Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam

Tin tức IUU 15:58 15/11/2024
Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam khẳng định EU ghi nhận phía Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong thực hiện những khuyến nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp.

Trạm kiểm soát biên phòng An Hòa (xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) kiểm tra tất cả tàu cá trước khi ra khơi. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN)

Là một quốc gia ven biển có số lượng tàu đánh bắt xa bờ lớn, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu cá trên toàn thế giới, chiếm khoảng 5% sản lượng thủy sản toàn cầu.

Việc ngăn chặn, loại trừ, tiến tới xóa bỏ tình trạng khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ bắt buộc để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” mà Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng, qua đó phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế. Đây là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta, điều này đã được thể chế hóa thông qua Luật Thủy sản năm 2017.

Cũng như nhiều nước trong khu vực, Việt Nam đang nỗ lực không ngừng trên nhiều mặt để khắc phục IUU, hướng đến mục tiêu gỡ bỏ "thẻ vàng" của EC. Nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ, Việt Nam đã ghi nhận những tiến bộ đáng kể được cộng đồng quốc tế đánh giá tích cực.

Trải qua 4 đợt thanh tra vào các năm 2018, 2019, 2022 và 2023, EC đánh giá kết quả triển khai công tác chống khai thác IUU của Việt Nam có nhiều tiến bộ so với trước.

Trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Lê Minh Hoan vào ngày 4/4/2024 tại Hà Nội, ông Julien Guerrier, Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, khẳng định EU ghi nhận phía Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong thực hiện những khuyến nghị chống IUU.

Ngư dân Nguyễn Thanh Hiền ở xã Thanh Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) chủ tàu cá NT 91334 TS giới thiệu thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá. (Ảnh: Nguyễn Thành/TTXVN)

Đại sứ đánh giá cao tinh thần chủ động của Việt Nam trong nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU, đặc biệt là quyết tâm nâng cao năng lực của cộng đồng ngư dân, hiện đại hóa ngành sản xuất có truyền thống lâu đời.

Ông cũng ghi nhận các biện pháp và giải pháp mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đưa ra nhằm thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ chống khai thác IUU theo hướng dẫn của Chính phủ Việt Nam. Theo Đại sứ, phía Việt Nam cần đạt được thêm những tiến bộ trong thời gian tới để EU có thể gỡ bỏ “thẻ vàng."

Trước đó, trong cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cuối tháng 12 năm ngoái nhân dịp tham dự Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 28 các nước tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Chủ tịch EC Ursula Von der Leyen đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam liên quan đến chống khai thác IUU, ghi nhận quyết tâm của Việt Nam thực hiện các khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU và mong vấn đề sớm được giải quyết trong thời gian tới.

Chuyên gia Christian Vidal-León, từng là luật sư giải quyết tranh chấp tại bộ phận các vấn đề pháp lý và Ban Thư ký Cơ quan phúc thẩm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cho rằng đánh bắt cá ở khu vực Đông Nam Á luôn là thách thức, đồng thời khẳng định chống IUU có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển bền vững ngành thủy sản của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Ông đánh giá kể từ năm 2017, Việt Nam đã có những nỗ lực phù hợp để ngăn chặn hoạt động IUU, đồng thời nỗ lực đàm phán, thảo luận để sớm gỡ bỏ cảnh báo "thẻ vàng" của EC.

Trong hơn 6 năm qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan, đưa các khuyến nghị của EU vào luật thủy sản, trong đó có Quyết định Kế hoạch hành động chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do Chính phủ Việt Nam ban hành năm 2023.

Các lực lượng chức năng thường xuyên đến từng tàu cá để tuyên truyền về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong khai thác hải sản. (Ảnh: Đoàn Hữu Trung/TTXVN)

Nhận định về việc EC chưa gỡ bỏ cảnh báo "thẻ vàng" đối với Việt Nam, ông Vidal-León cho rằng ủy ban này có thể đang chờ đợi kết quả Việt Nam thực thi các văn bản pháp lý trên trước khi đưa ra quyết định. Tuy nhiên, trong những trường hợp trước đây, EU đã hài lòng với các cải cách luật và không đặt điều kiện gỡ bỏ "thẻ vàng" vào cách thức thực hiện hoặc thực thi các luật đó. Theo ông, liên quan vấn đề này có thể nghiên cứu trường hợp của Philippines, Hàn Quốc, Kiribati và điển hình là Thái Lan.

Trong khi đó, Bộ trưởng Hải dương và Thủy sản Hàn Quốc Kang Do Hyung khẳng định với tư cách là những đối tác thương mại thủy sản quan trọng của nhau, Hàn Quốc ủng hộ những nỗ lực mà Việt Nam đang thực hiện nhằm chống IUU theo khuyến cáo của EC.

Học giả Veeramalla Anjaiah, nghiên cứu viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á (CSEAS), đánh giá Việt Nam có nhiều giải pháp trong việc gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU. Ông nêu rõ các khuyến nghị của EC về đánh bắt IUU đều được đưa vào Luật Thủy sản của Việt Nam.

Từ góc độ của "người trong cuộc," ông Trần Văn Công, Tham tán Nông nghiệp Việt Nam tại Vương quốc Bỉ và EC, khẳng định trong gần 7 năm vừa qua, Việt Nam đã luôn chủ động, tích cực hợp tác với EC trong việc triển khai quyết liệt các khuyến cáo của EU, công tác phòng chống của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện và đúng định hướng phát triển bền vững, xây dựng nghề cá có trách nhiệm.

Cụ thể, Việt Nam đã tập trung, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các khuyến nghị của EC để khắc phục các tồn tại, hạn chế trong chống khai thác IUU đặc biệt từ sau đợt thanh tra lần thứ tư (vào tháng 10/2023) cho đến nay. Việc thực hiện các khuyến nghị của EC về chống IUU đã đạt được kết quả rất tích cực, toàn diện và đúng hướng.

Trong khi đó, bà Nguyễn Hoàng Anh Thư, nghiên cứu viên của chương trình Blue Security tại Đại học La Trobe (Australia), nhấn mạnh Việt Nam đã thể hiện quyết tâm cao trong việc khắc phục “thẻ vàng” IUU của EC.

Bà Anh Thư khẳng định chống IUU có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển bền vững ngành thủy sản thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thể hiện tinh thần và quyết tâm cao với nhiều kết quả, chuyển biến tích cực đã được ghi nhận từ năm 2017 đến nay, cụ thể hoàn thiện khung pháp lý liên quan, tăng chế tài và đẩy mạnh xử phạt các trường hợp tàu cá vi phạm khai thác IUU, cả nước có 98,25% số lượng tàu cá từ 15m trở lên được trang bị hệ thống giám sát hành trình (VMS).

Trong những năm qua, Việt Nam chủ động hợp tác quốc tế và ký biên bản ghi nhớ (MOU) với nhiều quốc gia như Thái Lan, Australia và Mỹ; thành lập đường dây nóng và thường xuyên trao đổi thông tin với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam đã tham gia tích cực và chủ trì xây dựng sáng kiến “Xây dựng lộ trình chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trong ASEAN giai đoạn 2020-2025."

Nỗ lực gỡ bỏ "thẻ vàng" IUU của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và đánh giá tích cực từ cộng đồng quốc tế. Điều này là minh chứng cho quyết tâm chính trị mạnh mẽ, sự chung tay góp sức của các cấp chính quyền, ngành chức năng và người dân. Đây không chỉ là trách nhiệm của riêng ngành thủy sản mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội, vì một ngành thủy sản Việt Nam phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường biển và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.

Nguồn: Vietnam Plus

the vang iuu danh bat xa bo xuat khau thuy san eu

TIN MỚI CẬP NHẬT

Đào tạo nuôi biển công nghiệp cho các tỉnh, thành phố miền Trung

 |  16:01 15/11/2024

Từ ngày 12 - 15/11, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Cục Thủy sản phối hợp với Trường Đại học Nha Trang tổ chức lớp tập huấn về nuôi biển công nghiệp, thu hút sự khoảng 200 học viên là cán bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, người dân từ 8 tỉnh, thành phố có biển gồm: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Khắc phục 'thẻ vàng' IUU: Những nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam

 |  15:58 15/11/2024

Đại sứ-Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam khẳng định EU ghi nhận phía Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong thực hiện những khuyến nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp.

Chiến lược của ông Trump dự kiến sẽ làm tăng rào cản cho các nhà nhập khẩu thủy sản

 |  08:31 15/11/2024

(vasep.com.vn) Kế hoạch tăng thuế đối với nhiều mặt hàng nhập khẩu của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump đã khiến các chuyên gia thương mại và nhóm thương mại thủy sản dự đoán ngành thủy sản sẽ có 4 năm đầy biến động.

Ecuador đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Mỹ, EU

 |  08:31 15/11/2024

(vasep.com.vn) Một phần là do nhu cầu và do quy cách sản xuất, nhưng dòng chảy thương mại tôm Ecuador đang thay đổi.

HSBC tài trợ khoản tín dụng thương mại xanh đầu tiên trong lĩnh vực thủy sản

 |  08:30 15/11/2024

HSBC Việt Nam và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Vĩnh Hoàn) vừa tham gia ký kết một thỏa thuận tài trợ tín dụng thương mại xanh. Sự kiện này ghi dấu khoản tín dụng xanh đầu tiên mà HSBC Việt Nam cấp cho doanh nghiệp sản xuất thủy sản Vĩnh Hoàn, đồng thời là khoản tín dụng xanh đầu tiên mà ngân hàng tài trợ trong lĩnh vực thủy sản, thể hiện sự hỗ trợ của HSBC đối với Vĩnh Hoàn trên hành trình phát triển bền vững.

Hà Lan tiêu thụ cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

 |  08:25 15/11/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, nửa đầu tháng 10/2024, XK cá tra sang EU đạt 7 triệu USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế XK sang thị trường này tính đến ngày 15/10/2024 đạt hơn 134 triệu USD, giảm nhẹ 0,01% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thai Union có thể hưởng lợi trước các chính sách mới của ông Trump

 |  09:17 14/11/2024

(vasep.com.vn) Khi Donald Trump tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai tại Nhà Trắng, cộng đồng doanh nghiệp Thái Lan ngày càng quan tâm đến tác động tiềm tàng của các chính sách kinh tế của ông đối với thị trường toàn cầu.

Ấn Độ, Oman đặt mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu bột cá sau kỷ lục năm 2023

 |  09:15 14/11/2024

(vasep.com.vn) Sản lượng bột cá của Ấn Độ đạt mức kỷ lục 580.000 tấn vào năm 2023, trong khi sản lượng của Oman tiếp tục tăng vọt.

Cua ghẹ Việt Nam hút hàng tại Trung Quốc

 |  09:04 14/11/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao trong tháng 9/2024, với mức tăng 54% so với cùng kỳ năm 2023. Tính lũy kế 9 tháng đầu năm, XK cua ghẹ và giáp xác khác đạt hơn 228 triệu USD, tăng 67%.

Các công ty thức ăn chăn nuôi tham gia Đối tác nuôi tôm bền vững (SSP)

 |  08:35 13/11/2024

(vasep.com.vn) Đối tác nuôi tôm bền vững (SSP) đã chào đón công ty thức ăn chăn nuôi Cargill, nhà sản xuất phụ gia Adisseo và công ty tiên phong về cảm biến vi sinh Tây Ban Nha BIOLAN là các thành viên liên kết, củng cố sứ mệnh thúc đẩy nuôi tôm bền vững, minh bạch và có trách nhiệm trên toàn cầu.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC