Kiểm dịch hay kiểm tra an toàn thực phẩm?

Chính sách 10:49 19/05/2021 Nguyễn Trang
Sau khi Báo điện tử Chính phủ đăng tải trả lời của Cục Thú y về ý kiến của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP) phản đối kiểm dịch hầu hết sản phẩm thủy sản nhập khẩu, từ đông lạnh cho đến chế biến sâu, đại diện VASEP tiếp tục có ý kiến làm rõ hơn các thông tin Cục Thú y đưa ra.

Mới đây, trong văn bản gửi Bộ NN&PTNT góp ý cho Thông tư thay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT về bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT, VASEP kiến nghị không đưa các sản phẩm chế biến từ động vật, sản phẩm động vật thủy sản vào Danh mục kiểm dịch theo Luật Thú y. 

Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng Thư ký VASEP

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký VASEP đã có cuộc trao đổi với Báo điện tử Chính phủ xung quanh nội dung này.

Ông có thể nói rõ hơn sự khác nhau giữa hoạt động kiểm dịch và kiểm soát an toàn thực phẩm (ATTP) được không? Hiện Việt Nam đang áp dụng quy định nào với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu, từ đông lạnh cho đến chế biến sâu?

Ông Nguyễn Hoài Nam: Có thể hiểu nôm na hoạt động kiểm dịch là dành cho các sản phẩm tươi sống còn kiểm soát ATTP là dành cho các sản phẩm đã qua chế biến.

Kiểm dịch với các phương pháp của thú y là các biện pháp, phương pháp có cơ sở khoa học để kiểm soát việc phát triển, lây lan dịch bệnh trong vật nuôi và môi trường vật nuôi. Kiểm dịch nhập khẩu là các biện pháp của Nhà nước áp dụng cho các đối tượng động vật và sản phẩm động vật có thể mang theo mầm bệnh để lây lan vào vật nuôi trong nội địa.

Vấn đề cốt lõi của kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (trên cạn, dưới nước) nhập khẩu chính là kiểm soát sự lây lan dịch bệnh cho vật nuôi và môi trường vật nuôi, chứ không phải là kiểm soát các tác nhân gây ra bệnh cho con người. Các sản phẩm nhập khẩu trong câu chuyện này là thực phẩm dành cho người tiêu dùng chứ không phải để nuôi trồng nên không thể có trong danh mục kiểm dịch được.

Hiện nay về kỹ thuật, chúng ta đang thực hiện hoạt động kiểm tra ATTP các sản phẩm thủy sản nhập khẩu, từ đông lạnh cho đến chế biến sâu, chứ không phải kiểm dịch. Các hoạt động kiểm tra ATTP đưa ra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm như vi khuẩn gây hại như E.coli hay Salmonella. Nếu kiểm dịch thì phải kiểm tra các tác nhân (virus) gây bệnh trên con tôm, con cá…

Theo thông lệ quốc tế thì việc kiểm dịch được thực hiện như thế nào? Những quốc gia nào trên thế giới thực hiện kiểm dịch đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu, từ đông lạnh cho đến chế biến sâu?

Ông Nguyễn Hoài Nam: Về cơ bản, việc kiểm soát dịch bệnh trong vật nuôi và môi trường vật nuôi dựa trên các tài liệu về dịch bệnh của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cập nhật hằng năm.

Có hai tài liệu chính là “Terrestrial Animal Health Code” (tạm dịch: Đạo luật thú y động vật trên cạn) và Aquatic Animal Health Code (Đạo luật thú y thủy sản) - trong đó luôn quy định tiêu chí để đưa ra danh mục dịch bệnh và sau nữa là danh mục dịch bệnh cho từng đối tượng thủy sản (cá, nhuyễn thể, giáp xác)…

Hầu như không có quốc gia nào kiểm dịch đối với các sản phẩm thủy sản nhập khẩu, từ đông lạnh cho đến chế biến sâu. Ngay như EU, thị trường đang kiểm dịch chặt chẽ nhất cũng chỉ yêu cầu chứng nhận an toàn dịch bệnh áp dụng đối với các loài cá và giáp xác còn sống. Tuy nhiên, đến nay, Việt Nam chưa có doanh nghiệp nào xuất khẩu thủy sản còn sống sang thị trường này.

Có một số trường hợp đặc biệt như 2 quốc gia là Australia và Hàn Quốc thực hiện thêm phần kiểm dịch với nhóm sản phẩm này để đảm bảo an toàn dịch bệnh theo luật và đánh giá rủi ro của họ.

Tuy nhiên phải nói rõ khi thực hiện việc này, họ có thông báo theo quy trình cho Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và chỉ áp dụng với sản phẩm tươi đông lạnh chưa nấu chín. Những tác nhân, chỉ tiêu mà họ kiểm tra là các virus gây bệnh trên tôm, trên cá rất cụ thể.

Cụ thể, cách đây gần 5 năm, Australia đưa ra thông báo cho WTO biện pháp kiểm dịch virus gây bệnh đốm trắng và đầu vàng trên tôm tươi đông lạnh (chưa hấp chín, bỏ đầu, bỏ vỏ) nhập khẩu với lý do được đưa ra từ Báo cáo đánh giá an toàn sinh học có cơ sở, luận cứ của chính phủ nước này.

Theo đó, người dân Australia hay sử dụng tôm tươi làm mồi câu và du lịch câu cá ở Australia ngày càng phát triển, dẫn tới nguy cơ có thể lây virus gây bệnh sang môi trường nước của Australia. Các sản phẩm tôm tươi đông lạnh nhập khẩu vào Australia phải được ghi nhãn “Chỉ dùng làm thực phẩm cho người, không sử dụng làm mồi câu hoặc thức ăn thủy sản”.

Hàn Quốc, cách đây 3 năm, cũng có thông báo cho WTO việc kiểm soát dịch bệnh với một số tác nhân virus gây bệnh trên sản phẩm tôm, cá nước ngọt và hàu-bào ngư nhập khẩu vào Hàn Quốc.

Một trường hợp nữa là Trung Quốc cũng chỉ ban hành quy định giám sát dịch bệnh đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng còn sống (giống EU) về virus gây bệnh còi, bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu, bệnh đốm trắng, và hội chứng Taura của 3 giai đoạn nuôi. Trung Quốc không có quy định kiểm soát dịch bệnh sản phẩm tôm đông lạnh nhập khẩu dùng làm thực phẩm. Như vậy, chỉ Australia và Hàn Quốc mới có quy định và thực thi kiểm dịch - kiểm soát các tác nhân virus gây bệnh cho tôm/cá - đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu. Và họ đều có đánh giá khoa học cũng như công khai bản chất của quy trình là kiểm dịch, khác với việc kiểm tra ATTP thủy sản mà Cục Thú y đang áp dụng.

Ông có thể nói rõ vì sao cần gọi đúng tên quy trình này? Nếu không gọi đúng quy trình này thì doanh nghiệp bị tác động thế nào thưa ông?

Ông Nguyễn Hoài Nam: Hiện nay Mỹ, EU, Nhật Bản, Anh, Canada và hầu hết các quốc gia có nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam (khoảng 160 quốc gia)  chủ yếu nhập sản phẩm chế biến đông lạnh, đồ hộp, hàng khô… để dùng làm thực phẩm cho người. Các thị trường này đều chỉ áp dụng kiểm tra ATTP thủy sản nhập khẩu, bao gồm các chỉ tiêu cảm quan, vi sinh vật gây hại và/hoặc kháng sinh, hóa chất.

Trong hơn 20 năm qua, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thủy sản đi các thị trường khác nhau đều quen và hiểu rõ nguyên tắc kiểm tra và các chỉ tiêu an toàn thực phẩm mà doanh nghiệp phải áp dụng.

Việc kiểm soát và cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (Health Certificate) chứ không phải giấy chứng nhận kiểm dịch (Veterinary Certificate) cho lô hàng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu theo yêu cầu của rất nhiều thị trường nhập khẩu là hoàn toàn tuân theo các quy định và chỉ tiêu ATTP của các nước này và cả Việt Nam.

Ngành thú y Việt Nam đang thực hiện quy trình này và kiểm tra các chỉ tiêu an toàn thực phẩm này, nhưng khác cách gọi tên là quy trình kiểm dịch. Nếu thực hiện như dự thảo thông tư hay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT về bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT của Cục Thú y đang trình là không phù hợp. Việc này không chỉ sai về bản chất khoa học mà còn đi ngược lại với tinh thần cắt giảm thủ tục hành chính, khiến danh mục hàng hóa, bao gồm hàng chế biến, đông lạnh phải chịu kiểm tra nhập khẩu không hề giảm đi.

Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

(Theo VGP)

Bạn đang đọc bài viết Kiểm dịch hay kiểm tra an toàn thực phẩm? tại chuyên mục Chính sách của Hiệp hội VASEP
kiem dich hay kiem tra an toan thuc pham

TIN MỚI CẬP NHẬT

Úc thu giữ hơn 6 tấn hải sâm đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:56 23/01/2025

(vasep.com.vn) Trong vòng một tháng, Lực lượng Biên phòng Úc (ABF) đã thu giữ hơn 6 tấn hải sâm từ các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, làm nổi bật tiềm năng to lớn của việc nuôi loài động vật này.

Động lực nào cho xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2025?

 |  08:48 23/01/2025

(vasep.com.vn) Thêm 1 năm đáng tự hào của XK cá tra Việt Nam khi cán mốc hơn 2 tỷ USD, đóng góp 20% vào tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam.

Người nuôi biển Vân Đồn làm lớn, xây chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao

 |  08:45 23/01/2025

Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tin tưởng Chi hội Nuôi biển Vân Đồn sẽ đem lại thành công cho dự án chuỗi liên kết rong - hàu 5 sao.

Kỳ vọng nhiều cơ hội hợp tác thương mại Việt Nam - Thụy Sĩ

 |  08:43 23/01/2025

Hơn 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam - Thụy Sĩ đã xây dựng và phát triển mối quan hệ ngày càng bền chặt trên mọi lĩnh vực; trong đó, có hợp tác kinh tế, thương mại.

Việt Nam và Czech nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược

 |  09:10 22/01/2025

Trên cơ sở những thành tựu nổi bật của quan hệ song phương trên tất cả các lĩnh vực trong 75 năm qua, với tiềm năng hợp tác rộng mở và sự tin tưởng vững chắc vào tương lai tốt đẹp của quan hệ Việt Nam - Czech, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Chính phủ Czech Petr Fiala đã nhất trí ra Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Việt Nam - Czech lên “Đối tác Chiến lược”, nhân chuyến thăm chính thức Czech của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từ ngày 18 - 20/01/2025.

Infographic: Xuất khẩu hải sản của Việt Nam năm 2024

 |  09:00 22/01/2025

(vasep.com.vn) Năm 2024, xuất khẩu hải sản Việt Nam cán đích với kim ngạch xuất khẩu đạt 4 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2023. XK các nhóm mặt hàng đều tăng hoặc ở mức tương đương so với năm 2023.

Đầu tư vào nuôi trồng thủy sản: thách thức và cơ hội năm 2024

 |  08:59 22/01/2025

(vasep.com.vn) Mặc dù nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (VC) cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giảm mạnh 28% vào năm 2024, ngành này vẫn duy trì tín hiệu tích cực ở một số phân khúc. Theo báo cáo của FAO, sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã vượt qua đánh bắt tự nhiên, trở thành nguồn cung chính các loài thủy sản. Tuy nhiên, đầu tư vào đổi mới trong lĩnh vực này lại giảm sút.

Trung Quốc mở rộng các quy định nghiêm ngặt về nuôi cá rô phi

 |  08:57 22/01/2025

(vasep.com.vn) Trung Quốc đang thắt chặt các quy định đối với ngành nuôi cá rô phi, trong đó Quảng Đông trở thành trung tâm sản xuất lớn thứ hai sau Hải Nam thực hiện các quy định xuất khẩu chặt chẽ hơn vào năm 2025.

Viễn cảnh nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?

 |  08:48 21/01/2025

(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.

Nissui giảm sử dụng nhựa với bao bì surimi thanh mới

 |  08:45 21/01/2025

(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC