Doanh nghiệp thủy sản chuẩn bị trước cho mùa tiêu thụ cuối năm

Xuất nhập khẩu 09:33 12/09/2023 Thu Hằng
(ĐTCK) Việt Nam, Nga, Ecuador… có cơ hội cao nhất gia tăng xuất khẩu thuỷ sản vào Trung Quốc, bởi nước này vừa cấm nhập khẩu thuỷ sản từ Nhật Bản.

Người tiêu dùng lo ngại thủy sản của Nhật Bản

Trung Quốc đã cấm nhập khẩu tất cả các loại thuỷ sản từ Nhật Bản do lo ngại về nguy cơ ô nhiễm phóng xạ. Hàn Quốc, nước láng giềng của Nhật Bản chưa có phản ứng, nhưng người dân nước này có dấu hiệu tích trữ muối và hạn chế sử dụng hải sản có nguồn gốc từ xứ sở Hoa anh đào cũng như các vùng biển lân cận.

Theo dữ liệu từ Japan’s Fisheries Agency, năm 2022, Nhật Bản chủ yếu xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Mỹ, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Thái Lan. Trong đó, 3 thị trường lớn nhất là Trung Quốc chiếm 22,5%, Hồng Kông (Trung Quốc) chiếm 19,5%, Mỹ chiếm 13,9%.

Đối với thị trường nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc trong năm 2022, Ecuador là quốc gia được nhập khẩu nhiều nhất, lên tới 3,56 tỷ USD, tăng 63% so với năm 2021; tiếp theo là Nga với 2,76 tỷ USD, tăng 48%; Việt Nam với 1,7 tỷ USD; Ấn Độ với 1,26 tỷ USD.

Như vậy, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất của Nhật Bản, nhưng Nhật Bản không nằm trong tốp những thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Trung Quốc. Theo số liệu của Hải quan Trung Quốc, trong 7 tháng đầu năm 2023, nước này chi khoảng 299 triệu USD để nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản. Năm ngoái, trong tổng kim ngạch thuỷ sản 19,13 tỷ USD được Trung Quốc nhập khẩu, nguồn cung từ Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 3%.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn và trung hạn, khi chưa rõ tác động môi trường tới chất lượng thuỷ sản của Nhật Bản và các khu vực lân cận, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… có khả năng đẩy mạnh nhập khẩu thuỷ sản từ các nước khác, trong đó có Việt Nam.

Kỳ vọng nhóm xuất khẩu thuỷ sản hưởng lợi

Trước cơ hội trên, nhóm cổ phiếu thủy sản có diễn biến tăng giá, nhất là khi nhiều hội nhóm và diễn đàn chứng khoán hô hào mua vào.

Thống kê từ ngày 23/8 đến 28/8, nhóm 5 cổ phiếu thủy sản tăng trung bình 7,4%, cao hơn mức tăng của chỉ số VN-Index là 2,5%. Trong đó, cổ phiếu ANV của Công ty cổ phần Nam Việt tăng 8,4%, cổ phiếu VHC của Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn tăng 8,6%, cổ phiếu IDI của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia (I.D.I) tăng 9,3%, cổ phiếu FMC của Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta tăng 5,9%, cổ phiếu MPC của Công ty cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú tăng 4,9%.

Có 7 sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đang được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc là tôm, cua, cá hồi, mực, cá minh thái, cá tuyết và cá tra.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong nhóm sản phẩm của các công ty thuỷ sản niêm yết, đa phần là các sản phẩm nuôi, thay vì đánh bắt. Trong đó, Nam Việt, Vĩnh Hoàn và I.D.I có sản phẩm chủ lực là cá tra, còn Thực phẩm Sao Ta và Thuỷ sản Minh Phú chủ yếu sản xuất và chế biến tôm. Ngược lại, các nhóm đánh bắt mực, cá ngừ, cua biển, ghẹ… thuộc về các doanh nghiệp chưa niêm yết. Vì vậy, nhóm doanh nghiệp hưởng lợi trực tiếp từ cơ hội tăng cường xuất khẩu thủy sản vào Trung Quốc là chưa rõ ràng và nhà đầu tư không dễ đầu tư vào nhóm này.

Theo các số liệu thống kê, Trung Quốc (Trung Quốc đại lục và Hồng Kông) hiện là thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất của Việt Nam, với 716 triệu USD trong 6 đầu năm nay, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc bao gồm tôm, cua, cá hồi, mực, cá minh thái, cá tuyết và cá tra.

Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch Hội đồng quản trị Thực phẩm Sao Ta cho biết, Trung Quốc là công xưởng của thế giới. Trong lĩnh vực thuỷ sản, Trung Quốc thực hiện gia công chế biến cho nhiều quốc gia, bao gồm Nhật Bản. Nếu Trung Quốc ngừng nhập khẩu toàn bộ, kể cả hàng gia công từ Nhật Bản, thì Việt Nam sẽ là điểm đến tốt nhất cho hàng gia công từ Nhật Bản. Ngoài ra, việc xả thải nước nhiễm phóng xạ ra biển dù đã qua xử lý nhưng một bộ phận người tiêu dùng Nhật Bản vẫn sẽ e ngại sản phẩm thuỷ sản nội địa, ngành tôm Việt Nam có cơ hội tăng trưởng (riêng cá tra, mức tiêu thụ ở Nhật Bản chưa nhiều, vì người dân ưa chuộng đồ biển hơn).

Doanh nghiệp chuẩn bị trước cho mùa tiêu thụ cuối năm

Trong chu kỳ kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất thường tăng lượng tồn kho khi dự báo nhu cầu tiêu thụ sẽ tăng và hoạt động kinh doanh thuận lợi. Ngược lại, khi kinh doanh khó khăn, doanh nghiệp có xu hướng giảm hàng tồn kho, bảo vệ dòng tiền.

Mặc dù cùng kinh doanh lao dốc trong nửa đầu năm 2023, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có động thái tích trữ nguyên liệu và kỳ vọng vào sức tiêu thụ cuối năm sẽ hồi phục.

Ông Lê Văn Quang, Tổng giám đốc Thuỷ sản Minh Phú nhận định, giai đoạn cuối năm với các lễ hội, Noel, sau đó là Tết Nguyên đán ở châu Á sẽ giúp mức tiêu thụ tôm gia tăng, trong khi hàng tồn kho của các nhà bán lẻ đã giảm và phải nhập thêm. Trong khi đó, nguồn cung thủy sản suy giảm do hiện tượng EI Nino gây thiệt hại khoảng 30% vùng nuôi tôm tại Ecuador. Tại Việt Nam, những tháng đầu năm nay, do giá tôm đi xuống nên người dân giảm 30 - 50% lượng ao nuôi, ảnh hưởng đến lượng cung giai đoạn cuối năm.

Báo cáo tài chính bán niên 2023 của nhóm doanh nghiệp thuỷ sản cho thấy, hàng tồn kho nhìn chung ở mức cao so với đầu năm, sẵn sàng cho mùa kinh doanh sắp tới.

Cụ thể, thời điểm cuối quý II/2023, hàng tồn kho của Vĩnh Hoàn tăng 1.109,5 tỷ đồng so với đầu năm, lên 3.927 tỷ đồng và chiếm 32,3% tổng tài sản. Tương tự, Nam Việt tăng 289,3 tỷ đồng hàng tồn kho, lên 2.622,6 tỷ đồng và chiếm 47,8% tổng tài sản; I.D.I tăng 26,2 tỷ đồng hàng tồn kho, lên 1.561,7 tỷ đồng và chiếm 18,8% tổng tài sản; Thực phẩm Sao Ta tăng 356,9 tỷ đồng hàng tồn kho, lên 1.286 tỷ đồng và chiếm 40,2% tổng tài sản; Thuỷ sản Minh Phú tăng 560,2 tỷ đồng hàng tồn kho, lên 5.607,5 tỷ đồng và chiếm 53,7% tổng tài sản.

Theo ông Hồ Quốc Lực, giá tôm đi xuống giai đoạn đầu năm nay dẫn tới việc bà con giảm lượng thả nuôi, ước tính nguồn cung nguyên liệu tôm cuối năm có thể giảm trên 30%, điều này hỗ trợ giá tôm gần đây có diễn biến tăng sau khi chạm đáy vào tháng 7/2023. Kỳ vọng, kết quả kinh doanh của Thực phẩm Sao Ta sẽ ghi nhận sự cải thiện theo từng tháng trong giai đoạn cuối năm 2023.

Tuy nhiên, một số chuyên gia tài chính dự báo, để xử lý lượng tồn kho lớn, các doanh nghiệp thủy sản có thể phải tiếp tục hạ giá bán, điều này sẽ thu hẹp biên lợi nhuận. Đây chính là rủi ro của việc cải thiện doanh số nhưng hiệu quả kinh doanh không dễ cải thiện.

Theo Tin nhanh Chứng khoán

doanh nghiep thuy san vinh hoan xk ca tra cuoi nam

TIN MỚI CẬP NHẬT

Việt Nam cần tranh thủ sự ủng hộ để sớm gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU

 |  08:51 13/05/2024

Việt Nam cần triển khai quyết liệt, hiệu quả các biện pháp chống khai thác IUU, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ của các bên liên quan để sớm gỡ cảnh báo thẻ vàng.

Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia có nghề cá phát triển bền vững

 |  08:40 13/05/2024

Đây là tầm nhìn đến năm 2050 được đặt ra trong Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Nhập khẩu cá rô phi tươi của Mỹ giảm 20%

 |  08:25 13/05/2024

(vasep.com.vn) Trong tháng 3/2024, nhập khẩu philê cá rô phi tươi của Mỹ giảm 20% xuống còn 1.784 tấn, mức thấp nhất trong 12 năm, mặc dù tháng 3 lẽ ra là tháng cao điểm tiêu thụ cá vì vào mùa Chay. NK từ các nguồn cung Honduras, Mexico và Costa Rica tiếp tục sụt giảm. Tuy nhiên, nhập khẩu tăng từ Brazil và Colombia.

Tháng 4/2024: Nhiều mặt hàng thủy sản có “tín hiệu xanh”

 |  08:20 13/05/2024

(vasep.com.vn) XK thủy sản tháng 4/2024 đạt 770 triệu USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm ngoái. XK cá ngừ, cá tra, cua ghẹ, nhuyễn thể có vỏ các loại đều ghi nhận tăng trưởng dương. Tuy nhiên, XK tôm tương đương tháng 4/2023 và XK mực-bạch tuộc và một số loài cá biển khác vẫn thấp hơn so với cùng kỳ. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024, XK thủy sản đạt tổng cộng 2,7 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhiều yếu tố kìm hãm đà phục hồi xuất khẩu surimi Việt Nam

 |  09:12 10/05/2024

(vasep.com.vn) Tháng 3/2024, XK chả cá và surimi của Việt Nam vẫn tiếp tục sụt giảm. Giá trị XK nhóm sản phẩm này chỉ đạt gần 20 triệu USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước. Tính lũy kế 3 tháng đầu năm, kim ngạch XK đạt gần 57 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2023.

Cổ phiếu tôm bật tăng “tanh tách” sau tin Hoa Kỳ xem xét công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường

 |  09:05 10/05/2024

Trên thị trường chứng khoán cổ phiếu ngành tôm sáng 9/5 bật tăng mạnh với VHC của Thủy sản Vĩnh Hoàn tăng kịch trần; FMC của Thực phẩm Sao Ta cũng tăng 5,6%; MPC của Thủy sản Minh Phú tăng 4,9%...

Doanh nghiệp tôm 'hân hoan' tăng lợi nhuận, cá tra 'ngậm ngùi' giảm doanh số

 |  09:03 10/05/2024

Quý đầu năm 2024 ghi nhận sự biến động trái chiều về doanh thu lẫn lợi nhuận của doanh nghiệp tôm và cá tra.

Reuters: Mỹ cân nhắc công nhận Việt Nam là "nền kinh tế thị trường"

 |  09:00 10/05/2024

VTV.vn - Trang Reuters mới đây đưa tin, Bộ Thương mại Mỹ đang tiến hành đánh giá về việc có đưa Việt Nam lên địa vị "nền kinh tế thị trường" hay không.

Brazil tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam trong quý đầu năm nay

 |  08:46 09/05/2024

(vasep.com.vn) QI/2024, XK cá tra Việt Nam sang thị trường Brazil đạt gần 28 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm 2023.

Đầu tư sản phẩm chế biến, thủy sản Việt Nam nâng sức cạnh tranh

 |  08:44 09/05/2024

Nhờ đầu tư sản phẩm chế biến sâu, thủy sản Việt Nam vẫn đứng vững, thậm chí chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ.

VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội

Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO

Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu

Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn

Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh

Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn

VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn

© Copyright 2020 - Mọi hình thức sao chép phải được sự chấp thuận bằng văn bản của VASEP

DANH MỤC