Gắn tem truy xuất nguồn gốc cho tôm hùm

Xuất nhập khẩu 08:23 03/01/2025 Bảo Ngọc
Việc gắn tem truy xuất nguồn gốc cho tôm hùm đang được triển khai thí điểm tại Phú Yên và dự kiến sẽ được nhân rộng trong thời gian tới.

Số lượng lồng nuôi tôm hùm thương phẩm nước ta năm 2024 là hơn 280.000 lồng, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa. Ảnh: PC.

Nan giải bài toán tôm hùm giống

Ngày 30/12, tại thị xã Sông Cầu (Phú Yên), Cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT Phú Yên, UBND thị xã Sông Cầu tổ chức hội nghị “Tăng cường hợp tác, liên kết nuôi và tiêu thụ tôm hùm vì sự phát triển bền vững”.

Tham dự có Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân; lãnh đạo Sở NN-PTNT Phú Yên, UBND thị xã Sông Cầu cùng đại diện Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nuôi tôm hùm khu vực Nam Trung bộ.

Theo Cục Thủy sản, nghề nuôi tôm hùm nước ta phát triển mạnh từ năm 2000 đến nay. Số lượng lồng nuôi tôm hùm thương phẩm năm 2024 hơn 280.000 lồng, sản lượng đạt trên 5.800 tấn, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 430 triệu USD, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa (chiếm trên 95% tổng số lượng lồng nuôi cũng như sản lượng nuôi cả nước).

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản phát biểu tại hội nghị. Ảnh: PC.

Về tổng thể, ngành hàng tôm hùm đã phát triển ở quy mô sản xuất hàng hóa, song vẫn ở quy mô nhỏ, bao gồm cả các cơ sở nuôi cũng như các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất (cung ứng giống, thức ăn, xuất khẩu) và tiêu thụ. Việc tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết ngang và liên kết dọc theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ còn rất hạn chế (chỉ có 2 hợp tác xã nuôi tôm hùm tại Phú Yên và Khánh Hòa).

Giai đoạn cuối năm 2023, đầu năm 2024, hoạt động xuất khẩu tôm hùm, đặc biệt là tôm hùm bông gặp nhiều khó khăn. Tôm hùm bông muốn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc phải bảo đảm điều kiện không được đánh bắt trực tiếp từ biển và phải có minh chứng quá trình nuôi rõ ràng, không sử dụng nguồn giống khai thác từ tự nhiên. 

Đến nay, Việt Nam chưa tạo được nguồn giống tôm hùm nói chung, tôm hùm bông nói riêng từ sinh sản mà hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Đây cũng đang là vướng mắc trong hoạt động xuất khẩu tôm hùm bông của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.

Tôm hùm được gắn tem truy xuất nguồn gốc. Ảnh: PC.

Hiện nay, nguồn cung giống tôm hùm cho nuôi tôm thương phẩm chủ yếu khai thác từ tự nhiên và nhập khẩu từ nước ngoài. Trong đó, đối với giống khai thác tự nhiên số lượng biến động thất thường theo năm và đang có xu hướng giảm mạnh, chất lượng con giống cũng không thể chủ động kiểm soát. Hàng năm, có khoảng 8 - 12 triệu tôm hùm giống được khai thác tự nhiên, đưa vào nuôi.

Đối với nguồn giống tôm hùm nhập khẩu, qua khảo sát thực tế của Cục Thủy sản năm 2023 cho thấy chất lượng đàn tôm không ổn định, có lô đạt tỉ lệ sống cao, có lô nhập về cho tỉ lệ sống thấp, tăng trưởng chậm (tỷ lệ hao hụt từ 30 - 70%).

Theo báo cáo của Cục Thú y, trong 10 tháng đầu năm 2024, ngành thú y đã kiểm dịch và cho phép nhập khẩu 65 lô với khoảng 10,8 triệu con từ Indonesia, Timor Leste, đảo Solomon (bằng 13% số lượng tôm giống nhập khẩu năm 2023).

Trong khi đó, hiện nay nhu cầu giống tôm hùm phục vụ nuôi thương phẩm trung bình cần khoảng 80 - 100 triệu con tôm hùm trắng/năm, trong đó nguồn giống khai thác từ tự nhiên chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu nuôi tôm và 100% tôm hùm xanh phải nhập từ các nước Indonesia, Philippines, Myanmar, Srilanka, Singapore.

Do nguồn cung cấp khan hiếm, giá con giống tôm hùm tăng cao so với năm 2023. Giá giống hiện tại tôm hùm đá/xanh 45.000 – 55.000đ/con, tôm hùm bông 45.000 – 50.000đ/con.

Truy xuất nguồn gốc tôm hùm

Theo ông Trịnh Quang Tú, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Quy hoạch và Phát triển thủy sản (thuộc Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản), hiện nay nghề nuôi tôm hùm chủ yếu ở quy mô nhỏ, hộ gia đình với hơn 7 nghìn hộ nuôi. Điều này làm cho việc tổ chức xuất khẩu, thực hiện truy xuất nguồn gốc rất khó khăn, đặc biệt trong bối cảnh các thị trường ngày càng khắt khe hơn về truy xuất nguồn gốc.

Trong đề án về phát triển nuôi và xuất khẩu tôm hùm, Bộ NN-PTNT đã giao Viện kinh tế và Quy hoạch thủy sản xây dựng 2 mô hình liên kết nuôi và tiêu thụ tôm hùm theo chuỗi giá trị.

Việc truy xuất nguồn gốc sẽ giúp thuận lợi hơn cho quá trình xuất khẩu tôm hùm. Ảnh: PC.

Tại Phú Yên, Viện đã xây dựng chuỗi liên kết tôm hùm xanh giữa Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp tôm hùm Sông Cầu với doanh nghiệp xuất khẩu Minh Phát và doanh nghiệp cung ứng giống ở Cam Ranh (Khánh Hòa), hiện đã xây dựng xong hệ thống truy xuất nguồn gốc.

“Trước yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, việc truy xuất nguồn gốc sẽ giúp sau này thuận lợi hơn cho quá trình xuất khẩu. Chúng ta sẽ không cần phải làm quá nhiều thủ tục như xác nhận, chứng nhận, chứng minh nguồn gốc tôm hùm nuôi. Bên cạnh đó, người tiêu dùng sẽ xác định được thông tin nguồn gốc sản phẩm một các dễ dàng”, ông Trịnh Quang Tú cho hay.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản cho biết thời gian qua, rất nhiều nỗ lực để tổ chức sản xuất, liên kết truy xuất nguồn gốc tôm hùm đã thu được những kết quả đáng kể.

Được sự hỗ trợ của Bộ NN-PTNT, Cục Thủy sản cùng với các đơn vị tư vấn đã nghiên cứu ra biện pháp để gắn mã cho tôm hùm, từ đó truy xuất được từ các cơ sở nuôi đến các hợp tác xã, cơ sở thu gom, sơ chế, phục vụ cho công tác xuất khẩu.

“Thời gian tới, chúng tôi sẽ bàn giao sản phẩm này cho các hợp tác xã, địa phương để ứng dụng vào thực tiễn. Mong rằng những cơ sở làm ăn một cách bài bản, áp dụng công nghệ thông tin để truy xuất một cách minh bạch nhất, từ đó xây dựng thương hiệu tôm hùm một cách tốt nhất”, ông Trần Đình Luân cho hay.

Hiện nay, các cơ sở ương dưỡng giống tôm hùm chủ yếu tập trung tại Khánh Hòa. Chi cục Thủy sản tỉnh Khánh Hòa đã tiến hành kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ương dưỡng giống tôm hùm đối với 41 cơ sở trên địa bàn tỉnh. Tại tỉnh Phú Yên, Chi cục Thủy sản tỉnh này đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho 6 cơ sở ương dưỡng giống tôm hùm.

Theo Nông nghiệp Việt Nam 

Bạn đang đọc bài viết Gắn tem truy xuất nguồn gốc cho tôm hùm tại chuyên mục Xuất nhập khẩu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

Trump đánh thuế 25% đối với hải sản Canada, Mexico và 10% với Trung Quốc: Tác động lớn đến ngành thủy sản Mỹ

 |  14:50 04/02/2025

(vasep.com.vn) Vào ngày 1/2/2025, Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một động thái quan trọng trong chính sách thuế quan của mình, ký ba sắc lệnh hành pháp áp đặt mức thuế 25% đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ Canada và Mexico, đồng thời áp thêm 10% thuế bổ sung đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Sắc lệnh này, có hiệu lực từ ngày 4/2, dự báo sẽ gây ra thiệt hại lên tới 1,5 tỷ đô la mỗi năm cho ngành công nghiệp hải sản của Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Nhật Bản đến Trung Quốc để thúc đẩy dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu hải sản

 |  09:09 04/02/2025

(vasep.com.vn) Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản, Taku Eto, đã đến Trung Quốc từ ngày 15 đến 17 tháng 1 để kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản, được áp dụng sau sự cố xả nước thải tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi.

Canada dự kiến công bố biện pháp trả đũa thuế quan của Trump vào ngày 20/1

 |  09:03 04/02/2025

(vasep.com.vn) Hải sản đóng vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại giữa Canada và Hoa Kỳ, khiến ngành này trở thành một yếu tố then chốt trong các biện pháp trả đũa mà Canada có thể áp dụng.

Nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam của Nga tăng 37% trong năm 2024

 |  08:58 04/02/2025

(vasep.com.vn) Theo Liên minh Cá Nga, kim ngạch thương mại thủy sản giữa Nga và Việt Nam đạt 353 triệu USD trong năm 2024, tăng 37% so với năm trước. Lượng nhập khẩu hải sản của Nga từ Việt Nam tăng gần 40%, đạt 231 triệu USD, trong khi doanh số xuất khẩu sang Việt Nam không thay đổi so với năm 2023, vẫn ở mức 122 triệu USD.

Hokkaido, Nhật Bản tổ chức hội chợ hải sản tại California, Mỹ

 |  08:53 04/02/2025

(vasep.com.vn) Hokkaido, Nhật Bản, sẽ tổ chức "Hội chợ hải sản Hokkaido Nhật Bản" tại các siêu thị Nhật Bản ở Torrance, California từ ngày 22 đến 28 tháng 1, trưng bày các sản phẩm hải sản cao cấp, bao gồm sò điệp và cá hồi chum, nhằm thu hút thị trường Mỹ.

Royal Greenland ra mắt bao bì 100% có thể tái chế cho cá đông lạnh

 |  08:44 04/02/2025

(vasep.com.vn) Royal Greenland, tập đoàn hải sản lớn của Châu Âu, đã giới thiệu giải pháp bao bì hoàn toàn có thể tái chế cho các hộp cá tuyết và cá bơn nặng 15 pound, thay thế cho lớp bìa cứng phủ polyethylene truyền thống.

VASEP phát hành Báo cáo Xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2024 - dự báo 2025

 |  09:41 03/02/2025

Báo cáo xuất khẩu thủy sản năm 2024 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) được phát hành trong bối cảnh ngành thủy sản Việt Nam đạt được những kết quả tích cực, ghi nhận một năm thành công với tổng giá trị xuất khẩu 10 tỷ USD, tăng trưởng 12% so với năm 2023. Đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định sự phát triển bền vững và tiềm năng vượt trội của ngành thủy sản trong việc đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.

Indonesia là quốc gia đầu tiên áp dụng Tiêu chuẩn truy xuất nguồn gốc GDST

 |  09:33 03/02/2025

(vasep.com.vn) Indonesia đang tiến một bước để cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc từ đại dương đến bàn ăn của ngành cá ngừ trị giá hàng triệu đô la của mình. Quốc gia châu Á này đã nâng cấp hệ thống truy xuất nguồn gốc hải sản quốc gia, Stelina, để tương thích với Tiêu chuẩn Đối thoại toàn cầu về truy xuất nguồn gốc hải sản (GDST), qua đó trở thành quốc gia đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn này.

Nuôi cá đặc sản thu tiền tỷ mỗi năm

 |  09:32 03/02/2025

Nhờ mạnh tiên phong nuôi cá bông lau thương phẩm, ông Lê Hồng Phương trở thành chủ trang trại cá bông lau lớn nhất vùng, nhiều năm liền có lãi ròng trên 1 tỷ đồng/năm.

Sản lượng cá cơm của Peru tăng, giúp bù đắp tình trạng thiếu bột cá toàn cầu

 |  09:27 03/02/2025

(vasep.com.vn) Theo báo cáo của Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO), thị trường bột cá và dầu cá toàn cầu đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể về sản lượng và nhu cầu vào cuối năm 2024.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC