Lào chuyển hướng thị trường nhập khẩu, cơ hội cho hải sản Việt Nam

Nguyên liệu 08:00 11/01/2021 Nguyễn Trang
Ổ dịch Covid-19 tại một chợ hải sản của Thái Lan đã nhanh chóng lây lan ra nhiều tỉnh thành. Ngay lập tức, các doanh nghiệp kinh doanh hải sản của Lào đã chuyển sang tìm kiếm các nhà nhập khẩu hải sản của Việt Nam.

Mực ống Nghệ An luôn được thực khách tại Lào ưa thích

Sau lệnh cấm nhập khẩu hải sản Thái Lan vì lo ngại lây lan dịch Covid-19, các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản Lào đang nhanh chóng tìm kiếm các nhà cung cấp mới từ Việt Nam.

Ổ dịch Covid-19 tại một chợ hải sản của nước láng giềng Thái Lan mới đây đã nhanh chóng lây lan ra nhiều tỉnh thành, khiến Chính phủ Lào lo lắng, ra lệnh tạm dừng nhập khẩu hải sản từ Thái Lan từ cuối tháng 12 năm 2020, cho đến khi hai nước tìm ra biện pháp đảm bảo sự an toàn trong việc xuất nhập khẩu mặt hàng này. Ngay lập tức, các doanh nghiệp kinh doanh hải sản của Lào đã nhanh chóng chuyển sang tìm kiếm các nhà nhập khẩu hải sản của Việt Nam.

Lâu nay, nguồn hải sản Việt Nam nhập khẩu vào Lào chủ yếu từ vùng biển miền Trung, bằng đường bộ qua cửa khẩu Cầu Treo (Hà Tĩnh) và cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), với sản lượng chưa nhiều, chủ yếu do các tiểu thương là người Việt kinh doanh tại Lào đặt hàng cung cấp cho một số nhà hàng. Hầu hết hải sản được bán tại các siêu thị và chợ lớn của Lào là nhập khẩu từ Thái Lan. Hải sản Việt Nam được người tiêu dùng tại Lào ưa chuộng vì tươi ngon ngon nhờ quãng đường vận chuyển ngắn. Tuy nhiên, chưa thể cạnh tranh với hải sản Thái Lan về giá cả và phương thức thanh toán. Nhiều nhà hàng hải sản tại thủ đô Vientiane cho biết, “chi phí đã tăng thêm từ 20% khi phải bán hải sản mua từ Việt Nam, sau khi có lệnh cấm nhập khẩu hải sản Thái Lan”.

Việc chuyển hướng thị trường nhập khẩu là cơ hội để hải sản Việt Nam thâm nhập mạnh hơn vào thị trường Lào. Vấn đề còn lại là các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm bắt cơ hội này như thế nào và có cách tiếp cận thích hợp để hải sản Việt Nam có thể cạnh tranh với hàng hải sản Thái Lan tại một thị trường gần nhưng không có biển như Lào mà thôi.

(Theo VOV)

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP khuyến nghị DN thành viên tuân thủ tốt các quy định tại NĐ 37/2024 và các quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp nghị định 37/2024

 |  08:01 27/07/2024

Ngày 26/7/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 83/CV-VASEP tới Các Doanh nghiệp thành viên Chương trình DN cam kết chống khai thác IUU của VASEP về việc Các DN thành viên tiếp tục cập nhật, tuân thủ tốt các quy định tại NĐ 37/2024 và các quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp nghị định 37/2024

Doanh nghiệp logistics chia sẻ khó khăn chi phí vận tải biển

 |  08:42 26/07/2024

Nguyên nhân chính dẫn đến tăng giá cước vận tải biển là tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn trên thế giới. Ngoài ra là cuộc khủng hoảng hàng hải ở Biển Đỏ.

Doanh nghiệp thuỷ sản chọn chế biến sâu để vượt khó

 |  08:39 26/07/2024

Thay vì tập trung vào xuất khẩu thô, một vài doanh nghiệp thuỷ sản đã mạnh tay đầu tư nhà máy sản xuất chế biến sâu, nâng cao giá trị để vượt khó… Tuy nhiên, chiến lược này còn nhiều trở ngại đối với các doanh nghiệp ít vốn.

Thai Union tuyên bố Red Lobster nợ gần 4 triệu USD do dự báo nhu cầu không nhất quán

 |  08:27 26/07/2024

(vasep.com.vn) “Đối với Thai Union – và thẳng thắn mà nói là đối với bất kỳ nhà cung cấp nào trong ngành thủy sản – việc tồn kho hàng triệu pound sản phẩm đặc biệt gây thiệt hại do thời hạn sử dụng của sản phẩm có hạn."

Giá bán buôn sò điệp Mỹ tăng

 |  08:25 26/07/2024

(vasep.com.vn) Giá tại cảng đã tăng nhẹ trở lại cho cả sò điệp Đại Tây Dương lớn nhất và cỡ trung bình được đánh bắt ở Mỹ.

Colombia tạm dừng nhập khẩu tôm Ecuador do lo ngại virus đốm trắng

 |  08:23 26/07/2024

(vasep.com.vn) Viện Nông nghiệp Colombia (ICA) đã tạm dừng cấp giấy phép nhập khẩu tôm sống và các động giáp xác khác từ Ecuador, cùng với các sản phẩm và phụ phẩm có nguy cơ cao liên quan, được mô tả là biện pháp phòng ngừa.

Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ đề xuất cắt giảm 22% ngân sách Thủy sản của NOAA vào năm 2025

 |  08:26 25/07/2024

(vasep.com.vn) Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ đã đề xuất cắt giảm 22% ngân sách năm 2025 của NOAA Fisheries (Cơ quan nghề cá NOAA của Hoa Kỳ), cắt giảm đáng kể nguồn tài trợ cho cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngành thủy sản của Hoa Kỳ.

Sự bất cập của các dự án cải thiện nghề cá trong việc giải quyết tình trạng lạm dụng lao động

 |  08:23 25/07/2024

(vasep.com.vn) Việc xác nhận tình trạng lao động cưỡng bức và buôn người có trong dự án cải thiện nghề cá (FIP) của Vương quốc Anh một lần nữa nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải đánh giá lại các FIP như một công cụ bảo vệ quyền lao động trong ngành thủy sản.

Giá bạch tuộc tăng vọt do sản lượng đánh bắt chậm ở Morocco, Mauritania

 |  08:18 25/07/2024

(vasep.com.vn) Theo các nguồn tin thị trường, giá bạch tuộc ở EU đang tăng do sản lượng đánh bắt chậm ở Morocco và Mauritania.

Mỹ: Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ năm nay dự kiến giảm

 |  08:16 25/07/2024

(vasep.com.vn) “Nhìn vào số liệu nhập khẩu cá rô phi tươi và đông lạnh, chúng ta có thể hình dung 2024 là một năm ảm đạm của ngành nhập khẩu rô phi trong 10 năm qua”, ông Francisco Murillo, CEO của Tropo Farm cho biết.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC