Tỉnh Kiên Giang tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước về giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản, đảm bảo phù hợp với Luật Thủy sản năm 2017 và tình hình thực tế tại địa phương, phát triển nghề nuôi biển bền vững, hiệu quả.
Tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang tiếp nhận, thẩm định hồ sơ của các tổ chức, cá nhân xin cấp phép nuôi trồng thủy sản; chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan khảo sát thực địa, lấy ý kiến tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Khi được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận về chủ trương nuôi biển, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh thủ tục; phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định dự án, cấp phép và cấp mã số cơ sở nuôi biển.
Tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường xử lý các hồ sơ đã giao khu vực biển và đang tiếp nhận, tồn đọng.
Trường hợp đăng ký nuôi biển không đúng quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi biển của tỉnh có văn bản trả lời chính thức cho các tổ chức, cá nhân.
Trường hợp đăng ký nuôi biển phù hợp quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi biển của tỉnh phối hợp với các ngành liên quan đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
Các huyện, thành phố có nuôi biển xây dựng kế hoạch bố trí, sắp xếp các nghề nuôi trồng thủy sản ven bờ, ven đảo theo hướng tập trung. Đồng thời, liên kết sản xuất bền vững, thích hợp với điều kiện của từng khu vực theo quy hoạch, kế hoạch phát triển nuôi biển của tỉnh.
Các huyện, thành phố chú trọng bố trí các khu vực dành riêng giao cho người dân địa phương sinh sống chủ yếu bằng nghề nuôi cá lồng bè trên biển hoặc chuyển đổi từ nghề khai thác đánh bắt thủy sản sang nuôi cá lồng bè để ổn định sinh kế, sản xuất lâu dài, hiệu quả.
Các huyện, thành phố có nuôi biển tăng cường việc kiểm tra việc sử dụng khu vực biển đã giao cho các tổ chức, cá nhân để nuôi trồng thủy sản trên địa bàn. Theo đó, xử lý, giải quyết những trường hợp đã giao trước đây đề xuất thu hồi do không có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định… Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý dứt điểm tình trạng cào trộm sò, hến nuôi để người dân an tâm sản xuất.
Tỉnh ưu tiên giải quyết các trường hợp đăng ký nuôi biển đối với những đối tượng chuyển đổi cơ cấu nghề từ khai thác thủy sản sang nuôi biển với hình thức liên kết sản xuất, mô hình ứng dụng công nghệ cao; nuôi đối tượng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, ít ảnh hưởng đến môi trường, phát triển an toàn, bền vững và hiệu quả.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, giai đoạn 2021 - 2025 và hướng đến năm 2030, tỉnh phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp, hiện đại, đảm bảo môi trường sinh thái gắn với phát triển du lịch và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển, hải đảo, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập cho người dân.
Tỉnh phấn đấu đến năm 2025, số lượng lồng nuôi biển là 7.500 lồng; trong đó, nuôi cá lồng truyền thống 4.700 lồng, nuôi cá lồng công nghệ cao 1.900 lồng, còn lại nuôi thủy sản khác; diện tích nuôi nhuyễn thể hai mảnh vỏ 24.000 ha.
Sản lượng nuôi biển đạt hơn 113.500 tấn; trong đó, nuôi lồng bè khoảng 30.000 tấn và nuôi nhuyễn thể hơn 83.660 tấn, sản lượng ngọc trai đạt 260.000 viên; thu hút lao động vào lĩnh vực nuôi biển hơn 18.500 người.
Tỉnh cũng phân chia thành 2 vùng nuôi biển gồm: vùng hải đảo bao gồm huyện Kiên Hải, thành phố Phú Quốc, xã đảo Tiên Hải (thành phố Hà Tiên) và các xã đảo Sơn Hải, Hòn Nghệ (huyện Kiên Lương); vùng ven biển bao gồm các xã, phường ven biển thuộc thành phố Hà Tiên và các huyện An Minh, An Biên, Hòn Đất, Kiên Lương.
(vasep.com.vn) Tháng 10/2024, XK tôm Việt Nam đạt 394 triệu USD, tăng 24%. Lũy kế 10 tháng đầu năm nay, XK tôm mang về 3,2 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. XK sang tất cả các các thị trường tiêu thụ chính đều ghi nhận tăng trưởng 2 con số trong tháng 10 năm nay.
Trong 30 năm, cá tra Việt Nam đã có mặt ở 150 thị trường cùng nhiều loại cá thịt trắng khác nhờ vào nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra Việt Nam.
(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản nuôi trồng của Brazil đã đạt đến mức cao mới trong quý 3 năm 2024, với khối lượng xuất khẩu tăng 158% và giá trị tăng 174% so với cùng kỳ năm trước, đạt 4.031 tấn với giá trị 18,5 triệu USD.
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Campuchia (MAFF) xác nhận rằng Cục Thủy sản (FA) và lực lượng đặc nhiệm đang tăng cường các biện pháp giải quyết tình trạng đánh bắt bất hợp pháp trên toàn quốc trong mùa cấm đánh bắt để bảo tồn nguồn lợi cá.
(vasep.com.vn) Một báo cáo mới từ Pew Charitable Trusts cho rằng cần có phương pháp tiếp cận đa loài trong quản lý nguồn cá để giải quyết tình trạng suy giảm nguồn cá ở Bắc Đại Tây Dương.
(vasep.com.vn) Nhập khẩu cá rô phi của Hoa Kỳ tiếp tục giảm trong tháng 9, với mức giảm đáng kể về khối lượng và giá, chủ yếu là đối với phi lê tươi.
(vasep.com.vn) Thông báo của Phái đoàn EU tại Senegal nêu rõ mối lo này xuất phát từ thiếu sót trong hệ thống giám sát đối với cả tàu cá trong nước và quốc tế hoạt động từ cảng Dakar.
(vasep.com.vn) Tổ chức Pew Charitable Trusts gần đây đã xuất bản một bài báo nêu bật phạm vi quốc tế của Trung tâm giám sát, kiểm soát và giám sát Khu bảo tồn biển Cocos của Costa Rica (MCCA). Trung tâm này, nơi bảo vệ Di sản thế giới của UNESCO, đi đầu trong cuộc chiến chống đánh bắt bất hợp pháp tại một trong những khu bảo tồn biển quan trọng nhất thế giới.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, XK cá ngừ của Việt Nam trong tháng 10 đạt gần 93 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch XK đạt hơn 821 triệu USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2023.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn