Giãn cách kiểu Hàn Quốc: không đóng cửa nhà máy… liệu có khả thi?

Covid-19 và thủy sản 15:24 20/09/2021 Kim Thu
Tính đến thời điểm ngày 6/9/2021, Việt Nam có 536.788 bệnh nhân Covid-19 và 13.385 ca tử vong, với tỷ lệ tử vong 2,5%. Dịch bệnh đang diễn biến rất phức tạp và để khống chế nó hầu hết các nước đang áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội. Các nước đang áp dụng nó như thế nào? Bài học nào cho Việt Nam về giãn cách xã hội để sống chung với đại dịch Covid-19?

Lợi ích của việc giãn cách xã hội

Việc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội kịp thời khi dịch bùng phát, đặc biệt là giai đoạn đầu của dịch khi số ca nhiễm còn ít sẽ tạo điều kiện cho những bệnh nhân trong điều kiện y tế bình thường được phục vụ, chữa trị tốt hơn, giúp tỷ lệ tử vong thấp và hạn chế lây lan tiến tới ngăn chặn hoặc kiềm chế dịch bệnh. Thuật ngữ chuyên môn được biết đến là giãn cách xã hội giúp kéo thẳng (kéo giãn) đường cong dịch bệnh qua thời gian.

Trong lịch sử, nhờ có biện pháp giãn cách xã hội, như cách ly, được thực thi triệt để mà đại dịch cúm Tây Ban Nha (AH1N1) năm 1918-1919 làm khoảng 300 triệu người nhiễm và khoảng 50 triệu người tử vong đã được ngăn chặn. Dịch SARS bùng phát năm 2003 ở Trung Quốc và lan nhanh chóng ra 29 nước trong đó có Việt Nam làm 8.422 người mắc bệnh và 916 người tử vong (tỷ lệ tử vong 11%), nhờ phát hiện kịp thời và thực hiện các biện pháp truy vết, cách ly để chữa trị đã ngăn chặn được dịch xảy ra trên toàn thế giới.

Hay nói một cách ngắn gọn, lợi ích lớn nhất của việc giãn cách xã hội là các chính phủ có đủ thời gian (làm phẳng hay giãn đường cong dịch bệnh) lập kế hoạch và huy động mọi nguồn lực đối phó với dịch bệnh bùng phát, có thời gian để xây dựng năng lực hệ thống y tế để đối phó với đại dịch qua đó cứu sống được nhiều mạng người.

Các mô hình giãn cách xã hội

Đại dịch Covid-19 vẫn đang hoành hành trên hầu hết các quốc gia và chưa có dấu hiệu gì đảm bảo nó sẽ sớm dừng lại. Nhiều nhà khoa học và nhà nghiên cứu đã đưa ra các mô hình giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn và làm chậm lại quá trình lây lan dịch bệnh. Hầu hết các quốc gia hiện nay đang thực hiện các giải pháp ở giữa là phong tỏa (lockdown) từng phần.

Lockdown toàn phần là thực hiện các biện pháp giống lệnh giới nghiêm, tất cả trường học, cơ sở sản xuất kinh doanh, giao thông, các sự kiện văn hóa, du lịch thể thao… đều bị đóng cửa, mọi người không được ra khỏi nhà mình trừ trường họp được nhà chức trách cho phép, giống như Trung Quốc làm ở Vũ Hán hồi năm ngoái.

Lockdown từng phần là biện pháp giãn cách xã hội được đa số các nước trên thế giới hiện nay thực hiện, tùy theo mức độ dịch bệnh bị nhiễm ở mỗi bang/tỉnh/thành phố, quận/huyện, phường/xã, thôn/xóm/khối, phố/đường, ngõ/ hẻm mà các nước có các biện pháp giãn cách ở mức độ khác nhau.

Trường hợp của Hàn Quốc

Hàn Quốc là một trong những nước bị dịch tấn công nghiêm trọng trong đợt dịch đầu tiên. Tuy nhiên, việc triển khai quyết liệt sớm các biện pháp giãn cách xã hội như cách ly, truy vết đã giúp Hàn Quốc nhanh chóng kiềm chế được dịch. Hiện tại, Hàn Quốc chia ra bốn cấp độ để thực hiện giãn cách xã hội khác nhau, có thể tóm tắt như sau:

Thực hiện truy vết trên điện thoại. Nếu có người tiếp xúc với ca nhiễm sẽ có tin nhắn về điện thoại yêu cầu đi xét nghiệm. Nếu dương tính sẽ có đội phản ứng nhanh đưa đi cách ly chữa trị ở bệnh viện. Nếu ở những khu vực có quá nhiều bệnh nhân, năng lực y tế không đáp ứng được thì sẽ được cách ly tại nhà có hướng dẫn của nhân viên y tế và chỉ cấp cứu nhập viện những ca nặng.

Điều cần làm đầu tiên là bỏ ngay việc phân loại F0, F1, F2… thay vào đó chỉ phân biệt người nhiễm Covid-19 và người không bị bệnh. Một việc làm nhỏ nhưng sẽ thay đổi cả một cách thức phòng chống dịch theo phương châm sống chung với dịch. Ai xét nghiệm dương tính là người bệnh còn không thì là người bình thường.

Hàn Quốc chưa bao giờ đóng cửa các nhà máy và xí nghiệp sản xuất ngay cả thời gian dịch bùng phát dữ dội, họ đã áp dụng các phương pháp giãn cách theo kiểu chỗ nào, bộ phận nào, dây chuyền nào có người bị nhiễm thì tạm dừng chỗ đó và xét nghiệm những người liên quan.

Vận tải hàng hóa và giao thông công cộng vẫn hoạt động bình thường, nhưng có áp dụng các biện pháp về khoảng cách, phun khử khuẩn, tiêm vaccin đối với người điều khiển phương tiện.

Tất cả những người tiêm đủ hai mũi vaccin trong hầu hết mọi trường hợp đều tự do không giới hạn bởi các biện pháp giãn cách và coi họ như đã miễn dịch, chỉ khi họ có triệu chứng và xét nghiệm bị dương tính mới coi là người bệnh.

Các trường học được mở cửa theo cấp độ lây nhiễm của từng địa phương. Từ lớp 2 trở xuống được học trực tiếp còn từ lớp 3 trở lên học trực tuyến hay trực tiếp phụ thuộc vào số ca nhiễm của địa phương đó ở cấp độ nào.

Trong mọi cấp độ, nhà hàng, quán cà phê đều được hoạt động, tuy nhiên tùy theo từng cấp độ dịch bệnh và tuân thủ khoảng cách/cũng như diện tích/người theo quy định.

Với các biện pháp giãn cách ở trên Hàn Quốc đã đạt được một số kết quả đáng chú ý. Cụ thể, mặc dù số ca nhiễm hàng ngày có xu hướng tăng gần đây nhưng tỷ lệ ca chết hàng ngày từ khi dịch bệnh xảy ra đến nay đều duy trì ở mức rất thấp. Đỉnh điểm bùng phát dịch tháng 1-2021 cao nhất một ngày chỉ 25 ca tử vong, đến nay số người nhiễm hàng ngày lên đến 1.500 ca nhưng số ca tử vong hàng ngày cũng chỉ chưa đến 10 ca.

Việt Nam có nên làm như Hàn Quốc?

Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, hầu hết các địa phương ở Việt Nam đã và đang áp dụng mô hình giãn cách lockdown toàn phần hoặc gần như toàn phần (theo Chỉ thị 16).

Thực tế cho thấy, khi mới phát sinh dịch hoặc số ca bệnh ít và có thể truy vết được, mô hình này đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, khi số lượng bệnh nhân tăng lên và không truy vết được thì mô hình này đã không còn hiệu quả, số ca nhiễm và số ca chết hàng ngày càng không có xu hướng giảm mà còn tăng.

Có thể nói mô hình giãn cách xã hội của Việt Nam hiện tại tốn kém rất lớn, vừa tạo gánh nặng và chi phí cho ngân sách vừa đe dọa suy thoái kinh tế và phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.

Vì vậy, thay vì thực hiện các biện pháp lockdown toàn phần như hiện hành, Chính phủ và các địa phương có thể tham khảo và áp dụng mô hình giãn cách xã hội rất thành công của Hàn Quốc, cụ thể:

Điều cần làm đầu tiên là bỏ ngay việc phân loại F0, F1, F2… thay vào đó chỉ phân biệt người nhiễm Covid-19 và người không bị bệnh. Một việc làm nhỏ nhưng sẽ thay đổi cả một cách thức phòng chống dịch theo phương châm sống chung với dịch. Ai xét nghiệm dương tính là người bệnh còn không thì là người bình thường. Khi một người bị nhiễm thì truy vết xét nghiệm những người có tiếp xúc trực tiếp theo phương thức người bệnh và người không bị bệnh.

Tùy theo năng lực y tế của từng địa phương, nếu số ca nhiễm nhiều, vượt quá khả năng y tế thì các bệnh nhân sẽ được cách ly và điều trị tại nhà để dành chỗ chữa trị ở các cơ sở y tế cho những bệnh nhân nặng.

Đánh giá lại năng lực y tế của từng địa phương hoặc vùng (hiện tại và có thể mở rộng trong 3-6 tháng tới) xem số giường bệnh tối đa để chữa trị cho những ca nặng, ước lượng bao nhiêu phần trăm ca nặng trong số người mắc, từ đó đưa ra các giới hạn về số người nhiễm bệnh ở các địa phương/vùng để đưa ra các biện pháp giãn cách kèm theo như Hàn Quốc đã làm.

Tất cả những người đã tiêm vaccin đủ hai mũi không bị giới hạn bởi các biện pháp giãn cách xã hội.

Các nhà máy, xí nghiệp sản xuất vẫn hoạt động bình thường. Bộ phận nào có người nhiễm bệnh thì khoanh vùng ở bộ phận đó để truy vết xét nghiệm, phun khử khuẩn và vẫn phải theo phương châm phân loại người bệnh và người không bị bệnh.

Đối với các hoạt động thiết yếu như siêu thị, vận tải hành khách, hàng hóa…, tiếp tục hoạt động và ưu tiên tiêm vaccin đủ hai mũi cho những người tham gia lĩnh vực này trước.

Các hoạt động vui chơi, văn hóa thể thao vẫn được hoạt động tùy theo tình hình dịch bệnh của từng địa phương được quy định rõ ràng theo từng mức lây nhiễm.

(Theo Kinh tế Sài Gòn)

TIN MỚI CẬP NHẬT

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp nhận từ VASEP tiền ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

 |  10:30 26/09/2024

(vasep.com.vn) Sáng 26/9/2024, tại Văn phòng Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯ MTTQ VN), ông Nguyễn Huy Chí - Trưởng Ban Dân tộc, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện UBTƯ MTTQVN tiếp đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam do ông Nguyễn Hoài Nam – Phó Tổng Thư ký dẫn đầu, và tiếp nhận từ VASEP số tiền 658.339.696đ ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3.

EU khuyến nghị thay đổi quy định về bùn cá, sản phẩm phụ để cải thiện tính tuần hoàn

 |  08:21 26/09/2024

(vasep.com.vn) Hội đồng tư vấn tiếp thị của EU đề xuất rằng bùn cá nên được chấp nhận là phân bón hữu cơ và các phần vụn cá nên được sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm, cùng với các khuyến nghị khác.

Trung Quốc: Giá cá rô phi tăng sau đợt bão

 |  08:18 26/09/2024

(vasep.com.vn) Những người nuôi và chế biến cá rô phi ở miền Nam Trung Quốc đã chứng kiến giá mua cá tăng trong tháng qua do sản lượng thu hoạch hạn chế và nhu cầu trước kỳ nghỉ lễ tăng mạnh.

Giá bạch tuộc đông lạnh tăng do sản lượng khai thác ở Mexico và Mauritania giảm

 |  08:15 26/09/2024

(vasep.com.vn) Giá bạch tuộc đông lạnh đang tăng tại nguồn, do sản lượng đánh bắt giảm ở các vùng sản xuất chính như Mexico và Mauritania trong những tháng gần đây và hiện nay là sản lượng đánh bắt chậm hơn ở Morocco, một trong những trung tâm đánh bắt chính của loài này.

Hợp tác chống đánh bắt cá bất hợp pháp ở Đông Nam Á

 |  08:41 25/09/2024

(vasep.com.vn) Các đại diện từ Cơ quan Quản lý Nghề cá Australia (AFMA) đã tổ chức hội thảo toàn diện về hệ thống giám sát tàu thuyền theo Chương trình Chống đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và Thúc đẩy nghề cá bền vững ở Đông Nam Á (Chương trình Đánh bắt IUU của SEA).

Giá sò điệp tại tàu của Mỹ giảm nhẹ

 |  08:39 25/09/2024

(vasep.com.vn) Trong tuần 37 (9-15/9/2024), giá cập cảng của cả loại sò điệp Đại Tây Dương (Placopecten magellanicus ) cỡ lớn nhất và nhỏ nhất đều tăng nhẹ tại phiên đấu giá hải sản ở New Bedford, Massachusetts, Hoa Kỳ, trong khi giá của những kích thước phổ biến nhất lại giảm nhẹ.

Peru: Sản lượng đánh bắt cá cơm tăng mạnh

 |  08:37 25/09/2024

(vasep.com.vn) Tháng 6/2024, sản lượng đánh bắt của Peru ghi nhận mức tăng 133% đạt 362.200 tấn.

Maldives rút lại quyết định cho phép đánh bắt cá ngừ bằng tàu longline

 |  08:35 25/09/2024

Theo thông cáo báo chí chung từ Blue Marine Foundation và các tổ chức phi chính phủ khác, chính phủ Maldives sẽ không cấp lại giấy phép đánh bắt cá bằng tàu longline, hủy bỏ kế hoạch mở lại nghề cá lần đầu tiên kể từ năm 2010.

Đà tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ tiếp tục chậm lại trong tháng 8

 |  08:26 25/09/2024

(vasep.com.vn) Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng chậm lại trong tháng 8. Giá trị XK trong tháng này chỉ tăng 3%, đạt gần 90 triệu USD. Tính lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch XK đạt gần 648 triệu USD, tăng 19%.

Nghị định điện mặt trời mái nhà chuẩn bị được ban hành

 |  15:47 24/09/2024

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan cần bám sát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch liên quan, để Nghị định áp dụng sẽ tạo sự khác biệt, nổi trội.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC