Ngày 7/11, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến của doanh nghiệp và các bên liên quan dự thảo thông tư nêu trên tại TP.HCM.
Quỹ hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải cần được quản lý minh bạch
Thực hiện khoản 5 Điều 85 Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng, hoàn thiện dự thảo thông tư ban hành quy chế nêu trên.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trách nhiệm mở rộng nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) là trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với một loại sản phẩm, hàng hóa được mở rộng tới giai đoạn sản phẩm, hàng hóa đó dược thải bỏ.
Quản lý minh bạch nguồn tiền của doanh nghiệp đóng góp để tái chế, xử lý chất thải. Ảnh: Trần Khánh
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu một số loại sản phẩm, bao bì thì phải có trách nhiệm tái chế. Và doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu một số loại sản phẩm, bao bì thì phải có trách nhiệm xử lý chất thải.Thực hiện trách nhiệm tái chế, doanh nghiệp phải tự tổ chức tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu hoặc đóng góp tài chính để hỗ trợ hoạt động tái chế trong trường hợp không tự tổ chức tái chế.
Đối với trách nhiệm xử lý chất thải, doanh nghiệp phải có trách nhiệm đóng góp tài chính để hỗ trợ xử lý chất thải.
Để thiết lập cơ sở pháp lý cho việc quản lý, sử dụng đóng góp tài chính hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải của nhà sản xuất, nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã giao Vụ Pháp chế chủ trì xây dựng, để trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông tư về quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
Ông Nguyễn Quốc Dũng – Giám đốc Công ty CP Bảo vệ thực vật Sài Gòn, Tổng thư ký Hội doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật Việt Nam cho biết, thông tư cần theo đúng luật và Nghị định 08 về bảo vệ môi trường.
Trách nhiệm của nhà sản xuất, nhập khẩu đối với một loại sản phẩm, hàng hóa được mở rộng tới giai đoạn sản phẩm, hàng hóa đó dược thải bỏ. Ảnh: Trần Khánh
Việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính đóng góp của các doanh nghiệp vào bảo vệ môi trường cần minh bạch để không làm làm ảnh hưởng niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp.
Ông Dũng đề nghị, trong thành phần của Hội đồng EPR Việt Nam, nên có ít nhất 1 đại diện của các hiệp hội doanh nghiệp trong nước cho mỗi ngành hàng chủ lực của kinh tế Việt nam; 1 đại diện của các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, vì đây là 2 nguồn đóng góp tài chính chủ yếu.
"Đồng thời có thêm 1 đại diện cho đơn vị tái chế, 1 đại diện đơn vị xử lý chất thải, và 1 đại diện của VCCI với tư cách là tổ chức xã hội để theo đúng Nghị định 08/2022/NĐ-CP", ông Dũng đề nghị.
Cần mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
Bà Nguyễn Thị Hoài Linh – Giám đốc quốc gia Tổ chức hành động vì môi trường và phát triển (Enda) đề nghị mở rộng đối tượng thụ hưởng từ Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.
Nhiều ý kiến đề nghị mở rộng đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải. Ảnh: Trần Khánh
Bà Linh lấy ví dụ, TP.HCM có lượng cư dân đông. 70% rác thải sinh hoạt của TP.HCM do đội ngũ thu gom rác bán chính thức (khác với khác với công ty môi trường đô thị) thực hiện.
Lực lượng này hoạt động rất lâu ở các đường dây thu gom rác, và công việc đang vận hành rất tốt nhưng không có chính sách, chế độ nào hỗ trợ.
"Họ có thể sử dụng tư cách pháp nhân là hợp tác xã nhưng để thông qua UBND thành phố hỗ trợ nhưng sẽ rất khó khăn. Bộ Tài nguyên và Môi trường cần xem xét hỗ trợ thêm những đối tượng này.
Bà Nguyễn Thị Hồng Minh – Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm minh bạch cho rằng, khi thông tư được ban hành sẽ có rất nhiều cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ xin hỗ trợ.
Những khu vực kinh tế xã hội còn khó khăn như ở nông thôn có nhu cầu rất lớn về xử lý rác thải. Đối tượng hưởng lợi vì thế cần mở rộng và bao quát hơn.
Đồng thời, bà Minh đề nghị hoạt động của Hội đồng EPR Việt Nam nên tổ chức phân cấp; tránh tình trạng chậm trễ giải quyết hồ sơ vì nhu cầu quá lớn, và dễ phát sinh cơ chế xin - cho.
Ông Phan Tuấn Hùng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, nguồn tài chính đóng góp từ nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam sẽ được hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động tái chế sản phẩm, bao bì hoặc xử lý chất thải sinh hoạt.
Nguồn quỹ này sẽ tuân thủ nguyên tắc quản lý, sử dụng minh bạch, hiệu quả và đúng mục đích; tuyệt đối không sử dụng cho mục đích khác ngoài tái chế, xử lý chất thải.
Đây là điểm khác biệt giữa khoản đóng góp tài chính này so với các loại thuế, phí môi trường hiện nay.
Và đây cũng là nguồn tài chính quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế hiện đại, thân thiện môi trường; và là nguồn tài chính bổ sung quan trọng bên cạnh ngân sách địa phương.
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam sẽ góp phần giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt vốn rất búc xúc hiện nay. Ảnh: Trần Khánh
Từ đó, quỹ sẽ góp phần giải quyết vấn đề rác thải sinh hoạt vốn rất búc xúc hiện nay, đặc biệt là các địa bàn có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn.
Ông Phan Tuấn Hùng cho biết, hiện nay các nhà sản xuất, nhập khẩu thuộc đối tượng thực hiện trách nhiệm xử lý chất thải đã đóng hàng trăm tỷ đồng vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.
Để sử dụng hiệu quả, minh bạch nguồn tài chính này, cần thiết phải có quy định của pháp luật điều chỉnh.
Sau khi thông tư này được ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tổ chức giải ngân khoản đóng góp này để hỗ trợ các địa phương thực hiện các hoạt động xử lý chất thải trong năm 2023.
Vụ trưởng Vụ Pháp chế ghi nhận các ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội. Vụ Pháp chế sẽ tổng hợp, nghiên cứu để tiếp thu, hoàn thiện dự thảo thông tư.
Vụ Pháp chế sẽ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông tư vào cuối năm 2022 và dự kiến có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2023.
Bảo Ngọc (Theo Dân Việt)
(vasep.com.vn) Tại Lễ mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỷ USD do VASEP tổ chức ngày 23/12/2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã có bài phát biểu chúc mừng VASEP và các doanh nghiệp thành viên về những thành tựu ấn tượng đã đạt được trong năm 2024. Thứ trưởng cũng nêu ra những yêu cầu đặt ra của ngành thủy sản trong bối cảnh hiện tại. Dưới đây là nội dung bài phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng tại buổi lễ.
Tối 23-12, tại TP HCM, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tổ chức "Lễ Mừng xuất khẩu thủy sản đạt 10 tỉ USD năm 2024".
(vasep.com.vn) Tây Ban Nha được đánh giá là quốc gia dẫn đầu về nuôi trồng thủy sản ở cấp độ châu Âu. Bà Aurora de Blas, Tổng Giám đốc Quản lý Thủy sản và Nuôi trồng Thủy sản, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động này đối với nền kinh tế Tây Ban Nha, góp phần tạo việc làm và đảm bảo an ninh lương thực.
(vasep.com.vn) Giá đấu giá cá tuyết cod và cá haddock chưa rút ruột tại Iceland đang giảm trong tuần 51 (16-22/12/2024) trong bối cảnh khối lượng bán ra ổn định trong tuần cuối cùng trước Giáng sinh.
(vasep.com.vn) Theo Hội đồng Hải sản Na Uy (NSC), giá xuất khẩu cá trích đông lạnh nguyên con của Na Uy đã giảm trong 2 tuần đầu tháng 12/2024 (tuần 49 và 50/2024), trong khi giá phi lê cá trích tăng vào tuần 49 rồi lại giảm vào tuần 50.
(vasep.com.vn) Hiệp hội Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Honduras (Andah) dự báo năm 2024 sẽ kết thúc với khối lượng xuất khẩu đạt từ 62,5 đến 63 triệu pound tôm, thu về khoảng 220 triệu USD.
(vasep.com.vn) Tính đến hết tháng 11/2024, xuất khẩu hải sản của Việt Nam đạt 3,7 tỷ USD. XK các nhóm sản phẩm đều tăng so với cùng kỳ, trừ nhóm các sản phẩm mực. XK sang các thị trường chính cũng đều tăng so với cùng kỳ.
Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.
(vasep.com.vn) Cua tuyết sống ngày càng được quan tâm tại các thị trường châu Á, và việc tiếp cận thị trường Trung Quốc mang lại tiềm năng to lớn cho các nhà xuất khẩu Na Uy.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn