Nhu cầu thủy sản chuyển dịch từ tươi sống sang đông lạnh
Theo Bộ Công Thương, dịch COVID-19 giai đoạn đầu khiến cho hoạt động thương mại thủy sản của thế giới bị gián đoạn ở những nơi và địa điểm nhất định trong khâu vận tải. Song đến cuối năm 2020 và đến nay hoạt động vận tải đã thích nghi được với những yêu cầu mới về phòng chống dịch nên không bị ách tắc.
Xuất khẩu thủy sản ở Ấn Độ và một số nơi tại Đông Nam Á bị gián đoạn do thiếu lao động hoặc bị giãn cách... khiến cho hoạt động chế biến sản xuất bị ảnh hưởng.
Thị trường thủy sản toàn cầu năm 2020 giảm khá mạnh so với năm 2019 do dịch COVID-19, ước đạt 165 tỷ USD, giảm 5% so với năm 2019.
Thương mại thủy sản năm 2021 của thế giới tiếp tục phụ thuộc vào diễn biến của dịch COVID-19 và một số yếu tố như các FTA song phương và đa phương có hiệu lực...
Dịch COVID-19 đã khiến cho xu hướng tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản thế giới thay đổi.
Người tiêu dùng giảm tiêu dùng những sản phẩm thủy sản tươi sống ở nhà hàng, lễ hội, tăng tiêu dùng thủy sản đông lạnh, chế biến sẵn, tiện dụng và có mức giá phù hợp trong bối cảnh giãn cách xã hội và phòng chống dịch.
Xu hướng này sẽ tiếp tục kéo dài cho tới cuối năm 2021, khi các thị trường tiêu thụ thủy sản lớn là Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc kiểm soát tốt dịch COVID-19.
Chuyển dịch cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam nửa đầu năm 2021
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2020 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 2,025 triệu tấn với trị giá 8,41 tỷ USD, giảm 3,9% về lượng và giảm 1,51% về trị giá so với năm 2019.
Kết quả xuất khẩu thủy sản năm 2020 không đạt được như kế hoạch song đây cũng là kết quả khả quan trong một năm cả thế giới phải chịu những tác động xấu từ dịch COVID-19.
Dịch COVID-19 làm nhu cầu nhập khẩu thủy sản của các thị trường giảm, song xuất khẩu thủy sản của Việt Nam tới các thị trường lớn như EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản trong năm 2020 chỉ giảm nhẹ so với năm 2019.
Trong khi xuất khẩu thủy sản tới những thị trường lớn như Mỹ, Nga, Anh, Australia, Canada tăng mạnh so với năm 2019.
Sự chủ động chuyển dịch cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu tới từng thị trường tiếp tục được các doanh nghiệp thực hiện trong những tháng đầu năm 2021.
Mặc dù dịch COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng nhất định ở Việt Nam, xuất khẩu thủy sản của cả nước 7 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,16 triệu tấn, trị giá 5 tỷ USD, tăng 11% về lượng và tăng 13% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó xuất khẩu thủy sản tới hầu hết các thị trường lớn đều đạt kết quả tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2020, chỉ riêng xuất khẩu thủy sản tới thị trường Trung Quốc giảm.
Thị trường ưu tiên tôm cỡ trung bình
Đối với tôm, đây là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, chiếm 42% tổng trị giá xuất khẩu thủy sản cả nước trong nửa đầu năm 2021.
Những sản phẩm tôm thẻ chân trắng, tôm sú cỡ trung bình đông lạnh được đẩy mạnh xuất khẩu do nhu cầu những mặt hàng này trong bối cảnh chống dịch COVID-19 trên thế giới tăng cao.
Các doanh nghiệp cũng đã chủ động thay đổi cơ cấu sản phẩm tôm cho phù hợp từng thị trường xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm tháng 7 chiếm 27% về lượng và chiếm 51% về trị giá xuất khẩu thủy sản, đạt 46,5 nghìn tấn với trị giá 437 triệu USD, tăng 11% về lượng và tăng 13,5% về trị giá so với tháng 7/2020.
Các thị trường đang được đẩy mạnh xuất khẩu tôm là Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Cá tra đẩy mạnh ở thị trường truyền thống
Cá tra là sản phẩm thủy sản rất phù hợp với nhu cầu tiêu dùng trong bối cảnh chống dịch COVID-19 do là hàng đông lạnh dễ bảo quản, dễ chế biến và tiện dụng ở nhà, đặc biệt là có mức giá rất cạnh tranh so với các sản phẩm cá thịt trắng khác trên thị trường thế giới.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam cũng đã chuyển dịch thị trường cung ứng trong giai đoạn những tháng đầu năm 2021 là đẩy mạnh xuất khẩu cá tra tới các thị trường lớn và truyền thống như Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nga... hơn là xuất khẩu tới những thị trường "khó tính" như EU...
Tính chung 7 tháng đầu năm 2021 cá tra của Việt Nam được xuất khẩu tới 96 thị trường và hai khu vực thị trường ASEAN và EU với 447 nghìn tấn, trị giá 909 triệu USD, tăng 11% về lượng và tăng 15% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Ngoài ra xuất khẩu các sản phẩm thủy sản khác như cá ngừ, chả cá, cá khô và nghêu cũng được đẩy mạnh xuất khẩu trong giai đoạn 7 tháng đầu năm 2021 do nhu cầu thế giới tăng cao.
(vasep.com.vn) Giá cá tuyết và cá haddock Atlantic H&G đông lạnh từ Nga và Na Uy trong tuần 45 của năm 2024 (từ ngày 4 đến 10 tháng 11) đã tăng từ 54% đến 140% so với tuần 52 của năm 2023 (từ ngày 25 đến 31 tháng 12). Đây là tuần sau khi Tổng thống Mỹ Joseph Biden ban hành lệnh hành pháp (EO) 14114 mở rộng lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Nga, bao gồm cả các sản phẩm chế biến tại các quốc gia thứ ba như Trung Quốc.
(vasep.com.vn) Một liên minh các hội đồng cố vấn nghề cá châu Âu đã thông qua đề xuất cấm khai thác biển sâu, với lý do thiếu bằng chứng cho thấy hoạt động này sẽ không gây hại cho sinh vật biển và hệ sinh thái.
Thời gian qua, với việc giải quyết các vấn đề môi trường, ngành thủy sản phải đối mặt với không ít hạn chế và thách thức.
(vasep.com.vn) Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Quản lý Thủy sản Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC), diễn ra từ ngày 28 tháng 11 đến 3 tháng 12 năm 2024 tại Fiji, các nhà quản lý thủy sản sẽ bàn về việc tăng cường giám sát và áp dụng các biện pháp bảo tồn để duy trì tính bền vững cho ngành thủy sản cá ngừ, ngành có giá trị và sản lượng lớn nhất thế giới. Khu vực Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPO) chiếm 51% sản lượng cá ngừ toàn cầu, và WCPFC đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý nguồn lợi thủy sản tại khu vực này.
(vasep.com.vn) Tháng 10, giá trị xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt mức cao nhất kể từ đầu năm 2024. Tính luỹ kế 10 tháng đầu năm 2024, giá trị XK cá ngừ tăng 19%, đạt 821 triệu USD. XK cá ngừ sang các thị trường chính hiện đều tăng so với cùng kỳ.
(vasep.com.vn) Các DN XK cá rô phi Trung Quốc khẳng định sẽ quyết tâm bám trụ ở thị trường Mỹ bất chấp mối đe dọa áp thuế 60% từ Chính quyền Trump. Tuy nhiên, điều này có dễ dàng khi ngành này đang chịu áp lực ngày càng lớn do căng thẳng thương mại kéo dài và thuế NK sẽ tác động đến hàng loạt các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng?
(vasep.com.vn) Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) đang kêu gọi các nhà cung cấp tham gia đấu thầu hơn một triệu pound hải sản Thái Bình Dương khai thác tự nhiên cho các chương trình thực phẩm trong nước năm 2025.
(vasep.com.vn) Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch XK cá tra tháng 10/2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10/2023. Lũy kế XK cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.
(vasep.com.vn) Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục tăng trong tháng 10/2024. Nhờ đó, tính đến hết tháng 10/2024 giá trị xuất khẩu tăng 11% so với cùng kỳ, đạt hơn 8,2 tỷ USD. Xuất khẩu các nhóm sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đều tăng so với cùng kỳ, trừ mực và bạch tuộc.
(vasep.com.vn) Chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ đang tạo nên làn sóng lan rộng trong ngành vận tải container và được coi là một trở ngại tiềm tàng đối với thương mại quốc tế.
VASEP - HIỆP HỘI CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký Hiệp hội
Đơn vị vận hành trang tin điện tử: Trung tâm VASEP.PRO
Trưởng Ban Biên tập: Bà Phùng Thị Kim Thu
Giấy phép hoạt động Trang thông tin điện tử tổng hợp số 138/GP-TTĐT, ngày 01/10/2013 của Bộ Thông tin và Truyền thông
Tel: (+84 24) 3.7715055 – (ext.203); email: kimthu@vasep.com.vn
Trụ sở: Số 7 đường Nguyễn Quý Cảnh, Phường An Phú, Quận 2, Tp.Hồ Chí Minh
Tel: (+84) 28.628.10430 - Fax: (+84) 28.628.10437 - Email: vasephcm@vasep.com.vn
VPĐD: số 10, Nguyễn Công Hoan, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
Tel: (+84 24) 3.7715055 - Fax: (+84 24) 37715084 - Email: vasephn@vasep.com.vn