Khai thác lợi thế biển để nuôi trồng thủy sản

Nguyên liệu 11:10 16/09/2021 Nguyễn Trang
Những năm qua, Quảng Ninh đã thực hiện nhiều giải pháp để khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên cho phát triển kinh tế thủy sản, gắn với củng cố quốc phòng - an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia trên biển; đưa Quảng Ninh trở thành tỉnh mạnh, giàu từ biển. Trong đó, nuôi trồng thủy sản được tỉnh đặc biệt chú trọng.

Mô hình nuôi tôm của hộ anh Vũ Văn Tuấn (thôn Nhâm Cao, xã Đại Bình, huyện Đầm Hà)

Ngay từ năm 2014, BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TU về phát triển kinh tế thủy sản Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; UBND tỉnh cũng đã lập kế hoạch, đề án để phát triển kinh tế thủy sản. Với hơn 43.000ha rừng ngập mặn, trong đó trên 26.000ha có khả năng nuôi trồng thủy sản; gần 9.000ha bãi cao triều và trên cao triều... các địa phương đã tận dụng lợi thế này để khuyến khích người dân phát huy nội lực, tập trung vào nuôi các loại thủy sản chủ lực như: Tôm, nhuyễn thể, cá biển...

Tỉnh đã hình thành một số vùng nuôi trồng thủy sản, như: Vùng nuôi tôm với diện tích gần 9.700ha, vùng nuôi nhuyễn thể với diện tích 4.383ha, vùng nuôi cá song có diện tích 550ha, vùng nuôi ghẹ 36ha, vùng nuôi cua kết hợp cá, tôm gần 1.855ha...

Phát triển mạnh mẽ hơn cả trên địa bàn tỉnh phải kể đến nghề nuôi tôm. Trước đây, người dân chủ yếu nuôi tôm bằng phương pháp quảng canh, nay chuyển đổi dần sang nuôi tôm công nghiệp. Trong tổng diện tích gần 7.000ha nuôi tôm trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay, có đến 3.812ha nuôi công nghiệp. Năng suất cũng nhờ đó tăng lên, có những nơi đạt 20 tấn/ha/năm. Sản lượng tôm thu hoạch năm 2020 đạt 15.737 tấn, tăng hơn 4.000 tấn so với năm 2017. Quảng Ninh trở thành địa phương đứng đầu các tỉnh, thành phía Bắc về nuôi tôm.

Người dân Hải Hà vận chuyển ngao thu hoạch từ nuôi trồng đi tiêu thụ.

Cùng với nuôi tôm, tận dụng diện tích bãi triều rộng lớn và vùng biển thích hợp, các địa phương Quảng Yên, Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái còn khuyến khích người dân, doanh nghiệp phát triển nuôi các loại nhuyễn thể như nghêu, ngao, hàu, tu hài... với hình thức chủ yếu là nuôi giàn bè, lồng treo, hoặc nuôi trên bãi triều. Sản lượng nhuyễn thể hằng năm đạt khoảng 31.500 tấn.

Các địa phương có lợi thế biển cũng quy hoạch phát triển nuôi cá biển, với các loại cá như song, vược, giò. Hiện nay, diện tích nuôi các loại cá này lên tới 1.348ha, cho sản lượng khoảng 5.400 tấn/năm.

Với việc phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản ngày một tăng, nhu cầu giống thả nuôi cũng ngày một lớn. Theo tính toán của các địa phương, mỗi năm trên địa bàn tỉnh cần gần 4,6 tỷ con giống thủy sản nước mặn, lợ. Nhằm đáp ứng nhu cầu con giống thủy sản tốt, không dịch bệnh để cung cấp cho người dân, tỉnh cũng tăng cường thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất.

Kỹ sư Tập đoàn Việt - Úc kiểm tra chất lượng tôm giống, tháng 3-2021.

Cụ thể như Tập đoàn Việt - Úc đã xây dựng, đưa vào sử dụng 14 trại với 252 bể ương dưỡng giống tôm tại huyện Đầm Hà, qua đó đã sản xuất, cung ứng cho thị trường tỉnh hơn 170 triệu con giống tôm sạch. Hay doanh nghiệp Phương Anh (TP Móng Cái), HTX Thủy sản Bắc Việt (Đầm Hà) đã đầu tư công nghệ sản xuất giống cá biển, qua đó cung cấp gần 1 tỷ con giống/năm. Như vậy đến nay, trên địa bàn tỉnh có 19 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, mỗi năm cung ứng 1,5 tỷ con giống thủy sản.

Tỉnh còn khuyến khích, phát triển các doanh nghiệp chế biến thủy sản để mở rộng tiêu thụ sản phẩm nuôi trồng, đánh bắt cho người dân. Hiện Quảng Ninh có 9 nhà máy chế biến thủy sản, sản lượng chế biến, xuất khẩu thủy sản hằng năm đạt khoảng 7.500 tấn.

Với việc đẩy mạnh ứng dụng kỹ thuật mới vào phát triển nuôi trồng thủy sản, giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản đã tăng từ 222 triệu/ha (năm 2017) lên 271,48 triệu/ha (năm 2020). Việc nuôi trồng thủy sản cũng đã tạo việc làm cho hơn 23.400 lao động. 6 tháng đầu năm 2021, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của Quảng Ninh được hơn 16.000ha.

Quảng Ninh đặt ra mục tiêu đến năm 2025, tổng giá trị sản xuất thủy sản chiếm 60% tổng giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp; sản lượng nuôi trồng đạt 83.000 tấn (năm 2020 sản lượng nuôi trồng được gần 77.000 tấn). Để đạt được mục tiêu đề ra, đòi hỏi các địa phương tiếp tục có những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng suất thủy sản nuôi trồng trên địa bàn.

(Theo báo Quảng Ninh)

nuoi trong thuy san khai thac loi the bien quang ninh

TIN MỚI CẬP NHẬT

Hạn ngạch khai thác cá minh thái Biển Barents năm 2025 giảm

 |  08:48 04/07/2024

(vasep.com.vn) Các nhà khoa học thủy sản khuyến nghị giảm 31% hạn ngạch đánh bắt cá tuyết Biển Barents năm 2025, xuống còn 311.587 tấn, trong bối cảnh giá nguyên liệu cá tuyết Na Uy đang ở mức cao nhất từ trước đến nay.

Cơ hội mở rộng xuất khẩu Halal của Việt Nam

 |  08:45 04/07/2024

Việt Nam đang có những bước tiến quan trọng để tiếp cận thị trường xuất khẩu Halal toàn cầu với giá trị dự kiến đạt 4.500 tỷ USD năm 2030. Việt Nam được đánh giá có tiềm năng sản xuất các sản phẩm Halal trị giá khoảng 34 tỷ USD cho các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) nhờ cơ sở nông nghiệp đa dạng và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang phát triển.

Thêm một doanh nghiệp thuỷ sản Trung Quốc bị cấm xuất khẩu sang Mỹ

 |  08:42 04/07/2024

(vasep.com.vn) Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) đã bổ sung thêm một nhà chế biến thủy sản lớn khác của Trung Quốc vào danh sách các công ty bị cấm xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ vì vấn đề lao động cưỡng bức, đồng thời đóng cửa đối với nguồn tôm đỏ chế biến chính của Argentina.

Ngành thủy sản Nhật Bản chuyển hướng khi lệnh cấm nhập khẩu của Trung Quốc tiếp tục

 |  08:37 04/07/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu thủy sản của Nhật Bản sang Trung Quốc giảm mạnh trong năm 2023 , làm chệch hướng các kế hoạch tăng trưởng xuất khẩu đầy tham vọng của nước này. Để ứng phó, chính phủ và ngành thủy sản Nhật Bản đã nỗ lực nhanh chóng tìm kiếm thị trường, kênh chế biến mới. Một trong nhiều sáng kiến ​​được ngành thủy sản Nhật Bản thực hiện là chuyển hướng nỗ lực chế biến sang Mexico, cho phép Mỹ tiếp cận dễ dàng hơn.

MSC thực hiện ‘đánh giá toàn diện’ phiên bản mới còn gây tranh cãi

 |  08:49 03/07/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng Quản lý Biển (MSC) cho biết họ đang giải quyết những thách thức phát sinh và được xác định từ việc áp dụng thực tế phiên bản thứ ba (V3) thuộc tiêu chuẩn của họ, với kế hoạch thực hiện "đánh giá toàn diện".

Vụ cá cơm ở bắc Peru kết thúc với gần hết hạn ngạch

 |  08:46 03/07/2024

(vasep.com.vn) Mùa đánh bắt cá cơm ở trung bắc Peru sắp kết thúc, với dưới 2% hạn ngạch còn lại.

Mozambique thiệt hại 70 triệu USD mỗi năm do đánh bắt bất hợp pháp

 |  08:44 03/07/2024

(vasep.com.vn) Mozambique thiệt hại từ 60 đến 70 triệu đô la mỗi năm do đánh bắt bất hợp pháp và trốn thuế bởi các tàu không được cấp phép thực hiện các hoạt động hàng hải.

Cà Mau: Nuôi tôm 'thuận thiên' trước thách thức biến đổi khí hậu

 |  09:16 02/07/2024

Tình trạng biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ gây nhiều bất lợi cho người nuôi tôm. Trước thực trạng đó, tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp, mô hình theo hướng “thuận thiên” nhằm giúp ngành tôm - ngành hàng số một của địa phương phát triển ổn định, bền vững trước các thách thức được dự báo sẽ có nhiều khó khăn.

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

 |  09:10 02/07/2024

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC