
(vasep.com.vn) Tính đến tháng 11 năm 2024, Hàn Quốc đã nhập khẩu 29.220 tấn cá thu đông lạnh, giảm đáng kể 20% so với 36.420 tấn được nhập khẩu trong cùng kỳ năm 2023. Mặc dù khối lượng nhập khẩu giảm, giá phân phối trong nước vẫn ổn định, dao động ở mức cao khoảng 90.000 KRW. Giá nhập khẩu trung bình cho mỗi kilogram cá thu đông lạnh tính đến tháng 11/2024 được ghi nhận là 2,30 USD. NK từ Na Uy đạt 26.624 tấn (chiếm 91% tổng nhập khẩu) với giá NK trung bình: USD 2,31/kg. NK từ Trung Quốc đạt 1.441 tấn (chiếm 5% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,32/kg. NK từ Hà Lan đạt 848 tấn (chiếm 3% tổng nhập khẩu) với giá trung bình: USD 2,16/kg.
Bất cứ sự nỗ lực nào, nếu có kết quả như mong đợi đều có niềm vui trong lòng các bên tham gia. Năm nay, trong hoàn cảnh thách thức bên trong lẫn bên ngoài hết sức lớn lao, nhưng ngành thủy sản đã về đích ở tháng cuối, đạt 10 tỷ USD toàn ngành, riêng tôm chiếm 40%. Quả là một tin mừng, niềm phấn khởi cho các bên tham gia trong ngành thủy sản nước nhà.
Theo UBND tỉnh Bến Tre, địa phương tập trung nhiều giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành tôm trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, có thương hiệu uy tín và khả năng cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.
(vasep.com.vn) Trong năm 2024, khu vực Trung Đông đã nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, với mức tăng trưởng 18%, đạt doanh thu 334 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của cả nước. Dự kiến, đến cuối năm 2024, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang khu vực này sẽ đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường NK thủy sản có tăng trưởng mạnh nhất, sau Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Liên minh châu Âu đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận đánh bắt cá với Senegal, viện dẫn những lo ngại về nỗ lực của quốc gia này trong việc hạn chế đánh bắt cá bất hợp pháp.
Công tác kiểm ngư, chống đánh bắt IUU (khai thác bất hợp pháp, không theo quy định) đã có những bước đi thực chất hơn. Nhờ vậy, số lượng tàu cá "3 không"(không đăng ký, không đăng kiểm, không giấy phép) đã giảm mạnh từ hơn 17.000 chiếc năm 2023, xuống chỉ còn hơn 1.600 chiếc vào năm 2024, và tiến tới sẽ chấm dứt vào năm 2025…
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn