Đọc báo cáo hoạt động ngành tôm 2016-2021

TS. Hồ Quốc Lực 08:40 04/01/2022 Kim Thu
Văn phòng VASEP vừa phát hành quyển BÁO CÁO NGÀNH TÔM 2016-2021 VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2025, dầy trên 90 trang. Tôi đọc nhiều lần, cảm nhận đây là một quyển tư liệu được biên tập khá công phu, với rất nhiều thông tin thiết thực lẫn những nhận định triển vọng khá phù hợp, nên tôi cảm thấy cần thiết góp thêm chút sức quảng bá BÁO CÁO này để các bạn đang tham gia chuỗi giá trị con tôm thêm chút hành trang cần thiết cho bước đường thiên lý không ít gian nan của mình.

Qua BÁO CÁO NGÀNH TÔM 2016-2021 VÀ DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2025, VASEP đã cập nhật tổng hợp các thông tin, trước hết là vị trí tôm Việt trên thương trường quốc tế. Từ năm 2015 về trước, Việt Nam từng là nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tôm Ấn Độ đã trỗi dậy mạnh mẽ từ năm 2015, tôm Ecuador đột phá từ năm 2018, khiến tôm Việt đang xếp thứ ba mà thôi, nhưng tỉ trọng top 3 này không chênh lệch nhiều. Cụ thể trong 26-28 tỷ USD giá trị nhập khẩu tôm toàn thế giới hàng năm, Ấn Độ chiếm 15,7%, Ecuador chiếm 14% và Việt Nam chiếm 13,6%. Điểm đáng kể là sự vươn mình ngành tôm hai nước nói trên ít nhiều gắn liền sự phát triển công nghệ chế tạo thiết bị đông lạnh của các doanh nghiệp Việt Nam ta. Điểm này là tôi ghi thêm để tham khảo.

Về sản xuất của mình, diện tích nuôi tôm cả nước trên 740.000 hecta. Trong 5 năm qua hàng năm diện tích nuôi tôm tăng nhẹ 1,5%. Về sản lượng đạt trên 900.000 tấn/năm, tập trung ở miền Tây, trên 80%. Tôm sú Việt Nam đứng đầu thế giới, trên 250.000 tấn. Sản lượng tôm tăng mạnh đạt 10%/năm. Yếu tố này chứng minh sự cải thiện quy trình nuôi liên tục, có năng suất cao hơn hẳn. Qua đó kim ngạch xuất khẩu tăng 5%/năm, dù có năm trồi, năm sụt. Kim ngạch xuất khẩu tăng cùng chiều với sản lượng nuôi, nhưng cũng đáng nêu ra ở đây vì cùng giai đoạn, kim ngạch xuất khẩu tôm của Trung Quốc và Thái Lan đã giảm khá mạnh, trên 20%.

Trong lĩnh vực nuôi, tuy còn nhập khẩu tôm bố mẹ, nhưng đã tự chủ tôm bố mẹ thẻ chân trắng khoảng 10% và tôm bố mẹ sú chủ yếu do gia hóa trong nước. Ở lĩnh vực nuôi, tôi mạn phép chen thêm chút thông tin về dịch bệnh nuôi tôm. Giai đoạn 2010-2015 bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) hoành hành, giai đoạn sau đó bệnh vi bào tử (EHP) diễn ra trên diện rộng và kéo dài hiện nay.

Trong lĩnh vực chế biến, sự phân chia sản phẩm chế biến (HS16) và sản phẩm tươi, thô (HS03) không có tiêu chí rõ ràng. Qua thống kê cho thấy sản phẩm tôm chế biến chỉ đạt quá nửa lượng xuất khẩu, và sản phẩm tôm xuất sang Trung Quốc chủ yếu là tươi (sú nguyên con, lặt đầu). Nhưng trong thực tế, dù là sản phẩm chế biến hay tươi, sản phẩm tôm Việt đều được ưa chuộng do mẫu mã đẹp, chất lượng ổn định và đồng đều hơn. Tóm lại, đẳng cấp chế biến tôm Việt cao hơn hẳn, nằm trong top dẫn đầu.

Các thị trường chính tiêu thụ tôm Việt là Hoa Kỳ (20-23%), Nhật Bản (16-18%), EU (15-20%), Trung Quốc (13-15%), Hàn Quốc (9-10%). Tôm Việt Nam có thứ hạng cao ở các thị trường lớn như số 1 ở Nhật Bản, số 2 ở EU, số 5 ở Hoa Kỳ, số 4 ở Trung Quốc, số 1 ở Hàn Quốc, số 1 ở Úc.  Hiện nay tôm thẻ chân trắng tiêu thụ nhiều ở Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Tôm sú tiêu thụ mạnh ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hoa Kỳ.   

Kim ngạch xuất khẩu tôm khoảng 3,8 tỷ USD/năm, đứng thứ ba thế giới sau Ấn Độ và Ecuador. Kim ngạch xuất khẩu tôm chiếm khoảng 45% tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu. Kim ngạch tôm sú chỉ chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm.

Các doanh nghiệp tôm có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam là Minh Phú, Stapimex, Sao Ta, VinaCleanfood, Taika, Utxi.

Về triển vọng 5 năm tới, BÁO CÁO đã ghi đến năm năm 2025 đạt kim ngạch xuất khẩu tôm 5,6 tỷ USD, tăng trưởng 9% hàng năm. Theo tôi, VASEP đưa ra nhận định này hoàn toàn có cơ sở. Năm năm qua, tăng trưởng 5%/năm; lạc quan về khả năng tăng tốc của ngành đưa ra 9% là chỉ tiêu phấn đấu đầy vất vả. Năm 2017 có nhận định về khả năng đạt 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2025. Những những diễn biến phức tạp thời gian qua, cho thấy mức phấn đấu này là quá tầm, không phù hợp. Cụ thể về sản phẩm, chắc chắn các doanh nghiệp tôm sẽ linh hoạt thâm nhập từng thị trường theo lợi thế của mình và hạn chế thế mạnh của đối thủ. Như tập trung bán vào Trung Quốc tôm sú nguyên con cỡ lớn, tôm sống luộc; là những mặt hàng người Trung yêu chuộng và ít đối thủ. Hạn chế khuếch trương bán tôm tươi IQF vào Hoa Kỳ; mà tập trung tôm luộc, tôm ring, tôm chiên, tôm bao bột…. do mặt hàng tôm tươi IQF là thế mạnh của Ecuador và Ấn Độ vì giá của họ rất rẻ. Ở Nhật Bản tập trung vào các sản phẩm đòi hỏi chế biến cầu kỳ, mẫu mã đẹp bởi sẽ phù hợp tính cần cù, chăm chỉ của lao động Việt. Ở EU, dĩ nhiên cũng cần phát triển dòng sản phẩm chế biến, bởi tôm tươi Ecuador đang chiếm thị phần hàng đầu ở đây.

Về thị trường, xác định duy trì và giữ vững các thị trường chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Song song coi trọng thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Úc, Canada… Tuy nhiên, hàng năm, thị trường nào dẫn đắt sẽ tùy thuộc tình hình cụ thể. Bởi ở các thị trường chính, lớn thì tôm Việt vẫn còn những hạn chế nhất định. Dẫn chứng như vụ kiện chống bán phá gía tôm nước ấm vào Hoa Kỳ vẫn còn hiệu lực, hàng năm cần có sự thương lượng hai bên để duy trì mức thuế đang có là 0%, khi còn vụ kiện là rủi ro vẫn chưa chấm dứt. Hàng bán vào Nhật Bản phải kiểm tra toàn bộ lô các hàng với không ít tiêu chí sinh, hóa. Hàng vào EU còn hạn chế bởi cơ sở nuôi đạt chuẩn chất lượng thị trường này là ASC vẫn còn quá thấp. Những yếu tố này là thách thức không nhỏ cho sự tăng tốc ngành tôm thời gian tới.

Đọc lướt một lần BÁO CÁO sẽ chưa cảm nhận hết thông tin hữu ích, tôi đã đọc nhiều lần. Tôi thấy đây là thông tin bổ ích, cần nắm giữ. Tôi mạn phép gởi lời cám ơn Ban biên tập. Tôi ghi thêm ở cuối bài về suy nghĩ của mình. Sự năng động, linh hoạt lẫn cần cù, chịu khó của các thành viên trong chuỗi giá trị con tôm chúng ta là một tài sản, một lợi thế quý báu để ngành tôm bức phá trong các năm tới. Chẳng những sẽ đạt vượt mức chỉ tiêu đề ra mà còn đưa ngành tôm Việt vượt qua hai đối thủ lớn, vươn lên hàng đầu thế giới trong tương lai gần thôi.

TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN

Chi tiết hơn về Báo cáo ngành hàng tôm, 2016-2021, dự báo tới năm 2025. 

TIN MỚI CẬP NHẬT

Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT

 |  10:44 08/05/2024

Ngày 16/4/2024, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến đã ký ban hành Quyết định 1213/QĐ-BNN-TS về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực thủy sản thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ NN&PTNT.

Seychelles và Comoros ký thỏa thuận chống đánh bắt IUU tại khu vực EEZ

 |  08:42 08/05/2024

(vasep.com.vn) Seychelles và Comoros đã ký một thỏa thuận nhằm cải thiện mối quan hệ trong nghề cá nhằm chống lại hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU).

QĐ.Marshall phê chuẩn thỏa thuận của Liên hợp quốc về chống đánh bắt IUU

 |  08:40 08/05/2024

(vasep.com.vn) Quần đảo Marshall đã phê chuẩn thỏa thuận của Liên hợp quốc về chống đánh bắt cá bất hợp pháp.

Infographic: Xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam 3 tháng đầu năm 2024

 |  08:37 08/05/2024

(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu chả cá và surimi của Việt Nam tháng 3/2024 tiếp tục sụt giảm. Tính lũy kế 3 tháng đầu năm 2024, kim ngạch mặt hàng này đạt 57 triệu USD, giảm 8% so với cùng kỳ năm 2023.

Chống khai thác IUU: Hãy cùng hành động để sớm gỡ “Thẻ vàng”

 |  10:06 07/05/2024

Dự kiến cuối tháng 5 này, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ tới Việt Nam kiểm tra lần 5 về công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Do vậy, từ đây đến đó là thời điểm quyết định để gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam. Phóng viên Báo SGGP đã trao đổi với Bộ NN-PTNT cùng lãnh đạo của một số địa phương liên quan xung quanh vấn đề này.

Khám phá ẩm thực toàn cầu tại THAIFEX - Anuga Asia 2024

 |  09:08 07/05/2024

THAIFEX - Anuga Asia 2024, hội chợ hàng đầu trong lĩnh vực Thực phẩm và Đồ uống (F&B) tại châu Á, sẽ mở cửa với số lượng công ty tham dự trưng bày kỷ lục. Sự kiện sẽ diễn ra từ ngày 28/05 đến 01/06/2024, tại trung tâm triển lãm IMPACT Muang Thong Thani ở Bangkok, Thái Lan.

Avanti, Devi, Sandhya Aqua dẫn đầu về doanh thu tôm tại Ấn Độ

 |  09:07 07/05/2024

(vasep.com.vn) Theo dữ liệu từ đơn vị tư vấn Shrimp Insights về ngành tôm của Ấn Độ, Avanti Feeds, Devi Sea Foods và Sandhya Aqua là ba nhà sản xuất tôm và thức ăn chế biến lớn nhất Ấn Độ theo doanh thu.

Báo cáo của Ủy ban châu Âu về đánh bắt IUU và thành tựu 2020 - 2023

 |  09:03 07/05/2024

(vasep.com.vn) Ủy ban châu Âu đã công bố báo cáo giai đoạn 2020 - 2023 về các hoạt động ngăn ngừa, ngăn chặn và loại bỏ hoạt động đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), trong đó nêu rõ thành tựu quan trọng là Quy định IUU sửa đổi, được thông qua trong khuôn khổ sửa đổi hệ thống kiểm soát nghề cá của EU.

Bến Tre kiên quyết không cho 399 tàu “3 không” ra khơi để thực hiện IUU

 |  08:54 07/05/2024

Hiện nay, các ngành các cấp ở tỉnh Bến Tre tiếp tục thực hiện quyết liệt công tác phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không quy định (IUU) và công tác chuẩn bị đón Đoàn thanh tra EC lần thứ 5.

Giải pháp cho vấn đề nguồn nước vùng ĐBSCL

 |  16:14 06/05/2024

Có lẽ chưa lúc nào vấn đề nguồn nước cho vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được quan tâm như gần một thập niên qua. Trong tám năm, kể từ 2016, mùa mưa lũ nông dân lo âu khi những kỳ nước nổi mênh mông kéo dài dường như chỉ còn trong ký ức; tới mùa khô, nhiều địa phương ven biển nháo nhào vét những dòng nước ngọt hiếm hoi còn sót; các đoạn sạt lở, sụt lún tiếp tục gia tăng, chưa biết chừng nào giảm bớt con số báo động.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC