Khai thác bất hợp pháp ảnh hưởng an ninh lương thực tại Guinea-Bissau

Tin tức IUU 07:59 24/08/2023
(vasep.com.vn) Guinea-Bissau là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Phi với 1/4 dân số bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy dinh dưỡng. Vùng đặc quyền kinh tế của Guinea-Bissau trải dài 200 hải lý tính từ bờ biển của nước này, bao phủ 106.000 km2, Guinea-Bissau sở hữu một số ngư trường dồi dào nhất ở Tây Phi. Vì vậy, nghề cá đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực tại nước này.

Hoạt động đánh bắt cá quy mô nhỏ cung cấp hơn 35% lượng protein động vật cho người dân và tạo việc làm cho hơn 255.000 người. Nhưng phần lớn tiềm năng kinh tế và dinh dưỡng của nghề cá của đất nước đang bị đe dọa bởi hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Giá trị đánh bắt hàng năm của nghề cá ở Guinea-Bissau là 416 triệu USD nhưng 260,7 triệu USD đến từ đánh bắt bất hợp pháp. 

Để hạn chế đánh bắt trái phép, Guinea-Bissau hợp tác với các nước láng giềng thông qua các thỏa thuận khu vực. Nhưng các vấn đề về năng lực và tình trạng tham nhũng trong giới quan chức đang cản trở nỗ lực của nước này trong việc kiểm soát hoạt động đánh bắt cá trong vùng biển của mình.

Tàu cá công nghiệp đang “hủy diệt” đại dương

Các tàu đánh bắt cá công nghiệp ở Guinea-Bissau chủ yếu là các tàu nước ngoài thuê hoặc treo cờ Guinea-Bissau. Thông thường, sản phẩm đánh bắt của các tàu công nghiệp sẽ được cập cảng ở Quần đảo Canary và Senegal. Tuy nhiên, nhiều ngư dân cho rằng tàu công nghiệp đang vi phạm vùng biển được chỉ định chỉ dùng để đánh bắt quy mô nhỏ. 

Theo một nguồn tin, trong năm 2017, sản lượng khai thác hợp pháp của các tàu công nghiệp lên tới 280.620 tấn, trong khi sản lượng khai thác bất hợp pháp của họ là 62.000 tấn. Trong khi đó, sản lượng đánh bắt quy mô nhỏ - bao gồm đánh bắt thủ công, tự cung tự cấp và giải trí - giảm từ 44.700 tấn năm 2013 xuống còn khoảng 27.800 tấn.

Những người đánh bắt thủ công đang “lép vế” trước đánh bắt công nghiệp. Chính phủ Guinea-Bissau nên tăng cường bảo vệ và giám sát các tàu đánh cá công nghiệp để tránh gây thêm thiệt hai cho nền kinh tế trong nước. Lượng cá mỗi khi ngư dân cập bến giảm, dẫn đến giá cao hơn, chi phí cao buộc người bán phải tăng giá. Cho đến khi một chiến lược phù hợp được thực hiện hiệu quả, đánh bắt quá mức và đánh bắt bất hợp pháp sẽ tiếp tục làm giảm quần thể cá và số lượng đánh bắt cho người dân địa phương.

Các quy định yếu kém làm phức tạp cuộc chiến chống IUU

Chống khai thác IUU đặc biệt khó khăn ở Guinea-Bissau do những thiếu sót trong hệ thống tư pháp. Luật thủy sản Guinea-Bissau đề ra các mức phạt đối với các tội đánh bắt cá: các tội rất nghiêm trọng, như đánh bắt trong các khu vực bị cấm, có mức phạt tối đa là 250 triệu CFA (420.000 USD); các vi phạm ít nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như không hợp tác với nhân viên giám sát, dẫn đến mức phạt tối thiểu là 1,5 triệu CFA (2.500 USD). Tuy nhiên, việc chỉ phạt hành chính vẫn chưa đủ “mạnh” vì chủ tàu có thể dễ dàng trả khoản tiền phạt. Luật nên đề ra rõ ràng về việc xác định các giới hạn đối với tàu đánh cá, loại lưới được sử dụng. 

Khung pháp lý điều chỉnh hoạt động đánh bắt cá ở vùng biển của Guinea-Bissau còn thiếu nhiều khía cạnh. Hơn nữa, luật không được xem xét hoặc cập nhật thường xuyên, khiến nó không đủ để giám sát việc đánh bắt hoặc quản lý hiệu quả quần thể cá.

Cần quản lý và giám sát chặt chẽ hơn

Khai thác bất hợp pháp ảnh hưởng an ninh lương thực tại Guinea-Bissau

Luật thủy sản chung của Guinea-Bissau trao quyền cho FISCAP giám sát các tàu hoạt động trong vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia. Điều này đặc biệt cần thiết ở Tây Phi, nơi tình trạng đánh bắt trái phép diễn ra phổ biến. Do hệ thống giám sát và kiểm soát đánh bắt cá yếu kém, khiến vùng đặc quyền kinh tế của Guinea-Bissau bị đánh bắt trái phép bởi cả cướp biển và tàu đăng ký hợp pháp.

Dù chính phủ đã thành lập một đơn vị đặc biệt để giám sát và ngăn chặn đánh bắt IUU: Viện Đa dạng sinh học trong các Khu bảo tồn (IBAP) nhưng cơ quan này vẫn còn yếu kém về năng lực. Các đặc vụ giám sát là dân thường nên thiếu chuyên môn, nhiên liệu cũng thiếu thốn do thiếu nguồn tài chính. Điều này làm hoạt động giám sát của cơ quan giảm dần. 

Hợp tác khu vực mang lại hy vọng

Guinea-Bissau là thành viên của Ủy ban nghề cá tiểu vùng (SRFC), cùng với Cabo Verde, The Gambia, Guinea, Mauritania, Senegal và Sierra Leone. Kể từ khi được thành lập vào năm 1985, SRFC đã tạo ra một số giao thức và quy ước để giúp bảo vệ tài nguyên biển.

Tuy nhiên, việc thiếu chia sẻ thông tin trong khu vực đã làm tăng nguy cơ đánh bắt bất hợp pháp. Hơn nữa như báo cáo pháp lý của FAO đã chỉ ra, có ba thỏa thuận đặc biệt quan trọng của Liên hợp quốc mà Guinea-Bissau chưa ký kết: Thỏa thuận tuân thủ của FAO, Thỏa thuận về nguồn cá của Liên hợp quốc và Thỏa thuận về các biện pháp của quốc gia có cảng.

Tham nhũng là một vấn đề nhức nhối

Theo một báo cáo năm 2017 của nhóm vận động Minh bạch Quốc tế, tham nhũng được cho là phổ biến ở Guinea-Bissau. 

Ngay cả Cordeiro, điều phối viên của một đơn vị chính phủ, cũng thừa nhận rằng tham nhũng phổ biến trong các quan chức nhà nước, đặc biệt là liên quan đến tàu đánh cá: “Khi họ bị bắt, một số quan chức cấp cao của chính phủ sẽ can thiệp bằng cách nhận hối lộ. Điều này làm việc chống đánh bắt bất hợp pháp càng thêm khó khăn. 

Thuỳ Linh (Theo maritime)

guinea-bissau iuu

TIN MỚI CẬP NHẬT

Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ để sớm gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU

 |  08:51 13/05/2024

Việt Nam cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp chống khai thác IUU, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các bên liên quan để sớm gỡ cảnh báo thẻ vàng.

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững

 |  08:40 13/05/2024

Đây là tầm nhìn đến năm 2050 được đặt ra trong Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhập khẩu cá rô phi tươi của Mỹ giảm 20%

 |  08:25 13/05/2024

(vasep.com.vn) Trong tháng 3/2024, nhập khẩu philê cá rô phi tươi của Mỹ giảm 20% xuống còn 1.784 tấn, mức thấp nhất trong 12 năm, mặc dù tháng 3 lẽ ra là tháng cao điểm tiêu thụ cá vì vào mùa Chay. NK từ các nguồn cung Honduras, Mexico và Costa Rica tiếp tục sụt giảm. Tuy nhiên, nhập khẩu tăng từ Brazil và Colombia.

Tháng 4/2024: Nhiều mặt hàng thủy sản có “tín hiệu xanh”

 |  08:20 13/05/2024

(vasep.com.vn) XK thủy sản tháng 4/2024 đạt 770 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. XK cá ngừ, cá tra, cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ các loại đều ghi nhận tăng trưởng dương. Tuy nhiên, XK tôm tương đương tháng 4/2023 và XK mực-bạch tuộc và một số loài cá biển khác vẫn thấp hơn so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, XK thủy sản đạt tổng cộng 2,7 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhiều yếu tố kìm hãm đà phục hồi xuất khẩu surimi Việt Nam

 |  09:12 10/05/2024

(vasep.com.vn) Tháng 3/2024, XK chả cá và surimi của Việt Nam vẫn tiếp tục sụt giảm. Giá trị XK nhóm sản phẩm này chỉ đạt gần 20 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Tính lũy kế 3 tháng đầu năm, kim ngạch XK đạt gần 57 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2023.

Cổ phiếu tôm bật tăng “tanh tách” sau tin Hoa Kỳ xem xét công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường

 |  09:05 10/05/2024

Trên thị trường chứng khoán cổ phiếu ngành tôm sáng 9/5 bật tăng mạnh với VHC của Thủy sản Vĩnh Hoàn tăng kịch trần; FMC của Thực phẩm Sao Ta cũng tăng 5,6%; MPC của Thủy sản Minh Phú tăng 4,9%...

Doanh nghiệp tôm 'hân hoan' tăng lợi nhuận, cá tra 'ngậm ngùi' giảm doanh số

 |  09:03 10/05/2024

Quý đầu năm 2024 ghi nhận sự biến động trái chiều về doanh thu lẫn lợi nhuận của doanh nghiệp tôm và cá tra.

Reuters: Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là "nền kinh tế thị trường"

 |  09:00 10/05/2024

VTV.vn - Trang Reuters mới đây đưa tin, Bộ Thương mại Mỹ đang tiến hành đánh giá về việc có đưa Việt Nam lên địa vị "nền kinh tế thị trường" hay không.

Brazil tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam trong quý đầu năm nay

 |  08:46 09/05/2024

(vasep.com.vn) QI/2024, XK cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt gần 28 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.

Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

 |  08:44 09/05/2024

Nhờ đầu tư sản phẩm chế biến sâu, thủy sản Việt Nam vẫn đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC