Nghị định điện mặt trời mái nhà chuẩn bị được ban hành

Chính sách 15:47 24/09/2024
Thủ tướng yêu cầu các cơ quan cần bám sát, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch liên quan, để Nghị định áp dụng sẽ tạo sự khác biệt, nổi trội.

Chiều 23/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Tại cuộc họp, sau khi nghe báo cáo của Bộ Công Thương, ý kiến phát biểu của các đại biểu dự họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện dự thảo Nghị định, trình Chính phủ ban hành trong tuần tới.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về dự thảo Nghị định, quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà.

Thủ tướng yêu cầu Nghị định cần khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản, tự tiêu để phát huy tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về điện mặt trời.

Theo đó, tổ chức, cá nhân đầu tư hệ thống này không dùng hết sẽ được bán lên lưới không quá 20% công suất lắp đặt với mức giá bằng giá trung bình năm trước; mở rộng quy định cho phép giao dịch, mua bán điện mặt trời mái nhà tự dùng tại khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan bám sát tình hình, đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch liên quan khi cần thiết.

Gỡ rào cản “hạn ngạch”

Trước đó tại Diễn đàn “Điện mặt trời mái nhà: Giải pháp chuyển dịch và tiết kiệm năng lượng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức ngày 16/8 tại TPHCM, các chuyên gia năng lượng tái tạo cho biết, điện mặt trời nói chung và điện mặt trời mái nhà nói riêng đã chứng minh là nguồn điện rẻ nhất và dễ thực hiện nhất với hiệu quả công suất đầu ra cao.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho rằng việc phân bổ "hạn ngạch" theo các tỉnh sẽ là một rào cản lớn để họ và người dân tiếp cận nguồn năng lượng quý giá này. Về mặt quản lý hệ thống điện, việc giám sát và điều khiển ĐMTMN từ trung tâm điều độ quốc gia có thể coi là "điểm mù" do chỉ có thể giám sát đến cấp trạm biến áp 110/22 kV trở lên. Trong khi đó, hệ thống ĐMTMN lại ảnh hưởng từ cấp độ lưới điện hạ áp 0,4 kV. Để giải quyết "điểm mù" này, theo kinh nghiệm từ các nước cho thấy cần phân cấp quản lý theo vùng và tăng cường sự tham gia của các công ty điện lực phân phối tỉnh/ thành trong việc kiểm soát nguồn điện mặt trời phân tán.

Do đó theo các doanh nghiệp, chủ đầu tư khu công nghiệp, chúng ta cần mở rộng room công suất tại các địa phương, không giới hạn ở mức 2600MW như trong Quy hoạch điện VIII. Đồng thời cần có quy định về trình tự thực hiện, thủ tục đầu tư, quy hoạch, xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng cháy chữa cháy. Hiện cũng chưa có đánh giá nào về điện năng lượng tái tạo vào hệ thống điện nói chung để đảm bảo an ninh năng lượng.

Bên cạnh đó, cần phải có quy định về tiêu chí lắp đặt, quy mô công suất lắp đặt phù hợp với việc sử dụng của từng nhóm đối tượng (có thể chia ra nhiều nhóm). Đặc biệt cần có định nghĩa về khái niệm “tự dùng”. Định nghĩa lại khái niệm ĐMTMN tự sản tự tiêu thành ĐMTMN tiêu thụ tại chỗ.

ĐMTMN sẽ được khuyến khích phát triển đúng và trúng mục đích, phục vụ cho nền kinh tế xanh và bền vững trong thời gian tới.

Cần chính sách khuyến khích phát triển

Tại diễn đàn, đại diện một doanh nghiệp phát triển ĐMTMN cho biết, cần có chính sách cho phép nhà đầu tư tài chính, quỹ vốn và Công ty đầu tư dự án điện MTMN hợp tác với các KCN, CCN, nhà máy sản xuất và Công ty mua bán điện thứ cấp để đầu tư tiêu thụ ĐMT hoàn toàn tại chỗ, không phát lên lưới. Cần xây dựng và ban hành cơ chế giá điện hai thành phần, thu phí cân bằng lưới để cho phát triển ĐMTMN không giới hạn công suất. Do vậy cần đánh giá, đầu tư đúng mức và minh bạch trong điều hành thì chắc chắn tạo điều kiện cho ĐMTMN nói riêng và các nguồn NLTT khác nói chung.

Chẳng hạn cho phép thuê bên thứ 3 vào đầu tư ĐMTMN và bán lại cho chính chủ ĐMT mái nhà của nhà máy đó. Do hiện tại các nhà máy trong khu chế xuất không có kinh nghiệm về ĐMT, cũng như các chính sách không rõ ràng, đẫn đến lúng túng trong việc đầu tư ĐMTMN. Doanh nghiệp này đề xuất Bộ Công Thương cho phép các chủ đầu tư cho bên thứ 3 vào thuê mái và đầu tư cung cấp ĐMT cho chính doanh nghiệp đó theo hình thức tự sản tự tiêu. Cụ thể như cho phép giao dịch, buôn bán ĐMTMN tự sản, tự tiêu trong phạm vi một khu công nghiệp, khu chế xuất.

Đặc biệt ở góc độ kỹ thuật, một đơn vị phát triển và vận hành hệ thống ĐMT đề xuất, cần quy định rõ hơn về đơn vị công suất, tại Dự thảo Nghị định quy định về ĐMTMN tự sản tự tiêu, như đơn vị công suất đưa ra trong là công suất AC (W) hay công suất lắp đặt DC (Wp), hoặc việc phê duyệt và quản lý công suất lắp đặt là công suất AC hay DC hay cả hai? Chẳng hạn các ngưỡng 100KW hay 100KWp? 1000MW hay 1000KWp? Bởi nếu nếu 1000KW được hiểu là công suất AC (tổng công suất định mức lắp đặt inverter) có cần quy định về công suất tối đa DC là bao nhiêu KWp?

Thực hiện được những điều này, ĐMTMN sẽ được khuyến khích phát triển đúng và trúng mục đích, phục vụ cho nền kinh tế xanh và bền vững trong thời gian tới.

Theo Tập chí diễn đàn doanh nghiệp

TIN MỚI CẬP NHẬT

Nghiên cứu nâng gói tín dụng ưu đãi thủy sản lên 60.000 tỷ đồng

 |  10:04 27/09/2024

(vasep.com.vn) Ngày 08/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2024.

Xuất khẩu phi lê cá minh thái của Mỹ tăng mạnh trong khi surimi vẫn trì trệ

 |  08:28 27/09/2024

(vasep.com.vn) Tháng 7/2024, xuất khẩu phi lê cá minh thái Alaska của Hoa Kỳ đã chứng kiến ​​mức tăng đáng kể theo năm về cả khối lượng và giá trị vào. Tuy nhiên, không thể nói như vậy đối với surimi cá minh thái của Hoa Kỳ.

Giá tôm tháng 9 cao nhất trong nhiều năm tại Thái Lan, Trung Quốc

 |  08:25 27/09/2024

(vasep.com.vn) Giá tôm tại trang trại ở Thái Lan đã tăng lên mức cao nhất kể từ thời điểm này trong năm kể từ năm 2017, trong khi giá ở Trung Quốc cũng tăng. 

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất cá tuyết đông lạnh từ Na Uy

 |  08:24 27/09/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu mới nhất từ Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC) trong tuần 36 (2-8/9), EU đang ngày càng phụ thuộc vào xuất khẩu cá tuyết nuôi tươi từ Na Uy vì Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cá tuyết đông lạnh chủ yếu từ Na Uy trong năm nay.

Tiềm năng tiêu thụ thủy sản tươi sống của Trung Quốc

 |  08:20 27/09/2024

(vasep.com.vn) Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, 8 tháng đầu năm nay nước này NK hơn 2,8 triệu tấn thủy sản, trị giá gần 11,4 tỷ USD, giảm gần 6% về khối lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là nguồn cung cấp lớn thứ 3 cho thị trường Trung Quốc.

Doanh số bán lẻ hải sản tươi sống và đông lạnh của Hoa Kỳ lại giảm

 |  08:22 26/09/2024

Theo báo cáo mới nhất về doanh số bán lẻ thực phẩm của 210 Analytics, người tiêu dùng Mỹ vẫn đang phải vật lộn với giá cả cao và tình hình kinh tế bất ổn.

Pêru: Xuất khẩu hải sản tăng gấp 5 lần nhờ bán bột cá sang Trung Quốc

 |  08:19 26/09/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu do Bộ Sản xuất của Peru công bố, xuất khẩu hải sản của Peru đã tăng đột biến vào tháng 7 năm 2024, tăng gần gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái. 

American Seafoods cáo buộc các nhà sản xuất cá minh thái Nga lách lệnh cấm

 |  08:17 26/09/2024

(vasep.com.vn) Tổng giám đốc điều hành của American Seafoods, Einar Gustafsson, đang kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn chuỗi cung ứng để chống lại tình trạng các sản phẩm bị cấm của Nga được tiếp thị gian lận là có nguồn gốc từ tiểu bang Alaska của Hoa Kỳ.

Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhiều nhất cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh từ Việt Nam

 |  08:12 26/09/2024

(vasep.com.vn) Bên cạnh sản phẩm chủ lực là cá tra phile đông lạnh Việt Nam, người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới cũng ưa chuộng các sản phẩm cá tra khác, trong đó có cá tra nguyên con xẻ bướm đông lạnh mã HS 03032400.

Nga: Giá cá minh thái H&G tăng nhanh do nguồn cung thấp

 |  08:39 25/09/2024

(vasep.com.vn) Giá cá minh thái Nga đã bỏ đầu và moi ruột (H&G) đã tăng hơn 1.200 USD/tấn do nhu cầu trong nước và tình trạng đánh bắt chậm lại.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC