Khánh Hòa: Tiềm năng phát triển nuôi biển

Nguyên liệu 15:34 25/07/2019
Sau nhiều thử nghiệm, đến nay, mô hình nuôi cá biển quy mô công nghiệp tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đã cho hiệu quả rõ rệt. Ngành Thủy sản tỉnh đang tìm cách để phát triển nghề nuôi biển quy mô công nghiệp trên địa bàn.

Thành công của một trang trại

Được triển khai từ năm 2012, trang trại trình diễn nuôi cá biển quy mô công nghiệp của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I tại vịnh Vân Phong đã mở ra sự phát triển bền vững mô hình nuôi cá chim vây vàng quy mô công nghiệp tại Khánh Hòa. Với quy mô 10ha mặt nước và 1.000m3 mặt đất, đây là trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp đầu tiên của cả nước được công nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Về lồng nuôi, trang trại sử dụng công nghệ lồng nhựa HDPE của Na Uy được thiết kế có thể chịu được bão cấp 11. Trên thực tế, cơn bão số 12 cuối năm 2017 càn quét qua vịnh Vân Phong nhưng toàn bộ trang trại vẫn an toàn. Hiện nay, trang trại đang sử dụng 20 lồng tròn (chu vi 60m, thể tích 2.400m3) để nuôi cá thương phẩm; 22 lồng vuông (kích thước 5m x 5m x 5m) để lưu giữ cá bố mẹ, ương cá giống nhỏ lên cá giống lớn.

Từ năm 2019, trang trại bắt đầu hoạt động ổn định với sản lượng hơn 200 tấn cá thương phẩm (kích cỡ 0,5 - 1kg/con), mỗi vụ nuôi 8 - 10 tháng, doanh thu đạt khoảng 25 tỷ đồng/vụ. Qua quá trình nghiên cứu, thí điểm thành công, đến nay, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống, nuôi thương phẩm, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch và vận chuyển đối với cá chim vây vàng. Về thị trường tiêu thụ, hiện nay, 50% lượng cá thương phẩm được xuất khẩu sang Mỹ và Trung Đông, 50% còn lại được tiêu thụ nội địa.

Bà Phan Thị Vân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I cho hay: “Từ khi thành lập đến nay, trang trại đã từng bước khẳng định được vai trò trong việc thúc đẩy phát triển nghề nuôi biển quy mô công nghiệp tại Khánh Hòa nói riêng và các tỉnh duyên hải nói chung. Với việc làm chủ công nghệ nuôi, chúng tôi đã sẵn sàng nhân rộng mô hình này đến ngư dân”.

Một góc trang trại nuôi cá biển quy mô công nghiệp của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I tại vịnh Vân Phong.

3 vùng trọng điểm để phát triển nuôi biển

Lâu nay, Khánh Hòa vẫn được xác định là trung tâm nuôi biển của cả nước, toàn tỉnh hiện có 57.260 lồng nuôi tôm hùm, hơn 9.000 lồng nuôi cá biển và 20 đăng lồng nuôi ốc hương. Hầu hết các hộ nuôi đang ứng dụng công nghệ nuôi cũ, manh mún, với lồng nuôi làm từ vật liệu gỗ truyền thống. Về phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp, ngoài trang trại của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, tại Khánh Hòa còn có trang trại của Công ty TNHH Thủy sản AUSTRALIS cũng đang rất thành công khi nuôi cá biển với quy mô công nghiệp, sản lượng trung bình khoảng 2.000 - 2.500 tấn/năm.

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường: Hiện nay, đề án phát triển nuôi hải sản đang được hoàn thiện để trình Chính phủ xem xét, phê duyệt. Tới đây, ngoài các chính sách chung của Trung ương, từng địa phương cần căn cứ vào quy hoạch cụ thể của mình để xây dựng thêm những chính sách cụ thể để phát triển nuôi xa.

Ông Lê Tấn Bản - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho hay: “Để phát triển nuôi biển, tỉnh đã xác định 3 vùng trọng điểm để phát triển gắn với 3 vịnh biển Vân Phong, Cam Ranh và Nha Trang, vừa phục vụ nhu cầu tại chỗ, vừa phục vụ khách du lịch và xuất khẩu. Lĩnh vực nuôi biển của tỉnh đang tập trung vào các đối tượng chủ lực như: tôm hùm, với sản lượng khoảng 1.500 tấn/năm và các loại cá như: bớp, chẽm, chim vây vàng, với sản lượng khoảng 8.000 tấn/năm. Vấn đề hiện nay là ngư dân vẫn nuôi theo quy trình truyền thống, độ rủi ro về môi trường, thiên tai, dịch bệnh rất lớn. Chúng tôi khuyến khích người nuôi chuyển đổi sang nuôi biển với quy mô công nghiệp, sử dụng công nghệ lồng HDPE theo kiểu Na Uy nhưng sản xuất tại Việt Nam (độ bền đến 50 năm, giá thành thấp hơn khoảng 50% so với nhập khẩu từ Na Uy) như Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đang ứng dụng. Hiện nay, Chi cục Thủy sản cũng đang xây dựng 1 mô hình nuôi biển quy mô công nghiệp sử dụng công nghệ lồng Na Uy để thí điểm, chuyển giao cho ngư dân trong tỉnh”.

Các vùng nuôi hải sản lồng bè đã được UBND tỉnh quy hoạch gắn liền với 3 vịnh Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang, đầm Nha Phu. Đây là những nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi cả về chất lượng môi trường nước, độ sâu vùng biển, dịch vụ hậu cần phục vụ nuôi trồng hải sản. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải tổ chức lại sản xuất, không để phát triển tự phát, manh mún và nhất thiết phải chuyển đổi dần từ công nghệ nuôi biển truyền thống sử dụng lồng gỗ sang công nghệ nuôi với quy mô công nghiệp, sử dụng lồng nhựa HDPE. Bên cạnh đó, tỉnh cần giải quyết vấn đề quá tải, ô nhiễm môi trường vùng nuôi hiện nay.

Theo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, định hướng của ngành Thủy sản là giảm dần sản lượng đánh bắt, tăng dần sản lượng nuôi. Phát triển nuôi biển được xác định là một trong những hướng đi để đưa ngành Thủy sản phát triển bền vững, bởi tiềm năng còn rất lớn. Để chuẩn bị cho chiến lược này, Bộ NN-PTNT đã giao cho các viện, trung tâm nghiên cứu lớn phối hợp với các cơ quan trong nước và hợp tác quốc tế để triển khai những chương trình nghiên cứu khoa học, từng bước triển khai ra thực tế tại các tỉnh duyên hải trong cả nước. Trong chiến lược phát triển nuôi hải sản, Việt Nam chú ý đến chuỗi giá trị chứ không phải sản lượng, phải theo nguyên tắc đó thì mới đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, giữ được môi trường, tạo sinh kế bền vững cho người nuôi.

(Theo báo Khánh Hòa)

Bạn đang đọc bài viết Khánh Hòa: Tiềm năng phát triển nuôi biển tại chuyên mục Nguyên liệu của Hiệp hội VASEP

TIN MỚI CẬP NHẬT

VASEP khuyến nghị DN thành viên tuân thủ tốt các quy định tại NĐ 37/2024 và các quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp nghị định 37/2024

 |  08:01 27/07/2024

Ngày 26/7/2024, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đã gửi công văn số 83/CV-VASEP tới Các Doanh nghiệp thành viên Chương trình DN cam kết chống khai thác IUU của VASEP về việc Các DN thành viên tiếp tục cập nhật, tuân thủ tốt các quy định tại NĐ 37/2024 và các quy định chống khai thác IUU trong thời gian chờ Chính phủ sửa đổi phù hợp nghị định 37/2024

Doanh nghiệp logistics chia sẻ khó khăn chi phí vận tải biển

 |  08:42 26/07/2024

Nguyên nhân chính dẫn đến tăng giá cước vận tải biển là tình trạng tắc nghẽn tại các cảng lớn trên thế giới. Ngoài ra là cuộc khủng hoảng hàng hải ở Biển Đỏ.

Doanh nghiệp thuỷ sản chọn chế biến sâu để vượt khó

 |  08:39 26/07/2024

Thay vì tập trung vào xuất khẩu thô, một vài doanh nghiệp thuỷ sản đã mạnh tay đầu tư nhà máy sản xuất chế biến sâu, nâng cao giá trị để vượt khó… Tuy nhiên, chiến lược này còn nhiều trở ngại đối với các doanh nghiệp ít vốn.

Thai Union tuyên bố Red Lobster nợ gần 4 triệu USD do dự báo nhu cầu không nhất quán

 |  08:27 26/07/2024

(vasep.com.vn) “Đối với Thai Union – và thẳng thắn mà nói là đối với bất kỳ nhà cung cấp nào trong ngành thủy sản – việc tồn kho hàng triệu pound sản phẩm đặc biệt gây thiệt hại do thời hạn sử dụng của sản phẩm có hạn."

Giá bán buôn sò điệp Mỹ tăng

 |  08:25 26/07/2024

(vasep.com.vn) Giá tại cảng đã tăng nhẹ trở lại cho cả sò điệp Đại Tây Dương lớn nhất và cỡ trung bình được đánh bắt ở Mỹ.

Colombia tạm dừng nhập khẩu tôm Ecuador do lo ngại virus đốm trắng

 |  08:23 26/07/2024

(vasep.com.vn) Viện Nông nghiệp Colombia (ICA) đã tạm dừng cấp giấy phép nhập khẩu tôm sống và các động giáp xác khác từ Ecuador, cùng với các sản phẩm và phụ phẩm có nguy cơ cao liên quan, được mô tả là biện pháp phòng ngừa.

Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ đề xuất cắt giảm 22% ngân sách Thủy sản của NOAA vào năm 2025

 |  08:26 25/07/2024

(vasep.com.vn) Đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ đã đề xuất cắt giảm 22% ngân sách năm 2025 của NOAA Fisheries (Cơ quan nghề cá NOAA của Hoa Kỳ), cắt giảm đáng kể nguồn tài trợ cho cơ quan chịu trách nhiệm quản lý ngành thủy sản của Hoa Kỳ.

Sự bất cập của các dự án cải thiện nghề cá trong việc giải quyết tình trạng lạm dụng lao động

 |  08:23 25/07/2024

(vasep.com.vn) Việc xác nhận tình trạng lao động cưỡng bức và buôn người có trong dự án cải thiện nghề cá (FIP) của Vương quốc Anh một lần nữa nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải đánh giá lại các FIP như một công cụ bảo vệ quyền lao động trong ngành thủy sản.

Giá bạch tuộc tăng vọt do sản lượng đánh bắt chậm ở Morocco, Mauritania

 |  08:18 25/07/2024

(vasep.com.vn) Theo các nguồn tin thị trường, giá bạch tuộc ở EU đang tăng do sản lượng đánh bắt chậm ở Morocco và Mauritania.

Mỹ: Nhập khẩu cá rô phi của Mỹ năm nay dự kiến giảm

 |  08:16 25/07/2024

(vasep.com.vn) “Nhìn vào số liệu nhập khẩu cá rô phi tươi và đông lạnh, chúng ta có thể hình dung 2024 là một năm ảm đạm của ngành nhập khẩu rô phi trong 10 năm qua”, ông Francisco Murillo, CEO của Tropo Farm cho biết.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC