Việc nhấn mạnh cụ thể về việc hoạt động đánh bắt IUU như một yếu tố góp phần dẫn đến các hành vi lạm dụng trên biển trên diện rộng. Bức thư cũng chỉ ra rằng:
Khai thác IUU góp phần trực tiếp vào tình trạng lạm thác, đe dọa tính bền vững của nghề cá và hệ sinh thái biển; làm suy yếu các cộng đồng ven biển và an ninh lương thực; làm mất ổn định an ninh của các quốc gia có biển, gây bất lợi về kinh tế cho ngư dân hoạt động hợp pháp; và thúc đẩy nạn buôn người, lao động và các hành vi vi phạm nhân quyền khác trong ngành đánh bắt hải sản.
Ngoài ra, Bức thư còn nhấn mạnh rằng Mỹ là thị trường quốc gia lớn nhất về giá trị thủy sản trên thế giới; gần 80% thủy sản mà người Mỹ tiêu thụ là hàng nhập khẩu. Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) gần đây đã ước tính rằng Mỹ đã nhập khẩu thủy sản trị giá 2,4 tỷ USD có nguồn gốc từ hoạt động đánh bắt IUU vào năm 2019.
Làm việc cùng nhau để hỗ trợ tập thể, HARS cho biết họ rất vui khi có thể cho các đồng nghiệp mượn vị thế của mình để theo đuổi sự thay đổi cần thiết trong ngành thủy sản Mỹ.
Tổ chức phi Chính phủ từ thiện này tiếp tục kêu gọi tăng cường trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và biện pháp khắc phục hiệu quả để chấm dứt việc vi phạm nhân quyền trong môi trường hàng hải.
Ông David Hammond, Giám đốc điều hành của HARS, cho biết tổ chức này hoan nghênh các bước được thực hiện với Kế hoạch hành động vì khí hậu đại dương của Mỹ. Tuy nhiên, việc vi phạm nhân quyền trên biển tiếp tục là một vấn đề cơ bản không chỉ làm hoen ố ngành công nghiệp đang phấn đấu vì sự bền vững và quản trị tốt mà quan trọng hơn là khiến các nạn nhân, những người sống sót và những người phụ thuộc thất vọng.
Do đó, HARS kêu gọi Chính phủ Liên bang tạo ra một điểm hành động cụ thể trong Dự luật sắp tới để giải quyết vấn đề này một cách rõ ràng và nói một cách dứt khoát với các bên liên quan trong ngành rằng việc tiếp tục lạm dụng nhân quyền cùng với đánh bắt IUU là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Bức thư yêu cầu các hành động để giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến việc ngăn chặn hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU). Điều này bao gồm giám sát tất cả các loài theo Chương trình Giám sát Thủy sản Nhập khẩu của Mỹ (SIMP), tăng cường hệ thống nhận dạng tự động (AIS) và các yêu cầu sự minh bạch, tăng cường các công cụ ngoại giao, giải thích rộng hơn định nghĩa về đánh bắt IUU của Mỹ bao gồm lao động cưỡng bức và các hoạt động vi phạm quyền con người khác, cải thiện quy trình pháp lý hiện có và tăng cường sàng lọc trên việc phân tích rủi ro và thực thi trên biển.
(vasep.com.vn) EU là một trong những thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong 5 năm trở lại đây, số liệu của Hải quan Việt Nam cho thấy EU đang giảm dần việc NK cá tra từ Việt Nam.
(vasep.com.vn) Tập đoàn hải sản khổng lồ của Nhật Bản Nissui Corp. sẽ cải tiến bao bì của các sản phẩm surimi cua cắt miếng nhỏ đã đứng vững trên thị trường nhiều năm của mình, loại bỏ khay nhựa như một phần trong nỗ lực giảm thiểu việc sử dụng nhựa.
(vasep.com.vn) Một nghiên cứu của Hiệp hội Thủy sản Toàn Nga (VARPE) cho thấy Nga đang bán nhiều cua hơn trong nước sau khi mất thị trường tại Hoa Kỳ
(vasep.com.vn) Xuất khẩu tôm năm 2024 đạt 3,9 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023. Nhìn lại năm 2024, ngành tôm đã kiên trì và nỗ lực vượt qua thử thách, khẳng định vị thế vững chắc trong xuất khẩu.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt thoả thuận trong vụ việc giải quyết tranh chấp về thuế chống bán phá giá cá tra, basa tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu các bộ ngành, địa phương kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ được giao, tiếp tay, dung túng cho hành vi khai thác IUU, ảnh hưởng đến nỗ lực chung gỡ cảnh báo thẻ vàng EC. Đồng thời, chuẩn bị cho đợt kiểm tra của EC trong quý 2/2025...
(vasep.com.vn) Các cơ quan chức trách Nga vừa công bố kế hoạch bán thêm hạn ngạch cua tại vùng Viễn Đông và cố gắng đấu giá hạn ngạch tại khu vực phía Bắc với mức giá ưu đãi theo chương trình hạn ngạch đầu tư.
(vasep.com.vn) Thêm 1 năm đáng tự hào của XK cá tra Việt Nam khi cán mốc hơn 2 tỷ USD, đóng góp 20% vào tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam. XK cá tra Việt Nam vượt qua năm 2024 đầy khó khăn thách thức bằng kim ngạch XK 2 tỷ USD, cùng với đà tăng trưởng chậm mà chắc. Những thay đổi của thị hiếu người tiêu dùng, sự điều chỉnh của thị trường, sự biến động của các yếu tố địa chính trị, chiến tranh, cước vận tải, thuế,...là rào cản khó tránh khỏi trong bối cảnh hiện tại.
Thông tin từ Sở NN&PTNT Vĩnh Long, năm 2024, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt 152.192 tấn, giảm 3,5% so năm 2023; trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 146.309 tấn, giảm 3,6%, riêng cá tra nuôi công nghiệp đạt 95.100 tấn, giảm 4%.
(vasep.com.vn) Nhà xuất khẩu tôm Aquagold của Ecuador đã ký một thỏa thuận nhãn hiệu riêng với công ty Jinfulin của Trung Quốc, mở rộng hoạt động ở miền bắc Trung Quốc sau một thỏa thuận phân phối trước đó với một trong những nhà chế biến tôm lớn nhất Trung Quốc ở phía nam.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn