Đồng hành còn có Trần Thiện Hải, Trương Đình Hòe và Phạm Hoàng Việt. Chúng tôi tới đây ngoài chuyện buôn bán của từng doanh nghiệp (DN) còn để tìm hiểu thêm thông tin câu chuyện nêu trên, qua đó sớm có cách ứng xử kịp thời và hữu hiệu nhằm góp sức giữ được thị trường lớn nhất của con tôm ta.
Năm nay, đầy ắp gian hàng cho cả hai sảnh liền nhau. Nhớ hơn chục năm trước, sảnh sau được sắp xếp là hội chợ ngành thực phẩm cùng lúc với hội chợ thủy sản gian trên, nhằm tạo ra không gian đông đúc, sôi nổi hơn. Mỗi năm, hội chợ thủy sản càng mở rộng và năm nay chiếm trọn hai sảnh. Góc nhìn từng người không như nhau, có người cho rằng năm nay khách đến ít hơn. Tôi thì nghĩ rằng dàn trải không gian đã góp phần dàn trải khách tới nên nhìn có vẻ giảm “sầm uất”, chớ ít hay nhiều phải đợi Ban tổ chức thông tin mới chắc ăn.
Tôi và các bạn đồng hành tốn hai ngày lang thang trong hội chợ, để nhìn tỏ tường hơn bề nổi, qua đó hy vọng sẽ nhìn rõ bề chìm hoạt động ngành tới đây. Trước đây hội chợ quy tụ DN từ bốn châu, năm nay bất ngờ tôi thấy có gian hàng của quốc gia Mauritania, thuộc Tây phi. Nước này có bờ biển khá dài và đẹp, biển có rất nhiều bạch tuộc cỡ lớn (mà Hàn Quốc và Nhật Bản rất thích) và một “hạm đội” tàu khai thác biển do DN từ Trung Quốc qua tham gia, họ có luôn nhà máy chế biến cá, phục vụ cá tươi cho các nước Nam Âu. Tôi từng tới đây tìm hiểu. Như vậy hội chợ năm nay quy tụ cả năm châu bốn biển! Ghi thêm chi tiết này để thấy độ hoành tráng của hội chợ.
Gian hàng của các DN Việt vẫn chỗ cũ. Năm nay do các DN Việt tham gia khá đông, nên VASEP đăng ký thêm khu mới. Ngoài ra còn các DN Việt đăng ký gian hàng lẻ đan xen với gian hàng các nước khác. DN thủy sản Việt tham gia đông đảo và phong phú đủ loại hình như sản xuất chế biến, thương mại, thiết bị…, đã góp phần để quy mô hội chợ to lớn như nói trên.
Có DN nhiều quốc gia thuê gian hàng chung và chia nhau từng không gian nhỏ, tạo điểm nhấn khá ấn tượng cho việc quảng bá hình ảnh quốc gia của họ. Điển hình như cụm gian hàng của Ecuador, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Thậm chí Thái Lan như là chỉ có hai DN lớn tham gia, cũng có gian hàng sát nhau là CPF và Thái Union.
Dĩ nhiên các DN Việt theo sự sắp xếp của VASEP đã tạo dựng được hình ảnh Việt Nam xuyên suốt trên hai mươi năm qua, với slogan khá đẹp: Việt Nam - Điểm đến bền vững của thủy sản! Nói tới slogan, chợt nhớ nhiều năm về trước, chắc gần chục năm, hội chợ thủy sản quốc tế Boston và Brussel đầy rẫy những slogan rất ấn tượng. Tôi đã có bài viết ghi điểm nổi bật này trên trang tin VASEP.
Năm nay có khác, ít thấy các khẩu hiệu này, như là chỉ có cụm gian hàng tôm Ecuador quảng bá tôm First class của họ. Rất ít slogan ấn tượng, nhưng bù lại là nhiều dòng chữ xuất hiện khá phổ biến ở các gian hàng các nước, đó là giữ vững môi trường, là khả năng truy xuất nguồn gốc, là phát triển bền vững, là việc kiểm soát cả tiến trình hình thành sản phẩm từ trang trại tới bàn ăn…
Có lẽ những slogan đầy bản sắc rồi cũng phải tới thực hiện các nội dung nêu trên, chớ nói mà không có hứa làm gì thì cũng chỉ là sáo ngữ, thiếu tính thuyết phục. Ở đây mở rộng một chút, xu thế thế giới và đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng chặt chẽ, khắt khe, khởi đầu từ khu vực châu Âu. Đây là thách thức hay cơ hội, hay cả hai, phụ thuộc tầm nhìn lãnh đạo từng DN. Nhưng điều chắc chắn là không ai có thể đi ngược gió, nhất là gió ngày càng mạnh. Dẫn chứng, IUU không phải là chuyện bị gây khó, mà chính là được cơ hội khép mình vào hướng đi lâu dài, bền vững. Dưới biển đang nỗ lực làm tốt, còn lại là trên bờ, là vùng nuôi, là nhà máy chế biến…
Tổng quan, hội chợ Boston ngày càng tầm vóc hơn. Ở đó, tùy theo khả năng cảm nhận để có thể thấy rõ hơn xu thế, thấy rõ hơn khó khăn (để kịp thời có hướng ứng xử), thấy rõ hơn cơ hội (để kịp thời tranh thủ…) và ít ra cũng có nhiều điểm tốt để học hỏi và điểm chưa tốt để phòng tránh.
TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
Sáng 17/4 tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư – Sở Nông nghiệp và Môi trường Tp Cần Thơ tổ chức thành công Hội thảo “Giải pháp tổ chức sản xuất và xuất khẩu cá rô phi năm 2025”.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025, XK cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng dương 16%, đạt 182 triệu USD. Lũy kế XK cá tra QI/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với QI/2024.
(vasep.com.vn) Ngày 10/4/2025, Hiệp hội VASEP đã phát hành công văn số 50/CV-VASEP gửi Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn và các Bộ trưởng liên quan, khẩn thiết đề xuất các giải pháp hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thủy sản vượt qua khó khăn sau khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Thủy sản Argentina, xuất khẩu thủy sản của Argentina đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục hàng tháng vào tháng 2, nhờ doanh số bán mực illex tăng mạnh.
(vasep.com.vn) Bang Mississippi đã thông qua dự luật yêu cầu các cơ sở kinh doanh thực phẩm phải ghi rõ nguồn gốc thủy sản, cho biết sản phẩm được nhập khẩu hay đánh bắt từ Vịnh Mexico.
(vasep.com.vn) Hoa Kỳ đã nhập khẩu 64.145 tấn tôm, trị giá 530,9 triệu USD trong tháng 2/2025, tăng 8% về khối lượng và tăng 16% về giá trị so với 59.668 tấn trị giá 456,5 triệu USD đô la được nhập khẩu vào tháng 2/2024, theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA).
(vasep.com.vn) Các nhân viên thực thi pháp luật của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) hiện đang sử dụng thiết bị phản ứng chuỗi polymerase (PCR) nhanh mới để hỗ trợ giải quyết tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý (IUU).
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết cod Đại Tây Dương và cá haddock đông lạnh bỏ đầu và moi ruột (H&G) đang có dấu hiệu giảm nhẹ vì các nhà chế biến tại Trung Quốc ngừng mua nguồn cung từ Hoa Kỳ.
(vasep.com.vn) Gabriel Luna, người nuôi tôm người Ecuador và là chủ sở hữu của GLuna Shrimp, đã trao đổi về tình hình hiện tại của ngành tôm Ecuador, đồng thời đề cập đến những thách thức gần đây do mức thuế quan mới của Hoa Kỳ gây ra.
(vasep.com.vn) Năm 2024 là một năm “bùng nổ” với ngành cá ngừ Ecuador với kim ngạch XK đạt mức cao nhất trong hơn 10 năm qua. Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), xuất khẩu cá ngừ của Ecuador năm 2024 đạt hơn 1,6 tỷ USD, tăng 18% so với năm 2023. Trong đó, cá ngừ đóng hộp chiếm tới 94 tổng kim ngạch XK của nước này.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn